Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông, khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014. Trung Quốc cung cấp cho giàn khoan đầu một đoàn hộ tống gồm 80 tàu dân sự và tuần duyên đến địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông trong lúc tranh cãi căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội về giàn khoan 981 ngoài bờ biển Việt Nam đang dâng cao.
Trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay cho biết trước ngày 12/8, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được đặt tại vị trí giữa miền Nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo đến hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Giàn khoan thứ tư mang tên Nam Hải số 9, nửa chìm nửa nổi, dài 600 mét nặng trên 21 tấn, sẽ có mặt tại cửa vịnh Bắc Bộ hôm nay 20/6.
Cả 4 giàn khoan được vận hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Giàn khoan Trung Quốc (COSL) thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia (CNOOC), theo báo cáo thường niên năm ngoái của COSL.
Loan báo được đưa ra giữa lúc các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo ngại trước các động thái tăng cường giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ Việt-Trung đang gặp khó khăn vì Bắc Kinh nhất định không rút giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 đưa vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/6 tuyên bố các nước không cần diễn giải nhiều về quyết định bố trí 4 giàn khoan của Bắc Kinh lần này vì chúng nằm hoàn toàn trong hải phận của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh các giàn khoan này được đặt trong vùng biển gần tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc, cho nên mọi người không cần suy diễn hay ‘tưởng tượng quá mức.’
AFP trích phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nói với báo Thanh Niên rằng giàn khoan Nam Hải số 9 đang tiến về vị trí mà cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc từng đặt một số giàn khoan mà nay vẫn đang hoạt động.
Ông Đạm cho biết Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống khác có thể xảy ra.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng nhận định của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, ông Zhuang Guotu, rằng việc bố trí các giàn khoan này là ‘động thái chiến lược’ của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây lo ngại cho Việt Nam và Philippines.
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
Trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay cho biết trước ngày 12/8, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được đặt tại vị trí giữa miền Nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo đến hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Giàn khoan thứ tư mang tên Nam Hải số 9, nửa chìm nửa nổi, dài 600 mét nặng trên 21 tấn, sẽ có mặt tại cửa vịnh Bắc Bộ hôm nay 20/6.
Cả 4 giàn khoan được vận hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Giàn khoan Trung Quốc (COSL) thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia (CNOOC), theo báo cáo thường niên năm ngoái của COSL.
Loan báo được đưa ra giữa lúc các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo ngại trước các động thái tăng cường giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ Việt-Trung đang gặp khó khăn vì Bắc Kinh nhất định không rút giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 đưa vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/6 tuyên bố các nước không cần diễn giải nhiều về quyết định bố trí 4 giàn khoan của Bắc Kinh lần này vì chúng nằm hoàn toàn trong hải phận của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh các giàn khoan này được đặt trong vùng biển gần tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc, cho nên mọi người không cần suy diễn hay ‘tưởng tượng quá mức.’
AFP trích phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nói với báo Thanh Niên rằng giàn khoan Nam Hải số 9 đang tiến về vị trí mà cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc từng đặt một số giàn khoan mà nay vẫn đang hoạt động.
Ông Đạm cho biết Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống khác có thể xảy ra.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
No comments:
Post a Comment