Mục lục nỗi đau dan tôi

Saturday, April 6, 2013

Quả bom họ Đoàn và tiếng trống kêu oan


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn trước tòa ngày 4 tháng 4, 2013
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn trước tòa ngày 2 tháng 4, 2013
AFP
Cho dù bản án mà giới cầm quyền VN dành cho gia đình dân oan Đoàn Văn Vươn có như thế nào đi nữa, thì, nói theo lời blogger Osin Huy Đức, “Những phát súng và quả bom Đoàn Văn Vươn chỉ như tiếng trống kêu oan gióng lên trước Tam Pháp ty. Nhờ nó mà chính quyền trung ương nhận ra sự lạm quyền của chính quyền địa phương, nhận ra những bất hợp lý trong Luật Đất đai”.

Những quả bom Đoàn Văn Vươn
Nhà báo Huy Đức lưu ý rằng chính sách đất đai hiện nay ở VN đang “dồn không biết bao nhiêu người dân vào hoàn cảnh Đoàn Văn Vươn !”, do đó, việc bất cứ cư dân mạng nào lên tiếng về “biến cố Đoàn Văn Vươn” đều muốn dân oan này cùng người thân được tự do là điều tất nhiên, vì, theo Huy Đức, “đấy không chỉ là sự cảm thông cá nhân mà còn là một nỗi khát khao công lý”.
Qua bài “Những quả bom Đoàn Văn Vươn”, blogger Osin Huy Đức khẳng định:
Phiên tòa chắc chắn sẽ không kết thúc ngay cả khi bản án đã có hiệu lực. Tên tuổi của Đoàn Văn Vươn rồi sẽ còn vang. Chuyến tàu đi vào lịch sử của anh đủ chỗ để các vị thẩm phán và cả người đứng đầu chế độ quá giang. Vấn đề là họ chọn chỗ đứng trên bia miệng hay ở trong lòng hậu thế.
HĐXX phiên toà dưới sự chủ toạ của thầm phán Phạm Đức Tuyên
HĐXX phiên toà dưới sự chủ toạ của thầm phán Phạm Đức Tuyên. Video clip
Blogger Hà Sĩ Phu, khi viết “Những cái vỏ bọc mong manh trước ‘quả bom’ họ Đoàn”, cũng đồng ý với nhà báo Huy Đức rằng “tiếng ‘bom’ Đoàn Văn Vươn chỉ là tiếng trống kêu oan, và vì các quan ta “quá điếc” nên tiếng bom ấy phải “nổ um lên để nghe cho thấu”, nhất là sau khi các quan Hải Phòng tổ chức đàn áp “tiếng trống kêu oan” của dân oan, thể hiện qua những hành động “khoái chí” như “hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay”, “trận đánh đẹp đáng viết thành sách”…
Những phát súng và quả bom Đoàn Văn Vươn chỉ như tiếng trống kêu oan gióng lên trước Tam Pháp ty. Nhờ nó mà chính quyền trung ương nhận ra sự lạm quyền của chính quyền địa phương, nhận ra những bất hợp lý trong Luật Đất đai
blogger Osin Huy Đức
TS Hà Sĩ Phu phân tích rằng “tiếng bom Đoàn Văn Vươn” tất yếu xảy ra vì “áp lực bên trong tăng mà cái vỏ cứng bên ngoài ép lại” khiến chịu không nỗi mới “bùng thành mìn, thành bom”, mà cụ thể là hiện tình dân oan khắp nước bị đưa vào bước đường cùng, phải bán ruộng đất với “giá cướp không” khiến dân tình “kêu trời không thấu”. TS Hà Sĩ Phu hình dung dân oan trong khắp nước bị nén trong “cái vỏ pháp quyền XHCN” do ĐCS lãnh đạo, do nhà nước “của dân, do dân và vì dân” thực hiện, nên ruộng đất là tài sản đặc biệt phải là “sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý!”. Và sự đè nén ấy đã phát ra tiếng nổ để bộc lộ bản chất của mối quan hệ “cướp ngày là quan, cướp có con dấu, có chủ trương, có nghị quyết, có tư tưởng, thậm chí có cả… một chủ nghĩa đứng đằng sau”. TS Hà Sĩ Phu nhận xét:
Lực lượng cảnh sát cơ động đang nổ súng vào căn nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Lực lượng cảnh sát cơ động đang nổ súng vào căn nhà ông Đoàn Văn Vươn. VTV1 Video clip
Mâu thuẫn giữa dân với nhà nước trong sở hữu ruộng đất xảy ra đã nhiều, nhiều vụ rất căng, nhưng đến vụ Đoàn Văn Vươn mới nổ thành “bom” bởi mâu thuẫn được cô đọng thành điển hình cho những “mâu thuẫn cách mạng”. Ở anh Vươn có chất nông dân, có chất công nhân, có chất trí thức, có chất quân đội, có chất anh hùng (khi chính nhà nước đã coi anh Vươn là anh hùng lấn biển, vươn lên từ nghèo đói). Ngần ấy thứ điển hình quý báu của cách mạng, mà bị “cách mạng” ép đến phải vỡ toang ra, thì mọi thứ vỏ bọc mong manh hào nhoáng như dân chủ, công nông, trọng người tài, phát triển bền vững, hóa rồng, hóa hổ… đều vỡ tung hết.
Tình hình đất nước lâu nay rất lạ, cứ nửa như thực nửa như mơ, như thật như đùa… Nhưng xin thưa: đùa gì thì đùa, không thể đùa với vận mệnh dân tộc
TS Hà Sĩ Phu
Giữa lúc giới bloggers đề cập tới việc giới cầm quyền đưa dân oan Đoàn Văn Vươn cùng người thân ra toà có thể là khởi điểm của một cuộc khởi nghĩa nông dân, chứ không chỉ dừng lại ở “tiếng bom” báo động, thì TS Hà Sĩ Phu nhân tiện lưu ý rằng “ Quả bom này, chất nổ nằm ở nông dân, nhưng người có thể tháo vỏ, tháo kíp chính là Nhà nước”, và “Vụ này là sự nhắc nhở thiết thực đến nhu cầu sửa đổi Hiến pháp hiện nay sao cho tháo gỡ một kíp nổ?”. Vẫn theo TS Hà Sĩ Phu thì “ Tình hình đất nước lâu nay rất lạ, cứ nửa như thực nửa như mơ, như thật như đùa… Nhưng xin thưa: đùa gì thì đùa, không thể đùa với vận mệnh dân tộc”.
Khi búa và liềm nổi giận
Qua bài “Khi búa và liềm nổi giận”, blogger Thuỳ Linh quả quyết rằng những ai có lương tri hiện đều hướng về tình cảnh của gia đình dân oan Đoàn Văn Vươn với những tâm trạng lẫn lộn: căm phẫn, lo âu, thương yêu, chia sẻ…để rồi liên tưởng đến vụ án đồng Nọc Nạn cách nay 85 năm, mà thực chất, theo nhà văn Thuỳ Linh, “tính chất vụ Nọc Nạn không khác gì vụ Tiên Lãng”, qua đó, dân oan Đoàn Văn Vươn giống người nông dân tên Biện Toại “yêu đất đai và là anh hùng chống lại một chính quyền có đầy đủ sức mạnh và quyền lực”.
Hầu hết dân chúng bị ngăn chặn không cho đến gần Tòa án Hải Phòng các ngay xử ông Đoàn Văn Vươn
Hầu hết dân chúng bị ngăn chặn không cho đến gần Tòa án Hải Phòng các ngay xử ông Đoàn Văn Vươn (trong ảnh chị Bùi Minh Hằng đang bị an ninh bẻ tay dẫn đi). danlambao
Theo nhận xét của nhà văn Thuỳ Linh thì trong khi việc anh em Đoàn Văn Vươn nổ súng vào cường quyền áp bức có thể xem như mở đường cho một cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” – một trong hai thành phần nồng cốt của chuyên chính vô sản, thì trước đó nhiều năm, những cuộc “Khởi nghĩa của Búa” năm nào cũng nổ ra trong chiều hướng ngày càng nhiều và quy mô hơn, với không ít người trẻ dấn thân và rồi lâm cảnh đoạ đày, từ Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Văn Chương cho tới Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Về cuộc “Khởi nghĩa của Liềm”, nhà văn Thuỳ Linh nhận xét:
Các cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” đang ngày càng nổ ra rất nhiều trên cả nước. Sau vụ Tiên Lãng quật khởi là vụ nông dân Văn Giang kiên quyết chống lại sự cưỡng chế bất công của nhóm lợi ích được bảo vệ bởi cả hệ thống hành pháp, hành chính, và ngày 2 tháng Tư là hệ thống tư pháp vào cuộc. Tiếp đó là nông dân Vụ Bản, Dương Nội…Và hàng ngày có ai đếm được những tốp nông dân khắp cả nước kéo về Hà Nội khiếu kiện, đòi công lý? Nhiều người ngậm ngùi than thở, quay mặt đi và cảm thấy bất lực vì họ cho rằng cuộc đấu tranh của những nông dân nghèo đói, tay trắng với một chính quyền “duy nhất đúng” được bảo đảm bởi bạo lực và sự đàn áp bằng mọi giá sẽ là vô nghĩa. Dù vậy, những người nông dân chưa bao giờ lùi bước cho dù cuộc khởi nghĩa của họ khá chông chênh như chính cuộc sống hiện nay của họ vậy.
Hàng ngày có ai đếm được những tốp nông dân khắp cả nước kéo về Hà Nội khiếu kiện, đòi công lý? Nhiều người ngậm ngùi than thở, quay mặt đi và cảm thấy bất lực vì họ cho rằn cuộc đấu tranh của những nông dân nghèo đói, tay trắng với một chính quyền “duy nhất đúng” được bảo đảm bởi bạo lực và sự đàn áp bằng mọi giá sẽ là vô nghĩa
nhà văn Thuỳ Linh
Cho dù giới cầm quyền VN luôn nhấn mạnh tới bình phong “giai cấp công-nông” là nền tảng của chế độ, nhưng nhà văn Thuỳ Linh lưu ý “đừng bao giờ nghĩ rằng ‘búa’ và ‘liềm’ là lực lượng chủ yếu của chính quyền mệnh danh “vô sản” đang cầm quyền tại VN.
Tại sao ? Tại vì ở VN, chưa bao giờ hai lực lượng gọi là “nồng cốt” này thật sự được bảo vệ và tôn trọng cho dù họ có được đảng và nhà nước “tuyên dương” qua biểu tượng trên cờ của người CS. Nhà văn Thuỳ Linh cho biết tiếp:
Nông dân sẽ bị tước bỏ tư liệu sản xuất bất cứ lúc nào nhà nước (thực ra nhóm lợi ích) cần đến mà không thể đàm phán. Còn công nhân thì vẫn là làm thuê như bất cứ ở đâu, nhưng họ bị tước quyền được lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình. Gần như họ bị lệ thuộc vào giới chủ hoặc trong nước, hoặc nước ngoài thông qua sự kiểm soát của chính quyền mà không có nghiệp đoàn độc lập dấu tranh giúp họ. Thực chất chính quyền hiện nay giống như thời kỳ đầu xây dựng nhà nước tư bản (chỉ có máu và nước mắt), quyền lợi tập trung vào các “tư bản đỏ” – nhóm đặc quyền. Vậy thì ngay từ đầu công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, “liềm” và “búa”, trên thực chất, bị đẩy ra ngoài cuộc cách mạng này.
Blogger Thuỳ Linh qua bài “Khi búa và liềm nổi giận” như vừa nói cũng không quên báo động rằng sau gần một thế kỷ xây dựng “thiên đường chủ nghĩa xã hội”, những nông dân bị bần cùng hoá và bị đẩy vào bước đường cùng như Đoàn Văn Vươn trong “biến cố Tiên Lãng” ngày nay càng ngày càng nhiều và trầm trọng.
Và nhà văn Thuỳ Linh nêu lên câu hỏi rằng “Vậy tiếng súng hoa cà hoa cải rất nhỏ của người nông dân dũng cảm Đoàn Văn Vươn, hay những cuộc biểu tình của nông dân các tỉnh thành hiện nay, báo hiệu chuyện gì đang xảy ra? Liệu có xảy ra các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ phong kiến như trong quá khứ ?”.
Tạp chí Điểm blog tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi chương trình này.

No comments:

Post a Comment