Mục lục nỗi đau dan tôi

Thursday, March 21, 2013

Khám phá thế giới ngầm đội quân chỉ điểm cho FBI


Đội quân chỉ điểm cho Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) được trả lương để thâm nhập hợp pháp đến sex “nhử mồi” để lần ra những thông tin tình báo quan trọng.
Tuy những người làm nhiệm vụ chỉ điểm cho CIA nhiều khi phải làm việc toàn thời gian nhưng họ không được coi là nhân viên chính thức của chính quyề. Do đó, họ không phải tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt.
Đội quân chỉ điểm cho FBI có thể làm bất cứ điều gì mà nhân viên chính thức không được phép làm từ những vụ lục soát không có lệnh của tòa án cho đến quan hệ tình dục với các mục tiêu để lần ra những âm mưu khủng bố.

Vấn đề nguồn chỉ điểm của FBI không có gì mới, nhưng công cụ điều tra hiệu quả này đang là đề tài gây tranh cãi chưa từng có trong lịch sử sau khi đội quân ngầm này được đưa ra ánh sáng trong một loạt phiên tòa xét xử khủng bố mới đây. Giới truyền thông bắt đầu dò xét đội quân chỉ điểm của FBI và từ đó người ta đặt câu hỏi: liệu những người chỉ điểm có vi phạm các quyền công dân hay không?. Đồng thời, vụ việc này cũng khơi lên những vấn đề rối rắm về tính hợp pháp của những cuộc điều tra khủng bố.

Đội quân chỉ điểm nhiều thành phần của FBI
Richard Masato Aoki từng làm người chỉ điểm cho CIA
Những người chỉ điểm chuyên nghiệp thường được FBI tuyển dụng trước khi bắt đầu tìm cách thâm nhập vào một tổ chức tội phạm hay cực đoan nào đó. Trong một số trường hợp, người chỉ điểm được chọn do có bề ngoài thích hợp cho cuộc điều tra.
Ví dụ, một người Hồi giáo giàu có hay một cô gái xinh đẹp chứ không vì người này đã có mối quan hệ từ trước đó với các mục tiêu của FBI. Trong khi đặc vụ FBI được huấn luyện có bài bản về pháp luật, đội quân chỉ điểm này không hề bị các luật lệ nghiêm ngặt ràng buộc mà chỉ đơn giản thu thập thông tin về các mục tiêu và nhận lương.
Mike German, cựu điệp viên ngầm của FBI và hiện là Cố vấn chính sách về an ninh quốc gia, nhập cư và đời tư công dân cho Liên minh Dân quyền Mỹ (ACLU) cho biết: “Thường thì những thông tin mà người chỉ điểm cung cấp sẽ giúp mở đường cho điệp viên FBI thâm nhập tổ chức để bí mật điều tra. Sau đó, người chỉ điểm bị loại bỏ, nhường chỗ cho điệp viên ngầm hoạt động. Bởi vì những điệp viên chuyên nghiệp thông hiểu luật pháp và có những kỹ năng cần thiết”.
Tuy nhiên, cũng có một số lớn các trường hợp, người chỉ điểm trở thành điệp viên ngầm cho FBI trong suốt nhiều tháng hay nhiều năm dài. Ví dụ như một người chỉ điểm của FBI bí mật theo dõi Black Panthers trước khi nhóm tội phạm bắt đầu xung đột với cảnh sát thành phố Oakland bang California vào thập niên 60 thế kỷ trước.
FBI tuyển dụng Richard Masato Aoki làm người chỉ điểm cho cơ quan này từ năm 1961-1977. Aoki về sau trở thành nhà hoạt động chính trị cấp tiến nổi tiếng. Aoki không là thành viên duy nhất của một nhóm cực đoan trở nên nổi tiếng dưới sự giám hộ của FBI.
Trong những năm 1990, một người chỉ điểm khác của FBI tên là Vince Reed cũng “ngoi” lên được vị trí thủ lĩnh của một tổ chức white supremacist (thuyết người da trắng là ưu việt) gọi là Aryan Nations. Trước đó, Reed được FBI giao nhiệm vụ giám sát Hells Angels do trong thời gian ngồi tù anh được nhóm tội phạm lái mô tô này kết nạp. Reed phục vụ cho FBI nhiều năm trước khi ra tòa làm chứng chống lại một số thành viên Aryan Nations vào năm 1996.
Trụ sở FBI ở Washington DC
Một số người cung cấp thông tin cho FBI để được trả tiền, số khác chấp nhận hợp tác để được sự khoan hồng của luật pháp do hành vi phạm tội của họ. Nhưng, cũng có nhiều người chỉ điểm thật sự là công dân tốt. Đó là trường hợp của nữ thông tín viên FBI tên là Karen Wister-Kearns. Sau vụ đánh bom thành phố Oklahoma năm 1995, FBI tuyển mộ Karen để thu thập thông tin về một người láng giềng xấu xa của cô là Mark Thomas, một phần tử white supremacist nguy hiểm.
Mark Thomas là nhà thuyết giáo của nhóm Aryan Nations thường tổ chức những buổi nhạc rock ca tụng quyền lực người da trắng tại trang trại vùng thôn quê bang Pennsylvania của hắn. Y làm thế để có cơ hội thu nạp những tên đầu trọc và Tân Quốc xã vào thế giới phân biệt chủng tộc có tổ chức. Nhiệm vụ của Karen là tham gia các sự kiện của Mark Thomas và báo cáo cho FBI khi thấy có sự xuất hiện của những chiếc ôtô mang biển số thuộc bang khác.
Nhưng Karen làm việc không được FBI trả lương và công việc chỉ giới hạn ở mức độ thu thập thông tin một cách thụ động. Tức là Karen chỉ báo cáo cho FBI những gì mà cô nhìn thấy mà hoàn toàn không dính líu đến thế giới tội phạm của Mark Thomas. Thomas bị bắt giữ năm 1997 và bị buộc tội sử dụng tiền mặt từ những vụ cướp ngân hàng để nuôi dưỡng phong trào white supremacist.
Những người chỉ điểm chuyên nghiệp trong bảng lương của FBI
Trong khi một số người chỉ điểm hoàn thành công việc trong giới hạn cho phép thì một số khác được yêu cầu đóng vai trò tích cực hơn. Những người chỉ điểm tích cực này không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin cho FBI mà còn tham gia vào nhiều cuộc điều tra. Đồng thời, họ đóng vai trò giống như một đặc vụ hơn là công dân bình thường.
Một người chỉ điểm được yêu cầu giấu tên, nằm trong bảng lương của FBI. Họ được tuyển dụng để giám sát các thành phần white supremacist và cực đoan trong một thời gian dài. Không lâu sau khi làm việc cho FBI, người chỉ điểm này dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc và hoàn thành các nhiệm vụ mà một điệp viên ngầm không thể làm được do bị luật pháp ngăn cấm.
Mike German, cựu đặc vụ FBI và hiện là quan chức của ACLU
Người chỉ điểm giấu tên cho biết trong một cuộc phỏng vấn của báo chí: “Tôi có thể dò xét những nơi mà họ (đặc vụ FBI) không thể dò xét nếu không có giấy phép. Tôi có thể làm mọi việc mà luật pháp ngăn cấm bởi vì tôi không là sĩ quan FBI bị ràng buộc bởi lời tuyên thệ phải tôn trọng luật pháp”. Đơn giản là anh ta không hề được huấn luyện về những giới hạn dò xét hợp pháp.
Thay vào đó, FBI chỉ đề nghị người chỉ điểm cung cấp những thông tin mà họ muốn biết mà không cần biết đến việc anh ta sẽ hành động như thế nào. Tuy nhiên, cũng nhờ những người chỉ điểm như thế mà FBI có thể mở cuộc đột kích thành công vào những nơi cất giấu vũ khí và chất nổ của tội phạm khủng bố.
Một trường hợp khác đó là phần tử white supremacist Dennis Mahon không hề biết bạn gái của hắn – một phụ nữ tóc vàng quyến rũ có hình xăm chữ thập ngoặc phát xít trên mình tên là Rebecca Williams là người chỉ điểm cho FBI. Rebecca vốn là một vũ nữ thoát y nhưng không có tiền án và động cơ hợp tác với cơ quan điều tra là cô có cha và chú làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật. Đồng thời, cô cũng có ước nguyện trở thành cảnh sát.
Rebecca trở thành nhân viên được trả lương nhưng do được coi là người cung cấp thông tin cho nên cô không bị ràng buộc bởi những quy định pháp luật như đối với đặc vụ ngầm. Cuối cùng, căn cứ vào sự làm chứng của Rebecca và bằng chứng video do cô cung cấp, Dennis Mahon 61 tuổi bị buộc tội liên quan đến nhiều vụ đánh bom khủng bố trên khắp nước Mỹ và lãnh án 40 năm tù giam.
Vấn đề người chỉ điểm sử dụng sex để “mồi chài” moi móc thông tin từ tội phạm cũng gây tranh cãi nhiều ở Mỹ. Craig Monteilh, người chỉ điểm của FBI được giao nhiệm vụ giả vờ quy theo đạo Hồi để theo dõi những người có cảm tình với khủng bố trong số các giáo đường Hồi giáo ở hạt Orange bang California. Sau đó, Monteilh được FBI cho phép… lên giường với những phụ nữ Hồi giáo để thâm nhập cộng đồng người Hồi giáo ở California vào tháng 3/2012.
Phần tử White Supremacist Dennis Mahon
Nhưng không may là vỏ bọc của Monteilh bị phát hiện và những việc làm của anh trở thành trung tâm của một vụ kiện dân sự chống FBI từ phía các tổ chức Hồi giáo California. Một đặc vụ hoạt động ngầm sẽ bị kỷ luật nặng nếu có quan hệ tình dục với đối tượng đang bị điều tra.
David Gomez, cựu đặc vụ FBI trải qua nhiều năm điều tra khủng bố trong nước giải thích rằng: “Đó là chuyện lớn. Anh sẽ bị sa thải và còn bị truy tố hình sự. Nếu FBI ra lệnh cho anh quan hệ tình dục với mục tiêu tội phạm thì FBI sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý”.
Tranh cãi về vai trò người chỉ điểm của chính quyền
Sau ngày 11/9/2001, hoạt động của đội quân chỉ điểm cho FBI (cũng như các cơ quan khác như là Cục Quản lý vũ khí, rượu và thuốc lá Mỹ – ATF) đều bị giới truyền thông dò xét và chỉ trích. Shahed Hussain là công dân Pakistan kiếm được hàng chục ngàn USD khi làm người chỉ điểm cho FBI trong nhiều vụ điều tra tiến hành tại ít nhất ba đại lục từ năm 2002. Nhưng vai trò cung cấp thông tin của Hussain lại trở thành trung tâm cuộc tranh cãi trong phiên tòa xét xử 4 công dân Mỹ liên quan đến âm mưu đánh bom khủng bố hai năm trước đó ở New York.
Tại phiên tòa, thẩm phán Collen McMahon chỉ trích mạnh mẽ cách thức điều tra không đúng quy định của pháp luật của FBI, cho rằng cơ quan này sử dụng người chỉ điểm nhằm tránh né những ràng buộc luật pháp đối với đặc vụ ngầm. Mối lo ngại của dư luận cũng nổi lên trong vụ án của Rezwan Frdaus, người bang Massachusetts bị bắt giữ năm 2011 vì liên quan đến âm mưu đánh bom Lầu Năm Góc. Tham gia điều tra nhóm khủng bố của Ferdaus là hai điệp viên ngầm của FBI và một người chỉ điểm có vấn đề với ma túy.
Trong phiên tòa xét xử, luật sư biện hộ cho Ferdaus cố gắng bác bỏ tính đáng tin cậy của người chỉ điểm dựa trên cơ sở người này sử dụng ma túy. Trong rất nhiều trường hợp, việc chính quyền Mỹ sử dụng đội quân người chỉ điểm chuyên nghiệp để điều tra bị đưa ra tranh cãi tại tòa án. Có lẽ vấn đề quan trọng nhất là việc sử dụng người chỉ điểm của FBI có thích đáng và có được coi là bất hợp pháp hay không.

No comments:

Post a Comment