Mục lục nỗi đau dan tôi

Monday, February 3, 2014

Nhân chuyện lăng bác, xin kẻ vài tài liệu cần biết


Dân Oan (Danlambao) - Ngày nay, nhờ vô số sử liệu trong sách vở đầy tinh thần khách quan, yêu công lý của giới trí thức Âu Mỹ và nhất là nhờ chiếc đũa thần của tiên nữ internet đã mang nhanh như tia chớp về tận phòng ngủ người dân Việt Nam những sự thật lịch sử mà ông Hồ Chí Minh và bè đảng từng che đậy lâu nay. Những sự thật giữa muôn ngàn sự thật đã xuất hiện gần đây đã khiến nhân dân Việt nam giật mình và đảng Cộng sản Việt nam bịt mắt chẳng dám nhìn, chẳng dám ú ớ. Mời các bạn đọc...

1. Trong sách "HO", sử gia David Hamberstam có kể lại: "Năm 1946 đầu Hội đàm Fontainebleau tướng Pháp Salan dẫn đầu phái đoàn thẳng thừng hỏi ông Hồ: "Ông có phải là Nguyễn Ái Quốc không? Ông Hồ dứt khoát trả lời rằng: "Tôi không hề là Nguyễn Ái Quốc". (Ở đây ông Hồ chơi nước cờ cao: "Lấy sự thật che đậy sự thật". Bởi vì ông Hồ dư sức đoán biết rằng truớc khi tướng Salan đưa ra câu hỏi này, ông tướng đã đọc hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc bên sở Mật thám Pháp với nhiều dấu hiệu không tin rồi.)

Một chuyện khác giống vậy là khi ông Võ Quý Huân, người chuyên viên kỹ thuật từ Paris ông Hồ mang về (Hà Nội). Lúc đó ông Huân cũng hỏi ông Hồ rằng "Nguyễn Ái Quốc bây giờ ở đâu?"

Ông Hồ trả lời rằng: "Chú tốt hơn là đi hỏi hắn ta chớ có hỏi tôi."

(In 1946, during talks with General Salan, the French officer in charge of truce negotions, Salan asked him point-blank if he was Nguyen Ai Quoc. Ho categorically (dứt khoát) it. Similarly in 1946 when Vo Quy Huan, a technician whom Ho had brought back from Paris to work with him, asked where Nguyen Ai Quoc was at the moment, Ho answered, “You ‘d better ask him, not me.”)

Mặc dù khi tướng Salan hỏi ông có phải là Quốc không thì ông Hồ nhanh nhẹn từ chối, bác bỏ. Nhưng đây là bằng chứng không thể chối cãi. Bằng chứng do một sử gia người Nga viết, cho thấy ông Hồ tùng tự xưng là nguyễn Ái Quốc khi xin gặp Jules Cambon tại nhà ông ta. 

("One morning... at the home of Jules Cambon, former French ambassador to Germany... Ho spoke (to his secretary, Genevière Tabouis) with a strong accent: “Mademoiselle, my name is Nguyen Ai Quoc. I should like to see Monsieur Cambon...” This is an appeal from the peoples of Indochina. I want to give it to the Ambassador... I write on behalf of the peoples of Indochina.” A few days later, other delegations... received the same messages. An attached note read: Esteemed Sir, on the occasion of the victory of the Allies... On behalf of a group of Vietnamese patriots, Nguyen Ai Quoc (page 32, "Ho Chi Minh", Yevgeny Kobelev).

Thế nhưng năm 1958 (đúng ra là năm 1948, hai năm sau), nhà xuất bản Hà Nội chính thức thừa nhận rằng ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc. "Sách" Những hoạt động của Hồ Chủ Tịch với tác giả là Trần Dân Tiên. Nay ai cũng đều biết Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. (By 1958, however, official Hanoi publications admitted that Ho and Nguyen were the same man. (80, note "HO", David Halberstam). Thật là một sư khinh miệt trắng trợn đến mức rùng mình đối với nhân dân Việt Nam -nhất là với hàng ngũ trí thức VN lúc đó.

2. Ngay khi Đảng Cộng sản VN và ngay chính bản thân ông Hồ thổi phồng, tô vẽ ông ta như một vĩ nhân, một thiên tài, như một vị tinh anh lỗi lạc cho toàn dân trong nước thì xin mời quý vị nghe và sớm báo cho con cháu biết ông Hồ không dám hé môi những nỗi xấu hổ của ông Chủ tịch nước, cũng là xấu hổ của cả dân tộc mà chính Nikita Khrushchev, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Sô kể về ông Hồ như sau đây:

- Sách "Ho Chi Minh, The biography" sử gia người Pháp, Pierre Brocheux có viết, theo N. Khrushchev kể lại thì Stalin đã tùng xấc láo gọi Hồ Chí Minh là "tên Cộng sản ở hang" hay là "tên cộng sản ăn lông ở lổ"... ("Khruschev also wrote that Stalin showed little sympathy for Ho, whom he called "a communist troglodyte". (Ho, A biography", Pierre Brocheux).  Điều này chưa từng xảy ra trên thế giới. Thủ lãnh một nước dám mắng chủ tịch một nước khác (như ông Hồ) là “loài ở hang, là loài ăn lông ở lổ"! Thật là một điều xấu hỗ cho cả dân tộc!

Sách Remembers of Khruschev, Tổng bí thư Liên sô Khruschev diễn tả lại tiểu xảo mê hoặc nguời của họ Hồ như sau:

"Nhìn ông Hồ ra vẻ chăm chú như một đứa trẻ thơ ngây ngồi nghe truớc mặt Thống chế Stalin chỉ bảo, Thủ tướng Liên sô Nikita Khruschev nhận xét châm biếm: Suốt buổi nói chuyện của chúng tôi, ông Hồ chăm chú sửng sờ ngăm nhìn Stalin với đôi mắt bất thường. Tôi có thể nói rằng cách ngắm nhìn của ông ta gần giống như như một đứa trẻ thơ ngây. (During our conversation, Ho Chi Minh kept watching Stalin intently with his unusual eyes. I would say that there was in his gaze an almost child naiveté." (trang 481, Khrushchev Remembers N. Khrushchev).

3. Trong sách "Viet nam, The Necessary War", giáo sư ĐH San Francisco, M. Lind kể rằng: "Khi Hồ Chí Minh thu hết can đảm nhích lại gần nhà lãnh tụ khối cộng sản để xin lời "chỉ bảo" thì Stalin nắm chắc Mao và thông dịch viên đủ nghe được câu đáp của mình. Với giọng nói pha mai mỉa của thổ dân Georgia, Stalin nói với Hồ Chí Minh, chủ tịch nước CHDC Việt Nam rằng:

"Ông hỏi lời "chỉ bảo" của tôi là thế nào? Tôi chỉ là chủ tịch của một hội đồng bộ trưởng, còn ông là chủ tịch của một quốc gia mà. Cấp bậc của ông cao hơn tôi, thì tôi xin lời chỉ bảo của ông mới phải chứ!" (When Ho Chi Minh gathered up the courage to approach the leader of the communist bloc and to ask for "instructions", Stalin made sure that Mao and his interpreters were enough to hear his reply. In a Georgian accent tinged with sarcasm, Stalin said to Ho Chi Minh, the President of the Democratic Republic of Vietnam “HOW CAN YOU ASK FOR MY INSTRUCTIONS?” I am the chairman of the Council of Ministers, and you are the chairman of the state. YOUR RANK IS HIGHER THAN MINE, I HAVE TO ASK FOR YOUR INSTRUCTION!” (page 4, "Viet nam, The Necessary War", M. Lind) VIET NAM, THE NECESSARY WAR, Michael Lind).

4. Trong sách "Tour of Duty" của Douglas Brinkley, Thuợng Nghị Sĩ John Kerry (nay là Ngoại trưởng Hoa kỳ) có kể lại:

“Tiếng đồn cho biết tù binh Mỹ đang bị nhốt làm con tin dưới lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Truớc đó, hãng tin Reuter đã chạy hai câu chuyện trong tháng Tám 1992 báo cáo nhiều tù binh Mỹ bị bắt giữ trong các đường hầm Hà Nội sát lăng Hồ. Trong số tiếng đồn đáng thuyết phục nhất là cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam. Đại sứ này tin rằng những lời đồn tệ hại đó là sự thực. Vì vậy, Thượng nghị sĩ Kerry cùng TNS Bob Smith quyết đòi hỏi phái đoàn phải được “phép” điều tra khám xét tại chỗ. TNS Kerry nhớ lại:

"HỌ BẮT BUỘC CHÚNG TÔI KHÔNG ĐUỢC TIẾT LỘ (cuộc khám xét này). THẬT LÀ KỲ CỤC". Nhưng rồi chúng tôi cũng khám xét các mồ mả trong hang rêu mốc và các đường hầm ngóc ngách đó". (Tạm dịch, trang 450, “The rumor was that US servicemen were being held hostage under Ho Chi Minh ’s tomb in Hanoi Reuters news service had run two stories in August 1992 claiming there were U.S. POWs being held captive in the underground tunnels of Hanoi near the Ho tomb. The most convincing of these was an interview with the Russian ambassador to Vietnam, who said he believed these grim rumors to be true. So Kerry, accompagned by (Senator) Bob Smith, insisted that they were "permitted" to conduct an on-the-spot investigation. “It was weird, Kerry recalled, We were forced to keep it quiet but there we were inspecting these musty catacombs (mồ mả trong hang) and crazy tunnels” (page 450, "Tour of Duty" của Douglas Brinkley).

Tóm lại, có những sự việc hay biến cố về đất nước và dân tộc Việt Nam, nguời ngoại quốc tận trời tây nửa vòng quả đất biết tần tật, nhưng nguời Việt, ngay cả trong hàng ngũ trí thức đều cũng không hề mảy may biết. Chính vì thiếu thông tin vì bị cố tình bịt mắt, vì bị ngăn chận không tiếp cận được sự thật mà dân tộc này đã phải trả một giá quá đắt: Hơn ba triệu biến thành xác chết cho hai cuộc chiến vô nghĩa với những cảnh tang thương xé lòng: Bà mẹ Gio Linh nhận năm lần tin con chết chiến trường; bà mẹ Nguyễn Thị Thứ, Quảng Ngải nhận chín lần giấy báo tử của con tử trận. Hậu quả của chiến tranh vô nghĩa đã để một bãi sa mạc gọi là vinh quang, lòng nguời ly tán, trong bàn tay dính máu của một loài thổ phỉ xưng nhau đồng chí; một đất nước bị lệ thuộc, bị cắt tỉa nhỏ dần bởi kẻ thù phương Bắc xâm lăng truyền thống. Hậu quả của chiến tranh vô nghĩa đó còn để lại hơn hai triệu khác (theo báo cáo của Hà Nội) đang quằn quại trong các bệnh chứng ung thư do chất da cam gây ra và chờ chết. Một tương lai mù mịt, một dân tộc đang cùng "cả nước xuống hố" (CNXH)...


No comments:

Post a Comment