Tấm bản đồ Trung Quốc năm 1904 không có Hoàng Sa-Trường Sa được Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, tặng cho Bảo tàng lịch sử quốc gia hồi cuối tháng 7, 2012.
Thành phố Đà Nẵng khai mạc một cuộc triển lãm ngày 29/4, trưng bày những chứng cớ lịch sử và chính trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng tường trình rằng các chứng cớ được mang ra trưng bày có nhiều tài liệu có giá trị, gồm cả các bài viết, hình ảnh, và các tài liệu nghe nhìn liên quan tới các quần đảo trong Biển Đông. Trong số này có 30 bản đồ được xuất bản bởi các nước: Anh, Đức, Australia, Canada, Hoa Kỳ và Hong Kong từ năm 1662 tới 1980.
Tất cả các bản đồ đó đều khẳng định điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền, là thuộc Việt Nam.
Các chứng cớ lịch sử thu hút được nhiều sự chú ý là những sách địa lý của Trung Quốc xuất bản từ thời nhà Thanh gồm các bản đồ địa lý năm 1908, các bản đồ bưu chính và bản đồ tỉnh của Trung Quốc xuất bản năm 1933 và năm 1919, và Bản đồ Tỉnh của Trung Quốc do Nhà Xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1904.
Cuộc triển lãm còn trưng bày các tài liệu về quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa lưu trữ từ năm 1954 tới năm 1975.
Trong một diễn biến có liên quan, cuối tuần qua, Trường Đại học Phạm văn Đồng ở tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức một hội thảo quốc tế mang tên “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khía cạnh lịch sử và pháp lý”. Tham gia hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Canada, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Philippine và Việt Nam.
Các học giả và nhà nghiên cứu này có chung quan điểm cho rằng Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã thiết lập và thực thi chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo đúng luật pháp quốc tế. Do đó bất cứ hành động nào dùng vũ lực để chiếm đóng các quần đảo này đều là vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các luật quốc tế liên hệ.
Tin của tờ Tuổi Trẻ hôm nay trích lời các nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo khẳng định việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 và nhiều bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 1988 là một hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Tờ báo này đơn cử bài tham khảo 43 trang của Giáo sư Tạ Văn Tài đến từ bang Massachusetts, Hoa Kỳ, cung cấp những chứng cớ pháp lý và lịch sử để chứng minh rằng đường lưỡi bò còn được gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc, đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn “vô căn cứ.”
Tờ báo cũng dẫn lời Phó Giáo sư Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm văn Đồng, nói rằng việc Trung Quốc thành lập “cái gọi là thành phố Tam Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Vietnamplus tường trình rằng cuối tuần vừa rồi, các học giả cũng đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, và Việt Nam hy vọng rằng những chuyến đi thực tế đó sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc.
Nguồn: Tuoi Tre, An ninh Thu do, Thanh Nien, VietnamNet.
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-mo-hoi-thao-trien-lam-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao/1650830.html
Thành phố Đà Nẵng khai mạc một cuộc triển lãm ngày 29/4, trưng bày những chứng cớ lịch sử và chính trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng tường trình rằng các chứng cớ được mang ra trưng bày có nhiều tài liệu có giá trị, gồm cả các bài viết, hình ảnh, và các tài liệu nghe nhìn liên quan tới các quần đảo trong Biển Đông. Trong số này có 30 bản đồ được xuất bản bởi các nước: Anh, Đức, Australia, Canada, Hoa Kỳ và Hong Kong từ năm 1662 tới 1980.
Tất cả các bản đồ đó đều khẳng định điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền, là thuộc Việt Nam.
Các chứng cớ lịch sử thu hút được nhiều sự chú ý là những sách địa lý của Trung Quốc xuất bản từ thời nhà Thanh gồm các bản đồ địa lý năm 1908, các bản đồ bưu chính và bản đồ tỉnh của Trung Quốc xuất bản năm 1933 và năm 1919, và Bản đồ Tỉnh của Trung Quốc do Nhà Xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1904.
Cuộc triển lãm còn trưng bày các tài liệu về quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa lưu trữ từ năm 1954 tới năm 1975.
Trong một diễn biến có liên quan, cuối tuần qua, Trường Đại học Phạm văn Đồng ở tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức một hội thảo quốc tế mang tên “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khía cạnh lịch sử và pháp lý”. Tham gia hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Canada, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Philippine và Việt Nam.
Các học giả và nhà nghiên cứu này có chung quan điểm cho rằng Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã thiết lập và thực thi chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo đúng luật pháp quốc tế. Do đó bất cứ hành động nào dùng vũ lực để chiếm đóng các quần đảo này đều là vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các luật quốc tế liên hệ.
Tin của tờ Tuổi Trẻ hôm nay trích lời các nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo khẳng định việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 và nhiều bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 1988 là một hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Tờ báo này đơn cử bài tham khảo 43 trang của Giáo sư Tạ Văn Tài đến từ bang Massachusetts, Hoa Kỳ, cung cấp những chứng cớ pháp lý và lịch sử để chứng minh rằng đường lưỡi bò còn được gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc, đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn “vô căn cứ.”
Tờ báo cũng dẫn lời Phó Giáo sư Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm văn Đồng, nói rằng việc Trung Quốc thành lập “cái gọi là thành phố Tam Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Vietnamplus tường trình rằng cuối tuần vừa rồi, các học giả cũng đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, và Việt Nam hy vọng rằng những chuyến đi thực tế đó sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc.
Nguồn: Tuoi Tre, An ninh Thu do, Thanh Nien, VietnamNet.
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-mo-hoi-thao-trien-lam-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao/1650830.html
Posted by HLTL on 4/29/2013. Filed under BIỂN ĐÔNG, TRONG NƯỚC . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0
No comments:
Post a Comment