Mục lục nỗi đau dan tôi

Monday, March 18, 2013

Thư gửi các chú, các anh Công an mạng



Nguyễn Hồng Thanh Trúc (Danlambao) - Từ một sản phẩm của "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người", gửi tới các chú, các anh Công an mạng. 

Chào các chú, các anh! Mọi người vẫn khỏe chứ? 

Cháu nghĩ các chú, các anh vẫn thường xuyên theo dõi, cập nhật trang Danlambao này, nên mạn phép gửi gắm đôi điều đến mọi người. Cháu không mong cầu sẽ thay đổi suy nghĩ, tư tưởng hay hỗn hào lên án các chú, các anh, bởi cháu hiểu mỗi người đều có một lí tưởng, niềm tin riêng. Không lí tưởng, không niềm tin, chỉ là tồn tại, chứ chẳng còn là sống nữa.

Thư này cháu cũng không bàn về lịch sử quá khứ, hay bất cứ lí tưởng chính trị nào. Cháu chỉ muốn kể đôi điều về những gì cháu gặp, cháu thấy, để mọi người có thể thử đứng từ góc nhìn của cháu, một người trẻ, sống, học tập theo đảng và nhà nước trong 21 năm qua, sau một thời gian ngắn ngủi đã thất vọng ở những thứ mình hằng tin tưởng như thế nào. 

Từ khi lên năm, cháu đã thuộc lòng, nghêu ngao theo những bài hát yêu kính bác Hồ, đọc vanh vách Năm điều bác Hồ dạy, hàng ngày thu thập bông hồng, bông sen, cuối tuần được phiếu bé ngoan, để mẹ tặng thưởng, để cành cựa với bạn bè. 

Tiểu học, trung học cơ sở, cháu nâng niu tấm khăn quàng đỏ, giặt giũ, ủi phẳng mỗi ngày. Cháu cười nhạo bọn bạn hư hỏng không được làm Đội viên, cháu xem khinh Đội viên luộm thuộm khăn quàng nhăn nheo, lúc đeo, lúc quên bẵng. 

Trung học phổ thông, do nhà xa, cháu thường muộn học, bị trừ điểm hạng kiểm, nên đường vào Đoàn xem như mờ mịt. Nhìn chúng bạn họp hành đoàn viên, cháu buồn tủi lắm. Đôi lúc còn cảm thấy nhục nhã cho thân mình. 

Rồi cháu đi du học. Vẫn có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", chưa bao giờ là sai cả. Cháu học được nhiều thứ lắm, không chỉ kiến thức trong trường học, mà còn cả kiến thức xã hội bao la. 

Cháu ở Nhật. Tiếng Nhật của cháu cũng thuộc loại giao tiếp ổn, tuy vậy mẹ cũng mong muốn cháu trau giồi thêm, vì cháu sống ở đây "không chỉ một hai ngày, cũng cần tiếng để giao lưu với người bản xứ. Chẳng nhẽ cứ đi học rồi ru rú ở nhà? Đi du học như vậy thì vô nghĩa lắm!". 

Vậy nên cháu theo học thêm ở một trường Nhật ngữ. Lớp cháu theo học, có một chú người Việt Nam, chú này đi học theo diện cán bộ tu nghiệp, ở đây cũng được hơn một năm rồi. Chú cũng thường bắt chuyện với cháu, nhưng một vài lần thì cháu kiêng dè, chẳng muốn giao tiếp. Một tuần chú xuất hiện trong lớp được hai ngày thì đã là điều lạ lùng lắm rồi. Cũng chẳng phiền hà gì ai đâu, nhưng mỗi lần chú đi học và được gọi đọc bài thì mất phải nửa tiết học. Do chữ thì chú chữ biết chữ không. Oái ăm là một năm rồi chú sang đây tu nghiệp. 

Lần nọ cháu đánh dạn hỏi chuyện chú. Chỉ biết trố mắt ngồi nghe chú nói. 

Một tháng Nhà nước chu cấp cho chú tầm 100.000¥ (khoảng 28 triệu vnđ vào thời điểm đầu năm ngoái), chú không phải lo tiền học hành, nhà ở vì cũng được bao trọn gói rồi. Vậy những ngày học, cà phê cà pháo nhậu nhẹt cùng các tu nghiệp sinh cùng cảnh khác, là từ số tiền này mà ra. 

Chú cũng chẳng xài hết được, chú cũng sống tiết kiệm lắm, tiền còn lại chú gửi về Việt Nam cho vợ chú cất để dành, mặc dù lương ở cơ quan vẫn không bị trừ tháng nào. Chú kể ngô nghê thật thà lắm, nhưng trong đầu cháu thì đang giận sôi lên. "Chú ơi, 100.000¥ đó là tiền ba mẹ cháu và nhân dân Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ thuế mà thành!". Cháu không nói chuyện với chú từ ngày đó. 

Ngày chú về Việt Nam, chú nói một câu chả biết thật hay đùa "Học xong chứ chả biết khỉ gì!". Bao nhiêu người như chú ấy nữa? Cháu nên cười hay nên khóc đây?!? 

Mà thôi cũng không thể nói được điều gì. Cháu vẫn tâm niệm trong đầu, có người tốt cũng có người xấu, có người gian trá thì ắt phải có người thanh liêm chính trực. Gác chuyện này sang một bên vậy. 

Đó là chuyện đối mặt với đồng hương trên đất khách. Xem thử quốc tế chào đón cháu như thế nào. 

Trường đại học cháu theo học, khoa giảng dạy bằng tiếng Anh, toàn bộ là sinh viên quốc tế. Cháu là ngừơi Việt duy nhất, cũng kết được một số bạn. Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Úc, Jamaica,... Chả là hôm Tết Nguyên Đán vừa rồi, cháu cũng nhờ mẹ gửi xấp phong bì và ít tiền 10.000 đồng để mừng tuổi các bạn lấy hên, cũng vừa giới thiệu chút văn hóa nước nhà. Các bạn cháu vui, háo hức lắm. Một bạn người Hàn, ngắm nghía tờ tiền và hỏi cháu: 

- Ho Chi Minh, right? (Hồ Chí Minh phải không?) 

Không tả được là cháu đã vui mừng hãnh diện đến thế nào đâu, cháu bắt đầu huyên thuyên về sự vĩ đại, về chiến tích, về nhân cách sáng ngời của Bác, từ những gì mà cháu đã được học suốt ba cấp học trước những con mắt tròn dẹt của chúng bạn. Nhưng khi cháu vừa nhắc tới sự kiện 1987, Bác được Unesco công nhận Danh nhân thế giới.. 

- You've gotta be kidding me? (mày đùa tao à?) - một thằng người Úc nhảy ngay vào miệng cháu. 

-Whatcha mean? (ý mày là sao?) - lúc này thì cháu nóng máu lắm. 

- I dont know, you tell me. (tao không biết, mày nói tao nghe xem) - mặt nó lúc này quả là không đùa. 

Cháu bỏ đi sau khi dùng một số ngôn từ không hay ho để trả đũa, trước sự ngỡ ngàng của chúng bạn, thế nhưng mặt nó vẫn không biến sắc. 

Cháu về nhà, lòng hừng hực lửa tức giận, nó dám khinh khỉnh lên niềm tự hào dân tộc cháu. Đúng là bọn ngoại bang cao ngạo, khốn kiếp. Cháu quyết phải làm nó tâm phục khẩu phục. Cháu vào Google, tìm được bài tiểu sử của Bác trên trang Wikipedia tiếng Việt. Cháu đã hả hê lắm. Rõ rành rành đây, bao nhiêu chiến công, bao nhiên câu chuyện vĩ đại về cuộc đời Bác và nhất là danh hiệu Danh Nhân thế giới Unesco truy tặng ngày 20/11/1987. Lần này thì nó chỉ có mà cúi mặt nhận sai. 


Sáng sau đó, cháu tìm gặp dịch vanh vách cho nó nghe cả bài tiểu sử dài về đời Bác, tới đoạn Unesco, cháu búng tờ giấy đồm độp cho nổ con mắt nó ra. Nó vẫn chẳng nói gì. Nó chờ cháu huyên thuyên mãi thôi rồi mới mở miệng 

- I dont understand Vietnamese, i dont know what you're saying is right or wrong, but i refer something more objective, more "international". (tao không hiểu tiếng Việt, tao không biết điều mày nói đúng hay sai, tao dựa vào cái gì đó khách quan hơn, "quốc tế" hơn.) 

Nói đoạn, nó vào cũng vào Google, tìm tiểu sử của Bác, nhưng lần này là bản wikipedia quốc tế, bằng tiếng Anh. Cháu đọc từng chữ, từng chữ, càng đọc càng thấy hoang mang. Cháu sẽ không đề cập đến nội dung của nó, cháu không chắc được là nó đúng hay sai, và cháu có tin hay bác bỏ nó, vì nếu nói ra đây thì sẽ là cuộc tranh cãi dài hơi lắm, chuyện chứng minh thì càng khó tưởng, nó đã thuộc về quá khứ. 

Cháu xin đề cập tới chuyện hiện tại mà ta có thể chứng minh ngay, một cách dễ dàng. 

Vấn đề Danh nhân Thế giới của Bác. Cháu choáng váng. Trong đây có đoạn 

[.... 
In 1987, UNESCO officially recommended to member states that they "join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory", CONSIDERING "the important and many-sided contribution of President Ho Chi Minh in the fields of culture, education and the arts" who "devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress."[75] However, this was met with an uproar amongst some overseas Vietnamese, especially in North America, Europe and Australia, who criticize Ho as a Stalinist dictator and for the human rights abuses of his government.[76] 

(Năm 1987, UNESCO chính thức kiến nghị các nước thành viên "tham gia lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện nhằm tôn vinh những kí ức về Ngài", XEM XÉT" sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật" người mà đã "cống hiến cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Tuy nhiên, điều này đã vấp phải phản ứng gay gắt của một số người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, những người chỉ trích ông Hồ như một nhà độc tài Stalin và các vi phạm nhân quyền của chính phủ của ông.) 

Cháu đọc mãi, đọc mãi, cố tìm lời công nhận cho danh hiệu Danh nhân Thế giới của Bác, nhưng không thể. Nghĩ mình cẩu thả, cháu lại đọc thêm hai lần từ đầu chí cuối xem mình có ngu ngốc bỏ sót đoạn nào không. Cuối cùng cháu bỏ cuộc và ngước lên nhìn nó. 

- Can't find what you're looking for? (không tìm được điều mày cần tìm à?) - nó lẳng lặng khoanh tròn phóng to cho cháu thấy chữ XEM XÉT (CONSDERING) rồi nhìn cháu. 

Cháu cũng không nhớ nổi sau đó thì thế nào nữa, đầu óc cháu rối bời, không biết nên suy nghĩ thế nào cho phải, cho đúng. Cả đêm cháu cứ trằn trọc mãi, suy nghĩ về lòng tin suốt 21 năm qua của mình. 

Sáng hôm sau là một ngày chủ nhật, cháu dành một ngày để quyết định mình nên làm gì. Thế rồi cháu lên mạng bắt đầu hành trình tìm sự thật. Cháu vào những trang web bị nhà nước gán mác phản động, chống phá. Cháu muốn thử đọc xem người ta viết gì, nghĩ gì, tại sao lại làm như vậy. Cháu thử nhìn nhận vấn đề khách quan và " quốc tế" như người bạn cháu. 

Lại một lần nữa cháu đau ê ẩm đầu, cháu lại chả biết nên tin vào đâu, cái gì là thật, cái gì là giả. Bỗng cháu thấy một nỗi sợ mơ hồ, phải chăng từ ngày cháu sinh ra cõi đời này, đã bị bủa vây bởi những lời dối trá? Cả cuộc đời cháu trước nay đã bị lường gạt? 

Nhưng rồi cháu quyết định, tốt nhất đừng tin ai cả, sự thật đến từ mắt thấy tai nghe. Trên cái mạng Internet bao la này, người ta nói gì chẳng được. Tốt thôi, cháu sẽ tự tìm ra sự thật, là người trực tiếp đón nhận nó, chứ không phải thông qua bất cứ ai hay trang báo nào. 

Cháu tìm được số điện thoại và liên lạc với tổ chức Unesco. Tim cháu đứng nhịp khi đầu dây bên kia nghe máy chỉ sau một hồi chuông. Một giọng phụ nữ trẻ trả lời bằng tiếng Pháp, tiếng Pháp của cháu không giỏi, nên hỏi xem chị nói được tiếng Anh không, chị trả lời có. Cháu trình bày về thông tin mình tìm được về Bác trên wikipedia quốc tế, và những điều mình được học, được biết. Cháu hỏi chị này mình có thể liên hệ với ai để xác nhận. Chị hẹn cháu khoảng nửa tiếng gọi lại xem sao. 

Lần hai cháu điện thoại, một phụ nữ đứng tuổi nghe máy, cháu trình bày lại một lần nữa, lần này cô chuyển máy cháu tới một giọng đàn ông trẻ. Ông này im lặng nghe cháu giải trình (lần ba, haiz). Sau đó ông bảo cháu gửi email cho ông, thì ông sẽ nắm rõ hơn và mới trả lời chính xác cụ thể hơn được. Ông cho cháu địa chỉ email. 

Cháu lại gửi email cho ông này, nhận được hồi đáp, cháu run rẩy 

Dịch thư cháu gửi ông Roni

No comments:

Post a Comment