Nguyễn Chí Đức - Dẫn nhập: đây là cuộc trao đổi ngắn hết sức tình cờ, dân dã không hề được trau chuốt hay sắp xếp giữa tôi và một người cùng quê hương nhân dịp đi ăn đám giỗ một trăm ngày của ông bác ruột. Tôi hi vọng sau khi xem xong đoạn đối thoại ngắn dưới đây thì các cựu quân nhân, trí thức, công chức đã đang đóng góp trí tuệ/xương máu và thành danh dưới chế độ Cộng Sản cũng nên mạnh dạn thêm chút để góp phần cải tạo xã hội đang ngày càng nát bét. Quí ông, quí bà hãy tự lựa chọn lựa cho mình thế đứng, giữa “Trí Thức Cận Thần” với “Hiền Tài Quốc Gia”, giữa “Công Dân Tự Do” với “Nô Lệ Cộng Sản”, giữa Sự Thật với Giả Dối.
Duy Ninh: Họ tên là Nguyễn Duy Ninh (dạ) vào bộ đội năm 1967, ba tháng là đi B vào đường 9 Khe Sanh. Sau đó là các chiến dịch là Quảng Trị, rồi là bên Bắc Lào, rồi lại quay về đường 9 Nam Lào, rồi là đến 72 Quảng Trị, rồi đến chiến dịch cuối cùng là (chiến dịch thứ 5 là) chiến dịch Hồ Chí Minh vào đến tận cùng là chỗ cầu Bình Triệu của Sài Gòn. Sau đó về ra ngoài này là đến năm 77 là chuyển nghành.
Chí Đức: Anh có thể giới thiệu tên, tuổi, quê quán, năm sinh, ngày vào đảng và ngày ra đảng
Duy Ninh: Quê quán, họ và tên như khi nãy là Nguyễn Duy Ninh. Quê quán thì là làng Khả Phong này, xã Nam Sơn này, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Vào bộ đội là năm 67, vào Đảng năm 72. Tiếp theo là chuyển nghành sang nghành giáo dục, lại chuyển xuống BTC Tỉnh Ủy Nghệ An được 6 năm, về vì hoàn cảnh gia đình lại về cho gần nhà về BTC Huyện Ủy Đô Lương 10 năm, sau đó là làm thế nào để về. Tuổi chưa đủ nhưng mà năm tính ra là được 32 năm, cho nên là do 32 năm đó bù vào chỗ thiếu tuổi thì do chỗ đó cho nên về được. Về năm 92 nghỉ luôn .
Chí Đức: Lúc ấy năm 92 anh bao nhiêu tuổi?
Duy Ninh: 48 hầy (*)
Chí Đức: Đồng lúc anh cũng ra khỏi Đảng luôn hay sao?
Duy Ninh: Ra luôn! Nghỉ luôn! Không lấy!
(Tiếng một người chen vào : Năm mấy? Nghỉ! Tức là không lấy giấy giới thiệu về)
Chí Đức: Thế bây giờ anh có tâm tư nguyện vọng gì đối với quê hương-đất nước và dân tộc không?
Duy Ninh: Bây giờ làm thế nào để cho thực chất là dân chủ cái đã.
Chí Đức: Cụ thể dân chủ là cái gì?
Duy Ninh: Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được.
Chí Đức: Nhưng có một số ý kiến là dân chủ đồng nghĩa phải đa đảng thì anh, theo ý kiến anh thì như thế nào?
Duy Ninh: Đa đảng là đúng. Phải đa đảng. Bởi vì nếu như có một đảng thì anh muốn làm sai bao nhiêu cũng được. Nếu đa đảng, có 2 đảng trở lên người dân có thể là: tôi chọn anh này đúng. Mặc dù nó không đúng vĩnh cửu, nó không đúng lâu dài, nhiệm kỳ này anh đúng tôi chọn anh, nhiệm kỳ sau anh sai tôi chọn đảng khác tôi theo. Đúng là tôi theo, mà hợp với ý dân là tôi theo. Đấy ! “Ý đảng lòng dân” nhưng “Ý Đảng lòng dân” đã gặp nhau được bao nhiêu?
Chí Đức: bây giờ vì thời gian có hạn, xin hỏi anh một câu cuối cùng là bây giờ giả sử có một huặc một vài đảng khác mà đảng yêu nước mà đảng vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam thì anh có ủng hộ không?
Duy Ninh: Về tinh thần là tôi ủng hộ nhưng về sức lực và thể chất (ám chỉ bản thân) có thể là chỉ được giới hạn một mức nào đó thôi.
Chí Đức: Bây giờ mà có một hội những người Huynh Đệ những người mà ra khỏi Đảng thì anh có ủng hộ, anh có tham gia không?
Duy Ninh: Tôi tham gia. Vâng!
Chí Đức: Vâng, xin cám ơn anh!
(*) : Ông Nguyễn Duy Ninh sinh năm 1947, ra khỏi ĐCSVN âm thầm năm 1992
Bonus: dưới đây là đoạn trao đổi khác với ông Nguyễn Hồng Bích từng là một quân nhân Cộng Sản và cũng ra khỏi ĐCSVN một cách âm thầm năm 1992.
Nguyễn Chí Đức
http://donghailongvuong.wordpress.com/2013/05/27/tieng-noi-cua-mot-cuu-chien-binh-cong-san-ra-khoi-dang-nam-1992-va-ung-ho-da-dang/
Nguyễn Chí Đức
http://donghailongvuong.wordpress.com/2013/05/27/tieng-noi-cua-mot-cuu-chien-binh-cong-san-ra-khoi-dang-nam-1992-va-ung-ho-da-dang/
No comments:
Post a Comment