Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 14/2/2014.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt tại Bắc Kinh để tiến hành những cuộc thảo luận nhằm thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc gây sức ép để đòi đồng minh của họ là Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Theo tường thuật của các thông tín viên đài VOA tại Trung Quốc, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng sẽ thảo luận về những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ngoại trưởng Kerry bắt đầu chuyến công du Trung Quốc với cuộc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ông cũng hội kiến các nhân vật lãnh đạo khác của Trung Quốc, kể cả Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Sau cuộc gặp gỡ, ông Kerry mô tả cuộc thảo luận giữa ông với Chủ tịch Tập Cận Bình là “rất xây dựng” và “tích cực”.
"Chúng tôi hy vọng rằng năm 2014 sẽ là một năm của những tiến bộ cụ thể trong việc xác định mối quan hệ hiện đại mới, xử lý một cách có hiệu quả những sự khác biệt giữa đôi bên, và ra sức tìm kiếm một phương thức để hợp tác một cách thực tế."
Theo dự liệu, trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry cũng sẽ đề cập tới những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Những vụ tranh chấp này đã làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh với Nhật Bản và các nước khác bị suy sụp trong nhiều tháng qua.
Washington đã phê phán điều mà họ xem là những mưu toan của Trung Quốc nhằm khống chế những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông). Tuần trước, các giới chức Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những yêu sách chủ quyền mà Washington cho là có thể không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Khi phát biểu tại Seoul hôm thứ 5, ông Kerry đã tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền là thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật.
Trung Quốc tố cáo Nhật Bản làm cho vụ tranh chấp lãnh thổ trở nên căng thẳng hồi năm ngoái qua việc mua lại một số hòn đảo trong quần đảo này từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Trong một bài bình luận được đăng tải trước khi ông Kerry tới Bắc Kinh, hãng tin chính thức của Trung Quốc nói rằng Washington phải “gây sức ép để đòi Nhật Bản từ bỏ những hành vi gây hấn.” Bài bình luận còn cảnh báo rằng nước Mỹ nên biết là Trung Quốc sẽ “không do dự trong việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ những lợi ích cốt lõi của quốc gia.”
Quan hệ Trung-Nhật cũng bị căng thẳng vì Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối năm ngoái đã đến viếng đền Yasukuni, nơi thờ phượng các tử sĩ Nhật, trong đó có 14 can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Chuyến viếng thăm lần này là chuyến công du Á châu thứ 5 của ông Kerry kể từ khi ông lên giữ chức ngoại trưởng hồi năm ngoái. Ngoài Nam Triều Tiên và Trung Quốc, ông còn đến thăm Indonesia vào thứ bảy này.
Theo dự liệu, tại Jakarta ông sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng về vấn đề biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á này đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nạn biến đổi khí hậu.
Từ Jakarta, ông Kerry sẽ đáp máy bay đến Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, nơi ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh về cuộc đàm phán hạt nhân Iran, cuộc nội chiến Syria và cuộc hòa đàm giữa Israel với Palestine.
Ngoại trưởng Kerry bắt đầu chuyến công du Trung Quốc với cuộc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ông cũng hội kiến các nhân vật lãnh đạo khác của Trung Quốc, kể cả Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Sau cuộc gặp gỡ, ông Kerry mô tả cuộc thảo luận giữa ông với Chủ tịch Tập Cận Bình là “rất xây dựng” và “tích cực”.
"Chúng tôi hy vọng rằng năm 2014 sẽ là một năm của những tiến bộ cụ thể trong việc xác định mối quan hệ hiện đại mới, xử lý một cách có hiệu quả những sự khác biệt giữa đôi bên, và ra sức tìm kiếm một phương thức để hợp tác một cách thực tế."
Theo dự liệu, trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry cũng sẽ đề cập tới những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Những vụ tranh chấp này đã làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh với Nhật Bản và các nước khác bị suy sụp trong nhiều tháng qua.
Washington đã phê phán điều mà họ xem là những mưu toan của Trung Quốc nhằm khống chế những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông). Tuần trước, các giới chức Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những yêu sách chủ quyền mà Washington cho là có thể không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Khi phát biểu tại Seoul hôm thứ 5, ông Kerry đã tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền là thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật.
Trung Quốc tố cáo Nhật Bản làm cho vụ tranh chấp lãnh thổ trở nên căng thẳng hồi năm ngoái qua việc mua lại một số hòn đảo trong quần đảo này từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Trong một bài bình luận được đăng tải trước khi ông Kerry tới Bắc Kinh, hãng tin chính thức của Trung Quốc nói rằng Washington phải “gây sức ép để đòi Nhật Bản từ bỏ những hành vi gây hấn.” Bài bình luận còn cảnh báo rằng nước Mỹ nên biết là Trung Quốc sẽ “không do dự trong việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ những lợi ích cốt lõi của quốc gia.”
Quan hệ Trung-Nhật cũng bị căng thẳng vì Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối năm ngoái đã đến viếng đền Yasukuni, nơi thờ phượng các tử sĩ Nhật, trong đó có 14 can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Chuyến viếng thăm lần này là chuyến công du Á châu thứ 5 của ông Kerry kể từ khi ông lên giữ chức ngoại trưởng hồi năm ngoái. Ngoài Nam Triều Tiên và Trung Quốc, ông còn đến thăm Indonesia vào thứ bảy này.
Theo dự liệu, tại Jakarta ông sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng về vấn đề biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á này đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nạn biến đổi khí hậu.
Từ Jakarta, ông Kerry sẽ đáp máy bay đến Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, nơi ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh về cuộc đàm phán hạt nhân Iran, cuộc nội chiến Syria và cuộc hòa đàm giữa Israel với Palestine.
No comments:
Post a Comment