Mục lục nỗi đau dan tôi

Friday, May 17, 2013

Vé số: mồ hôi và bí mật



Uyên Nguyên, thông tín viên RFA, Việt Nam
2013-05-17
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trẻ em bán vé số xuất hiện rất nhiều thời gian gần đây
Trẻ em bán vé số xuất hiện rất nhiều thời gian gần đây
RFA
Việt Nam có 64 tỉnh thành, trong đó, số lượng công ty xổ số kiến thiết không liên kết giữa các tỉnh chiếm số lượng 100%, nghĩa là có tổng cộng 64 công ty xổ số kiến thiết qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó, có chừng 30 công ty liên kết các miền, cụ thể là Bắc, Trung, Nam, mỗi miền, các tỉnh tự liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn xổ số kiến thiết. Và, mỗi công ty có số lượng nhân viên biên chế chưa tới 50 người, với mức lương khá hời, số còn lại, cũng là nhân viên nhưng không có bất kì một chế độ nào, đó là những người bán vé số. Số lượng này đông gấp nhiều chục lần nhân viên biên chế, nhưng thu nhập và đời sống của họ vô cùng khó khăn. Thậm chí, có nhiều người chết trên đường đi bán vé số vì bụng đói và bệnh tật!

Ngành sổ số Việt Nam giúp hay bóc lột dân nghèo?
Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động, bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận...Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng
Với mức thu nhập bình quân mỗi ngày từ vài chục ngàn đồng cho đến một trăm ngàn đồng. Mức một trăm ngàn đồng là mức may mắn của người bán vé, hiếm khi họ kiếm được số tiền lãi này, vì để có nó, người bán phải bán được 100 tấm vé giá 10 ngàn đồng cho một ngày. Nhưng đây là con số rất khó đạt được, chỉ có những người bán vé cho ngày mai ngay trong buổi chiều hôm nay mới có cơ may kiếm được số lượng này.
Vừa bán vé số vừa trông em. RFA
Vừa bán vé số vừa trông em. RFA
Nghĩa là buổi sáng, họ thức dậy lúc 5h, ăn uống qua loa và lên đường, lang thang hết quán cà phê này sáng quán ăn nọ để chào mời vé số, 4 giờ chiều trả vé, lấy tiếp vé ngày mai đi bán cho đến 9 giờ tối. Đương nhiên, để kiếm được chén cơm, manh áo, họ phải chấp nhận sự khó chịu, thậm chí những lời thóa mạ của khách vì bị quấy rầy, mời mọc trong lúc đang ăn. Nhưng nếu nhìn kĩ, người bán vé số cũng không có cơ hội mời chào khác ngoài việc đi từ bàn ăn này đến bàn ăn khác hoặc từ bàn cà phê này đến bàn cà phê khác để mời.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận, chi phí in ấn một tờ vé số không bao giờ vượt tới mức giá 500 đồng, chi phí trả cho người phát hành vé số, từ đại lý cấp 1 cho đến người bán là 1.300 đồng, trong đó, đại lý được hưởng 3% trên giá vé số, người bán được hưởng 10%. Như vậy, tổng số tiền lãi công ty nhận trên một tờ vé số sẽ là 8.200 đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng, khấu trừ 13%, con số còn lại vẫn ở mức 492 triệu đồng.
Riêng về khoản tiền thuế đóng cho ngân sách nhà nước, con số này không ổn định và cũng không minh bạch do sự co giãn giữa mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền và chỉ số thuế qui định đã được phù phép cho nhỏ lại… Cũng chính vì lẽ này, phần đông nhân viên và ban bệ trong ngành xổ số kiến thiết đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Bán ngày không đủ phải tranh thủ bán ban đêm
Bán ngày không đủ phải tranh thủ bán ban đêm
Những giải độc đắc không có người trúng của mỗi ngày sẽ được sung vào công quĩ. Nhưng công quĩ đó đi về đâu và được bao nhiêu, đây là con số bí mật, không ai được biết, ngay cả nhân viên cấp thấp trong ngành xổ số kiến thiết cũng hoàn toàn mù tịt về chuyện này
Hơn nữa, các giải độc đắc của xổ số kiến thiết Việt Nam có hai điểm khác thường: Giải không được lũy tuyến và số lượng lần trúng độc đắc rất hy hữu. Ở điểm đặc biệt thứ hai, chính vì quá hiếm trường hợp trúng giải mà người trúng giải độc đắc dễ trở nên nổi tiếng trong cả nước mặc dù mức tiền không cao. Đây là hệ quả của vấn đề thứ nhất, mỗi ngày đều có quay số mở thưởng luân phiên trong nhóm liên kết, như vậy, mỗi công ty, một tháng quay số từ 10 đến 12 lần.
Nhưng vài tháng, thậm chí cả năm trời mới có một người trúng độc đắc, giải độc đắc vẫn căn cứ trên mức đã ghi trong tờ vé số chứ không tính lũy tuyến của những lần xổ trước mà không có người nhận. Những giải độc đắc không có người trúng của mỗi ngày sẽ được sung vào công quĩ. Nhưng công quĩ đó đi về đâu và được bao nhiêu, đây là con số bí mật, không ai được biết, ngay cả nhân viên cấp thấp trong ngành xổ số kiến thiết cũng hoàn toàn mù tịt về chuyện này.
Nếu có thấy được, người ta cũng chỉ nhận biết mơ hồ rằng làm ngành xổ số rất nhanh giàu, một ông phó giám đốc hoặc giám đốc xổ số kiến thiết, chỉ cần làm chức này vài năm, đã sắm biệt thự, xe hơi hạng sang, gái đẹp và xài rượu ngoại như nước lã…Trong lúc bản lương của họ chỉ ở mức từ 7 triệu đồng đến 12 triệu đồng, không thể cao hơn thế!
Trẻ em bán vé số thay vì đến trường học?
Trẻ em bán vé số thay vì đến trường học? RFA
Mỗi khi người bán vé số gặp giám đốc công ty hoặc quan chức, họ luôn sợ sệt, lo lắng bị những bề trên quở trách vì làm họ không vừa lòng. Trên thực tế, họ mới chính là những người hằng ngày phải đi lang thang, góp tiền nuôi bộ máy quản lý kia
Trở lại với người bán vé số, dường như mọi nỗi khổ đều đổ lên đôi vai của họ, chịu cực khổ, mưa nắng, rao bán từng tờ vé số. Nhưng, đổi vào đó là mức hoa hồng quá thấp, không đủ sống. Nghiệt nỗi, nếu họ không bán vé số, họ cũng không biết làm việc gì để sống vì nguy cơ thất nghiệp và nghèo đói của họ rất cao, không có chính sách khả dĩ nào của nhà nước dành để cứu họ cả!
Suy cho cùng, người bán vé số nói riêng, người lao động nghèo nói chung, vẫn đang bị bóc lột trên mọi nghĩa. Họ không có lựa chọn nào khác là chấp nhận bị bóc lột để tồn tại. Mặc dù họ cũng đủ thông minh để nhận biết điều này. Mỗi khi người bán vé số gặp giám đốc công ty hoặc quan chức, họ luôn sợ sệt, lo lắng bị những bề trên quở trách vì làm họ không vừa lòng. Trên thực tế, họ mới chính là những người hằng ngày phải đi lang thang, góp tiền nuôi bộ máy quản lý kia.
Từ hình ảnh của người bán vé số, thử đặt câu hỏi về tính công bằng, tính minh bạch và dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đáp án rơi vào con số zero rõ to! Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment