Mục lục nỗi đau dan tôi

Tuesday, April 23, 2013

Khiếu kiện đất đai tập thể là mang "màu sắc chính trị"



Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-20
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4836083-305.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa.
AFP PHOTO/Ian Timberlake

Liệu câu nói này có vi phạm nghiêm trọng tới Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay không?
Trong cuộc họp tập trung lãnh đạo các Bộ ngành và 22 tỉnh, thành phố do Thanh tra chính phủ tổ chức vào ngày 18 tháng Tư vừa qua, với tư cách là Tổng Thanh tra chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã tuyên bố rằng đối với những đoàn khiếu kiện tập thể mà ông gọi là quá khích, đặc biệt mang màu sắc chính trị tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh thì yêu cầu phải có biện pháp cưỡng chế. Các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để thu thập tài liệu chứng cứ xử lý dứt điểm.

Xúc phạm Hiến Pháp

Tuyên bố này vừa phổ biến đã dấy lên sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng vì nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân đầu tiên là, người dân có đất bị mất đã bất bình cho rằng ông Tổng thanh tra chính phủ đã quên mất vị trí của mình, là nói thay cho Bộ công an, nơi thường đưa ra những quy định dưới luật để có lý do đàn áp, bắt bớ người dân. Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận xét câu nói này của ông Huỳnh Phong Tranh:
“Tôi không đồng ý về cái việc đấy. Không phải tất cả các cuộc khiếu nại đông người đều mang màu sắc chính trị, phải rất cẩn trọng trong việc có màu sắc chính trị hay không có màu sắc chính trị. Khi người ta đã tập trung đông người để biểu tình là vì quyền lợi cụ thể của người ta mà mình kết luận như vậy thì phải hết sức thận trọng. Tuyên bố hay hoạt động như vậy là vượt quá phạm vi của một ông Tổng thanh tra.”
Trách nhiệm của Thanh tra chính phủ trước chồng đơn cao ngất của người dân mất đất là tìm hiểu xem nguyên do nào người dân kêu cứu. Kẻ thi hành luật tại địa phương có biểu hiện sai trái gì và các vụ bồi thường giải tỏa có công bình và đúng với tinh thần trưng thu của nhà nước hay không… Ngược lại ông Huỳnh Phong Tranh lại đi thanh tra người khiếu kiện bằng những lời lẽ hăm dọa, đe nẹt và chụp cho họ cái mũ là “mang màu sắc chính trị”.
Chính trị là quyền lợi hợp pháp của người dân được Hiến pháp quy định trong tất cả các quyền cơ bản của con người. Bất cứ ai cũng đều có thể phát ngôn, hành động và loan truyền tư tưởng chính trị của mình cho mọi người. Chính trị tự bản thân nó là một thuộc tính của xã hội dân chủ. Thiếu yếu tố chính trị xã hội đó không thể sinh hoạt bình thường, và người ta không hiểu tại sao một Tổng Thanh tra chính phủ lại phát ngôn một cách lạnh lùng rằng “mang màu sắc chính trị” là phản động, chống lại chính phủ cần phải bị cưỡng chế?
“Mang màu sắc chính trị” là một cụm từ rất nguy hiểm đối với Việt Nam vì dính vào nó là tù tội, bắt bớ và bị hành hạ nhiều đời con cháu. Khi phát biểu mạnh mẽ như vậy ông Tổng thanh tra chính phủ đã mặc nhiên xác nhận rằng Hiến pháp Việt Nam không có ý nghĩa gì đối với nhà nước vì các quyền cơ bản như biểu tình, lập hội, khiếu nại tố cáo đã bị các cơ quan đưa ra những văn bản dưới luật nhằm khống chế và lèo lái qua một hướng khác hoàn toàn có lợi cho chính quyền.
Nếu là một thanh tra chính phủ vì Đảng, vì dân, vì nước thì anh không nên nói câu nói đó vì nói như vậy thì chính anh là người phản động.
Bà Lê Thị Nguyệt
Từ phát ngôn này người dân thấy rõ hơn về sự lợi hại của cái đuôi có tên gọi “theo quy định của pháp luật” sau mỗi đạo luật về quyền cơ bản của người dân ghi trong Hiến pháp.
Người dân cảm thấy ai trong chính phủ cũng có quyền sáng chế ra cái đuôi này, vì nếu lời đề nghị của ông Huỳnh Phong Tranh trở thành văn bản dưới luật thì mọi biểu hiện “mang tính chính trị” của người dân đều bị pháp luật chế tài một cách thô bạo, vậy Hiến pháp có còn là một văn bản tuyệt đối nữa hay không?
Người dân Văn Giang, Dương Nội có lẽ là điển hình nhất trong các vụ tập trung khiếu kiện đất đai của họ. Chị Cấn Thị Thêu vẫn đinh ninh rằng “mang tính chính trị” là một tội lỗi rất lớn đối với nhà nước mặc dù người dân mất đất đương nhiên có cái quyền này, chị Thêu cho biết:
“Chúng em xuất phát từ quyền lợi thôi, vì miếng cơm manh áo thôi chứ không chính trị chính em gì đâu. Bây giờ chúng em là nông dân không chuyển đổi được nghề mà họ chiếm đoạt tư liệu sản xuất tức đất đai, người ta đuổi dân ra đường thì chúng em đi đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thôi.”
Còn bà Lê Thị Nguyệt, một người đàn bà đáng thương đã bị chính quyền Tiền Giang lấy tất cả đất đai, gia đình tan nát không chỗ nương thân và từng bị bắt, bị đánh đập nhiều lần khi đi khiếu kiện tập thể cho biết:
“Nếu là một thanh tra chính phủ vì Đảng, vì dân, vì nước thì anh không nên nói câu nói đó vì nói như vậy thì chính anh là người phản động. Anh học và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Anh là đại diện cho Đảng thì phải liêm chính, chí công, vô tư. Anh nói anh chí công, vô tư, nhưng sự thật chỉ trên môi anh thôi chứ anh không thực hiện được điều gì hết, tôi không phục những người đó. Nếu tôi đi khiếu kiện mà sai thì bắt tôi nhốt, bỏ tù. Còn nếu tôi đúng thì phải đền cho tôi. Nếu tôi sai bắt tôi ra bắn bỏ tôi đồng ý.
Ông Trương Tấn Sang, ổng về tỉnh Tiền Giang, Gò Công thì dân chạy theo rất là nhiều vì Vua về làng mà! Vậy mà công an nó đón chúng tôi, nó không cho gặp, nó đón, nó không cho chúng tôi đi. Đi tới đâu là nó chặn, nó quăng lên xe, thậm chí nó bẻ ngược tay tôi lại, bẻ lọi tay tôi. Nó còn nhấn từ trên ngực tôi nó nhấn xuống vì vậy đó là lý do tôi mặc một bộ đồ tang tôi đi biểu tình.”

Phải xử lý tập trung dứt điểm

danoanMXT2-250a.jpg
Dân oan Thanh Oai tập trung khiếu nại, tố cáo tham nhũng ngay cổng trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, tháng 12, 2012. RFA file.
Ông Huỳnh Phong Tranh đã ra lệnh cho địa phương phải có biện pháp đối với người tập trung khiếu kiện sau cưỡng chế. Phải xử lý tập trung dứt điểm. Trước lời lẽ đe nẹt này chị Cấn Thị Thêu cho biết thái độ của bà con Văn Giang Dương Nội:
“Chúng em vẫn tiếp tục vì bây giờ chúng em đã xác định rồi, khẩu hiệu chúng em đã chăng ra ruộng rồi: thà hy sinh tất cả nhất định không chịu mất đất, nhất định không chịu thất nghiệp đói nghèo. Cho nên chúng em có thể chết, có thể ngã xuống thì cũng chấp nhận chứ không sợ gì bị bắt, bị tù. Bà con chúng em bảo nếu bây giờ các ông thu hết phần đất của chúng tôi thì tốt nhất là các ông xếp hàng hết dân lại các ông bắn hết đi, đổ xác dân xuống sông xuống biển rồi hẳn cướp đất của dân.
Bây giờ đã cướp hết sạch mà còn truy tố thì chúng em dù có chết cũng chẳng sợ đâu.”
Còn bà Lê Thị Nguyệt thì sao, liệu bà có sợ để mà bỏ cuộc hay không?
“Tôi chấp nhận đi. Đi bằng mọi giá đòi cho được. Tôi có đầy đủ bằng chứng để tôi nói với anh như vầy: màu sắc chính trị là chính anh; là đảng viên anh làm như vậy tại sao luật của nhà nước, của Thủ tướng chính phủ đưa ra mà anh không thực hiện? Trước khi anh chỉ dạy cho tôi anh phải làm đúng tôi mới nghe anh. Anh làm không đúng thì dù tôi có bị tù tội vẫn tiếp tục đi.”
Người dân không lạ gì thành quả chống tham ô mà các Tổng thanh tra chính phủ từ đời này sang đời kia đã thực hiện. Chiếc ghế Tổng Thanh tra chính phủ từ xưa tới nay chưa xuất hiện một ngôi sao nào khả dĩ phát hiện tham ô trước khi dư luận đánh động về những vụ lớn mà chỉ chạy theo những vụ nho nhỏ, tầm thường để làm cho có và rồi cuối cùng hầu như trôi vào quên lãng.
Ông Huỳnh Phong Tranh là một Tổng thanh tra chính phủ làm được việc cho chính phủ nhất. Điều đó ông có thể chứng minh trong suốt nhiệm kỳ của ông vừa qua và vì thế lời phát ngôn của ông có vi hiến chăng nữa cũng không ai để ý, ngay cả các đại biểu Quốc hội vì họ đang tập trung tài trí, sức lực vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

No comments:

Post a Comment