Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc Phòng và Bộ Giáo Dục vừa được ban hành, sửa đổi bổ sung một số quy định mới trong việc thi hành nghĩa vụ quân sự của nam thanh niên.
Nghĩa vụ quân sự đã thật sự công bằng?
Từ ngày 7/3 tới đây thông tư vừa nêu bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, công dân nhận được giấy báo nhập học ở các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp…trước hoặc sau thời điểm nhận lệnh báo nhập ngũ thì phải lưu điểm và gia nhập quân đội trong 2 năm. Đại tá Nguyễn Minh Diệp, thuộc Cục Quân lực, Bộ Quốc Phòng trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Vnexpress nhấn mạnh rằng việc sửa đổi này làm tăng chất lượng và số lượng bộ đội cũng như giải quyết được công bằng xã hội “không để người học giỏi đi học Đại học, chỉ người học dốt đi bộ đội”. Có nhiều ý kiến ủng hộ quy định mới này và cho rằng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của một công dân. Việc học tập là chuyện cả đời và quân đội là một ngôi trường lớn cho các bạn thanh niên.
Tuy nhiên cũng có không ít ý ki
ến trái chiều cho rằng quy định mới có thật sự giải quyết công bằng xã hội hay không khi sự khác biệt giàu nghèo ngày càng phân hóa các tầng lớp xã hội. Hiện có rất nhiều bạn trẻ không thể thực hiện ước mơ tiếp tục học tập của mình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà gia nhập quân ngũ thì đó không phải là những người lính dốt nát. Bên cạnh đó, có rất nhiều gia đình giàu có cho con em đi du học ở nước ngoài cũng như chạy tiền cho những “cậu ấm”, “quý tử” của mình không phải lên đường khi có lệnh nhập ngũ. Câu hỏi đặt ra liệu quy định mới này có tạo thêm điều kiện cho nạn tham nhũng đang tràn lan khắp mọi nơi ở các địa phương và sẽ có những tiêu cực sẽ xảy đến trong quá trình tuyển mộ lính mới?
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng thuộc Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Thiện Minh phát biểu là quân đội rất cần đến đội ngũ có trình độ cao. Ông Minh cho rằng nghĩa vụ công dân chỉ có 2 năm, các em có thể quên kiến thức một chút nhưng các em còn cả một thời gian sau để ôn luyện và học tập. Vụ trưởng Giáo dục còn nhấn mạnh các quốc gia như Hàn Quốc, Israel tuyển dụng quân ngũ theo cách này đã từ lâu. Một người lính trẻ vừa giải ngũ nói gì về quy định mới trong thông tư liên tịch 13?
“Theo quy định mới thì có phần thiệt thòi cho những bạn trẻ. Là một người đi làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổ quốc thì hoàn toàn đúng nhưng trong trường hợp đậu ĐH thì khi đó tinh thần rất hăng hái để thỏa ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường, tâm huyết học hành rất cao nhưng phải hoãn lại 2 năm thì kiến thức của mình sẽ bị mai một. Em nghĩ nếu những người học xong Đại học, có trình độ mà đi phục vụ cho quân đội thì lúc này quân đội sẽ được nâng cao chất lượng hơn. Quân sự các nước hiện giờ đều phát triển với công nghệ nên đòi hỏi người lính phải có trình độ chuyên môn cao để tiếp thu những công nghệ mới”.
Người lính trẻ này nêu lên ý kiến nếu nhập ngũ sau khi đã hoàn tất chương trình Đại học hoặc kỹ thuật chuyên môn thì như vậy quân đội mới đủ sức lớn mạnh, nâng tầm và cũng là thời gian thích hợp cho các bạn trẻ trải qua kỳ huấn luyện nếp sống nề nếp, kỷ luật, và có tính cộng đồng trước khi bước chân vào đời để trở thành một công dân hữu dụng trong xã hội.
Nhiều người cho rằng Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc Phòng so sánh Việt Nam với Hàn Quốc và Israel là khiên cưỡng vì nền giáo dục và tình hình xã hội của 2 quốc gia này khác xa với Việt Nam. Nhiều bậc phụ huynh không phản đối việc con em mình làm tròn bổn phận nghĩa vụ quân sự đối với quốc gia nhưng nỗi lo lắng nhiều hơn khi tình hình ở Biển Đông Trung Quốc ngày một hung hăng mà những chú lính lại còn quá trẻ, chỉ 18, đôi mươi. Cô Mai hiện có con đang thi hành nghĩa vụ quân sự nói với đài ACTD:
Người ta còn lo lót để không đi nữa mà. Tâm lý là sợ chiến trường, ra trận làm lính càn, bị bắn cái đùng rồi chết thì ai không sợ. Nói gì thì nói, thật sự học xong mới đi thì không sao. Còn đang tuổi này, đang học mà bắt phải đi thì không hay lắmBạn Bi, 18 tuổi
“Lo chứ. Rất lo. Tại vì lính trong thời bình thì thấy cái gì cũng tốt hết, trưởng thành, thể lực tốt…Nhìn thấy thì yên tâm. Nhưng mà nói đến vụ tranh chấp biển đảo thì rất sợ. Đó là chuyện sống còn. Thành ra cha mẹ nào cũng sợ hết”.
Trong khi có nhiều ý kiến trái chiều về quy định mới trong việc thi hành nghĩa vụ quân sự thì hầu hết các em nam thanh niên đang ở độ tuổi vừa rời ngôi trường phổ thông tỏ ra hoang mang. Nhiều bạn trẻ tâm tình với chúng tôi nếu bắt buộc phải lên đường tòng quân vì theo luật định thì các em thi hành nhưng nếu được cơ hội lựa chọn thì các em sẽ chọn nhập ngũ sau khi hoàn tất chương trình học của mình. Bạn Bi, 18 tuổi chia sẻ:
“Việt Nam với Trung Quốc tranh chấp nhiều quá nên Nhà nước lo sợ bắt vậy thôi. Đó là cá nhân của em nghĩ vậy. Không có chuyện tranh chấp thì chắc không bắt phải đi nghĩa vụ đâu. Nếu hỏi tâm lý thì em sẽ rất lo. Tại vì ai cũng sợ lắm. Người ta còn lo lót để không đi nữa mà. Tâm lý là sợ chiến trường, ra trận làm lính càn, bị bắn cái đùng rồi chết thì ai không sợ. Nói gì thì nói, thật sự học xong mới đi thì không sao. Còn đang tuổi này, đang học mà bắt phải đi thì không hay lắm”.
Vụ trưởng Nguyễn Thiện Minh cho rằng một khi đất nước còn thì mọi người mới có thể yên tâm học hành và làm việc. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ mà chúng tôi tiếp xúc bày tỏ nguyện vọng hãy để cho tuổi trẻ của họ cống hiến bằng tâm huyết của chính họ. Họ trông chờ vào một cơ hội đối thoại cho tương lai của bản thân cũng như vận mệnh của quốc gia hơn là phải thi hành một mệnh lệnh chỉ mang tính “nghĩa vụ” mà thôi.
No comments:
Post a Comment