Clip của một học sinh lớp 12 lập luận rất nhiều vấn đề giáo dục trong đó có ý tưởng học sinh chỉ cần học đến lớp 9 là đủ, đang gây làn sóng sôi nổi tranh luận trên các mặt báo và mạng internet. Ý tưởng này đã được nhà giáo Phạm Toàn người sáng lập nhóm Cánh buồm cổ vũ từ nhiều năm qua như một cơ sở để các em vào đời một cách độc lập.
Một điều để mình phải nghĩ
Mặc Lâm: Thưa nhà giáo Phạm Toàn, sau khi xem clip mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” của một học sinh lớp 12 đang lưu hành trên mạng, ông có ấn tượng nổi bật gì về nội dung của nó?
Phạm Toàn: Cái clip của em học sinh này phải nhìn nó như là một sự nổi loạn là bởi vì nó bị dồn nén không biết bao nhiêu lâu rồi. Học để làm gì? Thi cử để làm gì? Thi đỗ để làm gì? Giỏi để làm gì? Đó là tất cả sự vô nghĩa của cuộc đời học tập mà các em nó trải qua nó nêu lên thành những câu hỏi mà xét về mặt người lớn phải nhìn nhận những điều để mình phải nghĩ. Muốn kêu gọi xã hội hãy nhìn nhận những công việc mà mình làm. Muốn kêu gọi xã hội hãy xem những việc mình làm là đúng hay sai, đủ hay chưa đủ. Nói cho cùng phát triển giáo dục thì đem lại vinh quang cho rất nhiều người. Người là giáo sư, người tiến sĩ, người bộ trưởng, người vụ trưởng, người hiệu trưởng, người là tổ trưởng giáo viên người là chiến sĩ thi đua…thế nhưng mà kết quả rơi vào trẻ em thì là cái gì? Là niềm ham mê học hay là một sự thất vọng? Là một niềm vui được học hay là một cái tròng đeo vào cổ bắt phải học? Mày không học ông nện cho mày chết!
Mặc Lâm: Có người cũng công nhận đó là sự nổi loạn nhưng sự nổi loạn của một kẻ đốt đền để chống lại nền giáo dục nhồi nhét hiện nay, ông nghĩ sao về nhận định này?
Phải thấy em này nó nói nguyện vọng gì, nó đề đạt cái gì. Suy cho cùng em này nó muốn cái gì? Nó muốn là: em không học 12 năm, em học 9 năm rồi em ra làm việc. Em học 9 năm để sao cho em có thể sống đượcnhà giáo Phạm Toàn
Phạm Toàn: Cái clip của em học sinh lớp 12 nó thể hiện cho người lớn, giả định là người lớn tử tế thì nên nhìn thấy ở đó một cái phản ứng không phải là em ấy chống lại mình mà em ấy gợi cho mình suy nghĩ. Phải thấy em này nó nói nguyện vọng gì, nó đề đạt cái gì. Suy cho cùng em này nó muốn cái gì? Nó muốn là: em không học 12 năm, em học 9 năm rồi em ra làm việc. Em học 9 năm để sao cho em có thể sống được. Em học 9 năm thôi nhưng em có thể đóng góp cho gia đình em cho cá nhân em và cho xã hội. Thế thì đây là một nguyện vọng hết sức chính đáng.
Mặc Lâm: Ý tưởng quan trọng nhất của em là học sinh chỉ cần học 9 năm bậc cơ sở là đủ, nếu tôi nhớ không sai thì nhóm Cánh Buồm của ông đã từng chủ trương như vậy, xin ông cho biết có đúng vậy không?
Phạm Toàn: Nhóm “Cánh buồm” chúng tôi định nghĩa thế này: 9 năm học đúng như em ấy đề nghị chúng tôi gọi là trường học cơ sở tức là đúng cái nghĩa của elementary school, trường học cơ bản hay trường học cơ sở. Trường học tạo cho con người một chỗ đứng trong cuộc đời, cho một thiếu niên có thể vào đời được thì nó mới là cơ sở chứ. Lâu nay chúng ta thấy tên gọi của cái trường chỉ là một tên gọi ít khi ta nghĩ đến nó mang ý nghĩa gì. Chính em học sinh ấy nó gợi cho ta nhớ lại cái nhà trường cơ sở phải mang tính chất cơ sở. Chúng tôi chủ trương rằng cái trường cơ sở 9 năm ấy phải là cái nơi cho các em thiếu niên có thể vào đời được.
Em ấy gợi cho chúng ta thấy rằng cái mảnh bằng là vô nghĩa mà việc học để thỏa mãn con người, thỏa mãn sự phát triển, sự tiến bộ, thỏa mãn trình độ văn hóa đòi hỏi mỗi ngày một nâng cao lên. Cuốn băng của em nó quan trọng ở chỗ ấynhà giáo Phạm Toàn
Vào đời thì gồm hai con đường, một con đường đi làm một con đường học nghề và con đường đi lên trung học phổ thông để vào đại học. Trung học phổ thông phải định nghĩa lại, đấy là nơi tập nghiên cứu để lên đại học là nơi tập độc lập nghiên cứu. Em bé này gợi ra cái điều mà bộ giáo dục xưa nay không bao giờ định nghĩa được cả. Không bao giờ nhìn nhận bậc học là cái gì cả. Chỉ thấy hết tiểu học lên trung học, hết trung học lên đại học thế nhưng tiểu học là gì trung học là gì hay đại học là gì thì không bao giờ họ định nghĩa cả. Vì họ không định nghĩa được cho nên họ không tổ chức được cái bậc học ấy cả.
Nhóm Cánh buồn chúng tôi định nghĩa lại. Tiểu học là bậc học phương pháp. Trung học là bậc tự tìm những kiến thức để có thể biết cái sai cái đúng ở đời này có thề vào đời được. Rèn luyện năng lực tập nghiên cứu. Lên đại học là rèn luyện năng lực tập nghiên cứu để rời cao học sau đại học là cái bậc độc lập nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người đi học tiến sĩ thì lại bảo thầy cho em cái đề tài! Khi đi xin đề tài thì anh không phải là nhà nghiên cứu nữa! Thế nhưng người ta vẫn làm thế vì người ta cốt có cái bằng.
Chúng tôi muốn rằng không phải chỉ có một em Đỗ Nhật Nam quá độc lập quá tự do ấy mà chúng tôi muốn 100% trẻ em đi học sẽ là quá độc lập quá tự do! Bao nhiêu chiến sĩ người ta chết vì tự do và độc lập vậy mà bây giờ thấy tự do độc lập lại sợ!nhà giáo Phạm Toàn
Em ấy gợi cho chúng ta thấy rằng cái mảnh bằng là vô nghĩa mà việc học để thỏa mãn con người, thỏa mãn sự phát triển, sự tiến bộ, thỏa mãn trình độ văn hóa đòi hỏi mỗi ngày một nâng cao lên. Cuốn băng của em nó quan trọng ở chỗ ấy.
Mặc Lâm: Nhìn chung đa số phản ứng của người xem clip này là đồng tình, khen ngợi nhưng cũng có những quan chức cho là không thực tiễn, đa ngôn hay muốn nổi tiếng…theo ông thì sao?
Phạm Toàn: Cái phản ứng của mọi người trước bài diễn văn của em bé này cũng giống phản ứng của em bé Đỗ Nhật Nam cách đây mấy hôm. Đối với em Đỗ Nhật Nam thì dư luận đối với người nhắm mắt thì nói rằng em này quá người lớn, quá đứng đắn quá khác lạ, quá xa lạ quá các thứ, quá tự chủ, quá độc lập quá tự do.
Chúng tôi muốn rằng không phải chỉ có một em Đỗ Nhật Nam quá độc lập quá tự do ấy mà chúng tôi muốn 100% trẻ em đi học sẽ là quá độc lập quá tự do! Bao nhiêu chiến sĩ người ta chết vì tự do và độc lập vậy mà bây giờ thấy tự do độc lập lại sợ! Thế là thế nào?
Ở trên blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập có một câu rất hay: “Những nhà giáo nào mà tự ái trước những nhận xét của em bé trong cái video clip này thì hãy tự xét lại mình và đừng nên cho mình là một nhà giáo nữa. Tôi cũng chỉ là người không có sáng kiến gì hơn xin nhắc lại lời của nhà văn Nguyễn Quang Lập: Ai mà phản ứng lại trước những lời phê phán của em này vì em muốn cái nền giáo dục của Việt Nam mình phải tử tế hơn, thì những người ấy không xứng đáng là người Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.
No comments:
Post a Comment