Việt Nam Cộng sản đầu năm thứ 39 Kỳ 2: Chuyện những năm nay, chuyện những ngày nay
Phan Văn Song, TS
May 18, 2013One Bình Luận
May 18, 2013One Bình Luận
1. 30 tháng tư = Quốc Hận của dân miền Nam ? Quốc Hận toàn dân Việt Nam?
Năm nay, năm thứ 39 một hai tháng trước tháng tư đen, một hai tuần trước ngày kỷ niệm 30 tháng tư, trước ngày Quốc Hận năm thứ 38, có nhiều hiện tượng, qua những phong trào, qua những bài báo, qua những phản ứng cá nhơn, bổng như một luồng gió đổi mới, một luồng gió dân chủ, một luồng gió cách mạng đang từ nhè nhẹ bổng được thổi mạnh lên, thôi thúc tới, làm như người dân trong nước chờ ngày nay, ngày kỷ niệm, bùng lên từ những lời bàn cải dèm pha, chê bai bổng nhiên hết sợ, hết kiêng, hết dè, dù Công an có dùi cui, dù Công an có đàn áp, cũng mặc… các bloggers đã mạnh vẫn tiếp tục phát biểu mạnh hơn, lời phản đối mạnh dạn hơn thậm chí dám cả gan bênh vực, nuốt tiếc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chế độ miền Nam, chế độ bên Thua Cuộc. Các thành phần phản đối, ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn tụ tập đấu tranh đòi công lý, mạnh dạn hơn, liều lĩnh hơn. Thật vậy, cũng đã nhiều năm nay rồi, các phong trào đấu tranh dân chủ đang từ vị trí âm thầm cũng đang đã từ từ đi đến công khai, nào là khối 8406, nào là các bloggers, nào là các nhà dân chủ trẻ, nào là các nhà trí thức, công nhơn viên của chế độ, cựu cán bộ của Đảng Cộng sản… già có , hưu trí đã có, nhưng nay có cả những đảng viên trẻ nữa, cũng có nhập cuộc , cũng dám dấn thân. Căn nhà của Đảng Cộng sản Việt Nam đang rạn nứt, lại rạn nứt thêm. Con tàu đảng Cộng sản Việt Nam đang bị thủng và đang bị ngập nước, nay mai chắc phải chìm. Dù đảng Cộng sản và các đảng viên cố đang thay nhau tát nước …bằng thay người để trấn an, vuốt giận đồng bào, bằng những biện pháp khác nhau, nhưng ma giáo nhứt để mong cứu vãn chế độ là ngụy biện cải tổ Hiến Pháp !
Ngụy tạo phong trào cải tổ Hiến Pháp để lấy lại lòng dân. Cải tổ Hiến Pháp mà không nói do ai làm? Ai là tác giả hay tập đoàn tác giả ? Ai chỉ huy, phối kiểm lòng thành thực, đề cương, ý chí, tinh thần làm luật ? Ai bảo vệ sự công bằng, lòng thành thực, tỷ lệ áp dụng của tinh thần Dân chủ của Hiến Pháp ? Người viết chúng tôi rùng mình bái phục tất cả những ai « gồng mình », xâm mình », tự cho mình là những luật gia và trí thức, nhảy vào « nghiên kiếu » cải tổ Hiến Pháp ! Việt Cộng biết thế nên ma giáo tổ chức cải tổ Hiến Pháp, cải tổ kiểu « đại trà » – méga réforme, cho từng đoàn người đi vào tận từng nhà lấy từng chử ký công dân ủng hộ « cải tổ » (tin người trong nước !). Người dân ngày nay vì hết tin, hết sợ, hết mê ngủ, nên cũng coi thường cái kiểu làm việc « ép dân nửa chừng xuân » kiểu đó. Quen rồi từ cái thuở, ( khi mới đột nhập vào Nam) tới từng nhà kêu gọi đi vét mương, tới từng nhà ép buộc đi họp, tối, đi kinh tế mới… Miết rồi quen, miết rồi « ừ cho qua chuyện », miết rồi « mua bán trao đổi » cho qua ngày …Cái rủ rê, cái tới thăm, cái ép ký, cái ép buộc đóng góp, ép buộc mà gọi là « kêu gọi » …dân Việt Nam miền Nam từ 38 năm nay nó quen rồi …dân miền Bắc nói cho cùng, cũng chai lỳ rồi, nên khi cho người đến ký tên « đồng ý đóng góp ý kiến cải tổ Hiến Pháp, mọi người « hồ hởi – phấn khởi quẹt « mẹ nó » một chữ ký cho xong. Vì vậy chẳng thèm ai để ý mà nói đến làm gì ! May quá Việt Nam ta có đến 72 anh trí thức lên tiếng và viết đề nghi Cải tổ,- nên Hải ngoại ta mới biết đến, mới bàn đến , tựu trung cũng lay hoay chung quang ba cái từ ngữ, ba cái quan điểm Dân chủ, Tự Do, lay hoay chung quanh ba cái từ ngữ Tam quyền phân lập, chia quyền rõ ràng, lay hoay chung quanh cái bãi bỏ Điều 4… chung quanh cái từ ngữ Nhơn quyến.
Chúng tôi người viết cũng thật thà thú tội với các bà con độc giả rằng bao nhiêu năm nay, chúng tôi cũng như các đồng bào hải ngoại và trong nước đều kêu gọi nhà cầm quyền Công sản « hãy trả Dân chủ cho người dân, hãy trả những quyền Tự Do tối thiều cho người dân, hãy trả, hãy trả …hãy,… hãy …chúng tôi kêu gọi, bà con kêu gọi, thậm chí trong nước cũng có người xin xỏ, cũng có kẻ đề nghị và từ kêu gọi sau đến kêu gào…nhưng rút cuộc vô vọng… Vì Việt Cộng thường chơi trò xỏ lá, chơi chữ, thắng thế thì bác bỏ, yếu thế đề nghị dối … Tôi nhớ mãi câu trả lời khi tôi ra trại tù, sau 4 năm, Việt Cộng trao tôi cái giấy đề chữ « Tạm Tha » ( mãnh giấy nhỏ bằng nửa mẫu A4, màu vàng xấu, với chữ đánh máy kiểu máy Olivetti bằng thanh sắt, chữ ký bằng mực xanh có dấu son đỏ) tôi vừa thắc mắc, vừa lo, vừa cắc cớ hỏi : «Báo cáo cán bộ, xin hỏi tại sao Nhà nước chỉ Tạm Tha tui ?» Trả lời : « Chúng tôi đâu có bắt anh ngày nào đâu ? Chúng tôi CHỈ TẠM GIỮ để điều tra anh thôi ! Vì Tạm giữ anh, nay chúng tôi tạm tha anh» Tôi hết ý, vì câu trả lời của y …. có lý, xanh dờn Tôi đau, nhưng tôi cũng đành chịu thua, im miệng ! Bắt đầu ngày ấy, sau câu trả lời ấy, tôi mới nắm được chơn lý Cộng sản: Chơn lý bịp người, nói láo, nói điêu, nói ngoa, nói để mà nói, hắn nói những gì mà hắn cũng chẵng tin hắn nói. 4 năm trời tôi chỉ ở tù, chẳng có học tập gì cả, mà hắn bảo tôi đã xong học tập rồi, và nhờ vậy được tạm tha? Tôi chỉ tự lý luận, và tôi chỉ hiểu rằng vì phe mình thua, phe nó thắng, nó bắt mình, nó hành hạ mình, nó tra tấn mình, đó là chuyện thường tình của cái chế độ với lòng dạ dã man của con người được huấn luyện như vậy. Tôi đã có may mắn được đọc Alexandre Soljenytsin, từ « Một ngày của Ivan » đến « Vòng Một » trước năm 1975, và đặc biệt « Quần đảo Goulag » khi gia đình vợ tôi, từ Pháp đầu năm 1974 gởi làm quà đầu năm, ở Pháp cuốn sách được dịch ra bằng Pháp ngữ ấy vừa được xuất bản tháng 12 năm 1973 và đang là một best-seller tại Pháp. Đó là một cách gián tiếp nhắn cho vợ chồng chúng tôi biết rằng nay Mỹ đi bỏ Việt Nam rồi, các con hãy liệu mà lo cho tương lai : Việt Nam không còn có Mỹ yểm trợ, sẽ sớm muộn gì cũng thành chư hầu Cộng sản Nga, Cộng sản Nga có chế độ Goulag… các con hãy coi chừng ! Nhưng chúng tôi trẻ, chúng tôi ngu, chúng tôi tin vào con người Việt Nam, cái chất Việt, cái văn hóa Việt cái con người Việt, chúng tôi quên hẳn con người Cộng sản sau bộ mặt người Việt Nam hiền lành ! Và tôi còn lầm to hơn nữa, vì tôi chưa nghĩ nỗi đến cái « láu cá lưu manh » cố hữu của cả con người Cộng sản. …
Tôi vẫn nghĩ Công sản là dã man : Tết Mậu Thân Huế đã cho ta bài học, Đại lộ Kinh Hoàng, Con Đường 19, Vượt Sông Ba, Pháo Kích Trường Tiểu học Cai Lậy, đánh bom Nhà Hàng Mỹ Cảnh, đánh lựu đạn Dancing Tự Do … tất cả đã cho ta bài học, đó là những bài học tập mà chúng ta vẫn chưa thuộc chưa thông, chúng ta lúc nào bào chửa cho địch, thông cảm hắn, vì hắn cũng là người Việt, lúc nào tôi cũng tự nhủ, cá nhơn tôi, gia đình tôi, cha mẹ tôi vẫn tự nói với nhau rằng : « vì đấy là thời chiến, và đấy chỉ vì là thời chiến ! ». Thời chiến là thời của dã man, là giết người chặt đầu, mổ bụng … Quân Hun, quân của Attila, quân Mông Cổ ! Cách mạng cũng là dã man, cách mạng cần máu : quân dân Cách mạng Pháp chặt đầu các hoàng tộc các nhà quý phái… tôi chấp nhận ! Cách mạng Việt Nam năm 1945 /46, quá khích, giết người đổ máu …Vì đó là chuyện thường tình, nécessité fait loi – khi cần thì biến thành luật , nó phải độc ác, nó phải giết !
Nhưng tôi rất khinh cái ngụy biện, nói láo… Và chính vì cái bệnh nói láoấy mà ngày nay dân Việt Nam ta bị mất hẳn cái vốn liếng cảm tình những người bạn phe xã hôi phái tả Âu châu, phái tả Huê kỳ phản chiến ủng hộ, hay những người bạn phái hữu bỏ vốn đầu tư, hay phe du lịch hay phe thích từ thiện, hay cả phe người tiêu dùng hàng hóa.
Nói láo ngày nay đã biến thành một não trạng, một văn hoá. 38 năm cầm quyền Đảng Cộng sản đã thay đổi một nền văn hóa, từ tử tế đàng hoàng của dạn chúng miền Nam biến thành một nền văn hóa đồi trụy, ma mãnh. Tôi nhiều lần, những năm gần đây có dịp giao thiệp với vài người từ trong nước ra, kể cả người thân, khó khăn lắm mới gặp được người thiệt thà. Lúc nào cũng muốn tỏ ra « ma lanh » hơn người, lúc nào cũng « so đo ».Một động lực do mặc cảm nào mà phải đua đòi, phải so đo ?
2. Những biểu tượng miên Nam biến thành những biểu tượng cả nước
Cũng từ vài năm nay, vì mất đất mất đảo, dân chúng Việt Nam mới nghĩ đến những anh hùng của chế độ miền Nam đã bỏ mình vi giữ giang san, giữ hải đảo. Những anh hùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình cho Hoàng Sa năm 1974. Năm 1973, Hiệp ước Paris đã ký, hai phe Nam Bắc Việt Nam trên giấy tờ đã ngưng bắn, đã đình chiến. Quân Trung Cộng chiềm Hoàng Sa, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống giữ không nổi phải thua. Quân đội Nhân Dân Bắc Việt với Nhà nước Cộng sản Việt Nam reo hò vổ tay hoan hỉ để thằng Tàu chiếm quần đảo, hải đảo ta ! Cái nhục ấy phải chờ đến những năm gần đây, gần trên 35 năm sau mới được toàn thể dân chúng Việt Nam phục hồi sự thật, tán đồng, ca tụng nhìn nhận các anh hùng tử sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, và vinh danh họ. Trễ còn hơn không ! Ngày hôm nay những biểu tượng của riêng của lịch sử và truyền thống Việt Nam Cộng Hòa đã biến thành những biểu tượng chung cho cả nước. Vài vị cựu đảng viên Cộng sản nay đã hưu trí hay trên đà hưu trí cũng đã bắt đầu tiến bộ cởi tháo cái khung Công sản, đã hiểu rõ được là chế độ Quốc gia Việt Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ Dân chủ đúng nghĩa ! Mặc dù chưa hẳn toàn thiện toàn mỹ nhưng vẫn khả dỉ có tự do ngôn luận, có tự do doanh thương, tự do sáng tác … Từ Văn qua Thơ qua Nhạc, qua Báo chí Truyền Thông và cả nền Giáo dục chế độ miền Nam suốt từ 20 năm đã để lại một dấu ấn phong phú đầy sức sống chỉ vì có tự do tư tưởng, chỉ vì có một nền Giáo dục Nhơn bản đầy Nhơn tâm, Nhơn hậu. Mặc dù phải chiến tranh sồng còn với Cộng sản, nền Giáo dục miền Nam Việt Nam vẫn không nhồi sọ, không tuyên truyền chủ nghĩa, không bóp méo sự thật, đặt con Người vào trọng tâm, tạo Con Người cho con Người, vì con Người, phục vụ bởi con Người. Có lẽ vì vậy mà chúng ta thua thằng Ngụy Cộng sản, vì chúng ta quá tôn trọng sự thật.
Phải chờ đến năm thứ 39, năm của khúc quanh lịch sử, mới có những người trẻ, như Nguyễn Văn Đài, người có học, luật sư, tuy sanh, trưởng thành, trong và với chế độ cầm quyền Cộng sản hiện nay, đang phải chịu đựng mọi sự trả thù hèn hạ, ti tiện của chế độ vì can đảm lên tiếng cho dân chủ, nhơn quyền. Anh đã nghĩ, anh đã nhìn được sự thật. Anh kể:
“Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế. Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (Đông Đức cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản. Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản. Cuối năm 1990, trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.”
Cái nuối tiếc của Nguyễn Văn Đài, hoàn toàn không phải là cái nuối tiếc của những người ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. Vì anh không phải con em hậu duệ của côngdân Việt Nam Cộng Hòa
Cái nuối tiếc của anh đến từ quan sát, so sánh, hoài nghi để đi đến kết luận.
«Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa».
Nguyễn Văn Đài đã nhìn thẳng vào thực tế của đất nước 38 năm qua trong bàn tay cai trị chuyên chế cường bạo của chế độ để xót xa đau đớn. Để bây giờ, suy nghĩ về ngày 30/4/1975, anh có một câu trả lời dứt khoát:
“Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.” (Nguyễn Văn Đài – Nếu VNCH chiến thắng?)
Một người trẻ khác, Quách Hoàng Luân sinh năm 1980,
«Khi tôi ra đời, đất nước đã thống nhất được 5 năm. Khi tôi là một đứa trẻ, với những gì tôi được học trong nhà trường thì ngày thống nhất 30/4 được mô tả như là ngày hội chiến thắng của toàn dân tộc. Theo năm tháng, tôi lớn dần và những góc nhìn khác biệt về cuộc chiến bắc nam lần thứ 2 (lần thứ nhất là Trịnh-Nguyễn phân tranh) làm cho tôi hoài nghi ý nghĩa của cuộc chiến. Câu hỏi day dứt mãi trong tôi là: Ai là người chiến thắng thực sự trong cuộc chiến này? Không thể nói chiến thắng này là của toàn dân tộc vì sau cuộc chiến hơn 3 triệu người đã phải rời bỏ tổ quốc ra đi, nhiều người trong số họ đã bỏ mạng trên biển, nhiều người ở lại đã bị giam cầm tra tấn trong các trại tập trung hay bị đẩy lên vùng ma thiêng nước độc !. Không thể nói chiến thắng này là của dân miền Bắc vì nếu nói thế thì hóa ra dân Bắc xâm lược miền Nam à? Chiến thắng này có thể gán cho những người cộng sản được không? Có thể, bởi vì sau cuộc chiến toàn đất nước đã bị nhuộm đỏ. Tuy nhiên, nếu xem chiến thắng này là của đảng Cộng sản thì cái giá mà dân tộc phải trả là quá đắt: đó là từ đó trở đi dân tộc lại tiếp tục rơi vào vòng nô lệ của một thứ tư tưởng ngoại lai là chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, và đẩy dân tộc tới chỗ bị người Tàu chi phối ngay trong bộ não. Tôi nghĩ chúng ta đã mất biển đảo và một phần đất liền, điều đó thật tệ, nhưng điều tệ hơn là cái đầu của chúng ta, đặc biệt của những nhà lãnh đạo chẳng có định hướng gì cả ngoài việc ngó sangbên Tàu xem họ làm gì để làm theo. Tất cả những biểu hiện của tư tưởng chống lại sự Hán hóa trong bộ não luôn bị đàn áp thẳng tay và cực kỳ thô bạo. Nhiều người đã bảo, chiến thắng 30/4 đánh dấu một thời kỳ Bắc thuộc mới. Tóm lại, chiến thắng này chỉ có thể xem là thuộc về những người cộng sản quốc tế (những người CS Liên Xô+Trung Quốc + Việt nam) chứ không thể xem là của riêng người CS Việt Nam. (Quách Hoàng Lân – Đoản khúc buồn 30/4)
Những người sanh ra và trưởng thành tại Việt Nam trong 38 năm qua họ không chỉ nhìn, nghĩ và nuối tiếc. Họ còn đã can đảm dấn thân và hành động, chấp nhận sự đàn áp, trả thù của chế độ. Lớp sau tiếp lớp trước. Từ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung… đến Việt Khang, Phương Uyên, Đinh Nguyên Khang, Huỳnh Thục Vy … còn nhiều nữa, và chắc chắn sẽ còn tiếp tục thêm nữa trong những năm trước mắt.
3. Những anh hùng miền Nam sẽ anh hùng cho cả nước
37 lần kỷ niệm qua, phải chờ đến lần thứ 38 mới thấy một ánh sáng rõ ràng những biểu tượng riêng cho dân miền Nam nay đã biến thành những biểu tượng cho toàn dân. Anh hùng Ngụy Văn Thà của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nay đã là anh hùng của Hải quân Việt Nam chống ngoại xâm Tàu. Cũng như Trần Bình Trọng năm xưa sẳn sàng chết, để tiếng thơm muôn đời, Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà là người anh hùng chết vì Hoàng Sa.
Thế nhưng, nếu lần thứ 38 nầy đã chứng kiến nhiều cái cầu tiếp nối Trong Ngoài, Già Trẻ của cuộc đấu tranh giải thể Cộng sản, chúng ta cũng gặp những tư tưởng, những suy nghĩ tạo những hiểu lầm đáng tiếc. Có thể - hy vọng vậy đi – chỉ vì muốn tạo nhửng chiếc cầu nối nhịpthông cảm trong ngoài – hải ngoại quốc nội – các bạn ấy hoặc sợ mất lòng, hoặc sợ người trong nước không hiểu, hoặc sợ Bắc Nam chia rẻ ? Hay tất cả chỉ vì sợ cáiTừ QUỐC HẬN nó chia rẻ Bắc Nam ? Hãy đọc Quách Hoàng Lân trong đoạn văn đã trích trên, thì các bạn sẽ hiểu rõ. Sợ từ Quốc Hận không Hòa Hợpđược, không Hòa Giải được hận thù, ơn oán ? Hòa ? Hòa ? … Ai muốn Hòa ? , ai muốn Chiến ? còn Giải ? , còn Hợp ? ai muốn Hợp ? ai muốn Giải ? Chìa khóa Hòa Giải Hòa Hợp của ai ? do ai cầm ? Anh em người Hải ngoại có thật sự cầm chìa khóa HHHG không ?
Vì vậy Quốc Hận, với tôi là một cái chìa khóa để mọi người thật sự yêu nước cùng hưởng, cùng trân trọng cái Quốc Hận, để xây dựng tương lai Việt Nam trên kỷ niệm Quốc Hận để không bao giờ tái lại.
Cũng có kẻ ngụy biện xin đổi tên, «nhớ ngày nhưng đổi tên» quên rằng không có Quốc Hận làm sao có Thuyền Nhơn? Và Ngày Nam Việt Nam?, và Ngày Người Nam Việt Nam? Cũng vậy . Nếu không có Ngày Quốc Hận thì việc gì phải lập ra Ngày Nam Việt Nam, ngày Người Nan Việt Nam? Chúng sẽ chỉ có Một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Nhơn Bản. Một Việt Nam ộc Nhứt, Một và chỉ Một thôi !
Cũng có anh em để tránh làm phiền những người ? rủi cho họ là đảng viên Cộng sản, sợ họ « phật lòng » nên cũng tránh không nói đến « Tôi chống Cộng », chỉ nói « Tôi chỉ chống Độc tài ! » (sic). Ý muốn nói, anh có thể Cộng sản nhưng đừng độc tài là tôi không chống. Nhưng khổ lắm. Công sản = độc tài ! Cuối năm 89, dẹp Độc tài, Cộng sản sụp đổ ngay.
Tôi nhớ mãi những năm du học ở Pháp, tôi có quen rất nhiều bạn Phi Châu. Lúc ấy thời cực thạnh của Chủ Nghĩa Cộng sản. Mấy thằng bạn Phi Châu mê chủ nghĩa Mác Lê, thèm được đi học Đại học Lumumba ở Mạc Tư Khoa ( Liên Sô). Vài thằng bạn được đi học. Hai năm có, 3 năm có, ít năm sau gặp lại, tụi nó đều «Chống Cộng»! Mấy thằng không được đi học Liên Sô, ở Pháp vẫn tiếp tục chống Cộng.
Bài học: muốn Chống Cộng hay Quốc Hận, nên đi học Liên Sô, nên đi học Tàu, hay về Việt Nam làm việc sống với Việt Cộng. Ở ngoài nầy, chưa đi tù Cộng sản, thì chỉ thích « chống Độc tài » và không nên Quốc Hận ».
Kính bút
Phan Văn SongHồi Nhơn Sơn 13 /05/2013
No comments:
Post a Comment