Trần Văn Huy (Danlambao) - ...Thái Lan cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác đều là nơi pha trộn, len lỏi của các phần tử Cộng Sản, phục vụ cho Mao Trạch Đông vì tại Nga Xô thì Stalin đang trong thời kỳ củng cố quyền lực và không còn thời gian để ý tới CS Phương Đông. Nhưng những người CS có điểm chung là xây dựng lãnh tụ và lá cờ màu đỏ. Lai Teck xây dựng lá cờ đỏ 3 sao vàng, Hồ Chí Minh cờ đỏ sao vàng... điều này lại liên quan đến cờ và đảng hiệu, áo hiệu của đảng Áo Đỏ tại Thái hiện nay, dân Thái thường gọi đảng này là đảng Áo Đỏ, vì một đặc tính dễ làm cho thế giới nhớ đến khi xuống đường họ mặc toàn màu đỏ...
*
1. Lịch sử Cộng sản trên đất Thái
Câu hỏi được nhiều người đưa ra trên Facebook những ngày vừa qua, khi những cuộc xuống đường biểu tình theo luật định đã có những biểu hiện bạo động trong những tháng vừa qua tại Thái. Đất nước này đang phải đối mặt những bất ổn về chính trị, kinh tế và trị an lớn trong những năm trở lại đây. Những bất ổn biểu hiện rõ nhất khi người biểu tình thuộc đảng ÁO VÀNG phong tỏa Bangkok, đụng độ đã xay ra, cảnh sát và dân thường đều có tử vong... điều đó đặt ra cho nhiều người quan tâm những câu hỏi lớn?
Một trong những câu hỏi là dân chủ như vậy có làm cho đất nước Thái tiến bộ hay tụt hậu đi về kinh tế và chính trị?
Sự im lặng một cách khó hiểu của người trị vì tối cao của tinh thần và quân đội có một ý nghĩa gì. Nhượng bộ, bênh vực? Trong khi phần dân nghèo úng hộ chính phủ đương nhiệm? Các xung đột hiện tại vì mục đích nhìn thấy hay còn các mâu thuẫn sâu xa, mâu thuẫn nội tại và có nguyên nhân lịch sử gì? Và còn nhiều câu hỏi khác mà tôi xin mạo muội đặt ra, khi đi tìm hiểu các vẫn đề trên...
Chúng ta đều biết Thái Lan là một đất nước có lịch sử quân chủ, những vị Vua được gọi tên theo số thứ tự thời gian, tính từ lúc hợp nhất ba dân tộc lớn là người Krungthep, người Yxãn, người Nưa sau đó mới nới dần lãnh địa xuống phía nam với nhiều sắc tộc nhỏ lẽ khác, các vị Vua được gọi thứ tự bằng tên Pha Ram 1, Pha ram 2,... đến Pha ram 9 ngày nay. Vị vua được dân Thái tôn thờ là Pha - Ram Ha tức thứ 5, ông được coi là người thành lập và thống nhất, cũng như dành độc lập trước ách đô hộ của người Fò Ma (Myamar) trong 400 năm. Xây dựng thành đô tại Ayuthaya, vị Vua hiện nay là người thứ hai được dân chúng yêu chuộng trong lịch sử nước này, được tôn kính vì "đức độ" và có công trong cuộc cách mạng dân chủ hóa nước Thái, đưa đất nước từ chế độ cai trị Vua tôi phong kiến sang nền Quân Chủ Lập Hiển, tuy nhiên mối liên quan quyền lực giữa bản hiến pháp và vị quân vương này còn nhiều điều chưa thể được minh bạch, quyền lực và vẫn đề miễn nhiễm trách nhiệm của nhà Vua đang ngày càng được các phần tử đối lập lợi dụng để kích động lòng dân. Đứng vào tuổi xế chiều, vẩn đề sức khỏe đang đặt cho dân chúng Thái nổi lo về nội chiến, hoạc tranh giành quyền lực sẽ xảy ra khi ông ra đi, điều đó đã có những dấu hiệu rõ rệt không chỉ trong cung thành Sanam Luống mà lan ra thành mỗi lo của dân chúng quan tâm.
Mỗi lo ngại này càng trầm trọng khi vị Thái tử nước Thái ngày càng mất vị thế và lòng tin của quần chúng, những vụ scandal tình ái, những video thác loạn với người tình bị mật thảm tung ra công khai tạo nên sự bất mãn lớn trong nhân dân. Ngoài ra Thái Tử rất thân với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, một nguồn tin chưa kiểm chứng đang lan truyền trong người dân Thái cho rằng Thái Tử là thành viên của đảng áo đỏ do Thaksin sáng lập và được gọi là Đảng Thai Rak Thai ("Người Thái yêu Người Thái" - TRT) và Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Vì Dân Chủ Chống Độc Tài, gọi tắt là UDD, mà ngày nay cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra vẫn là vị lãnh đạo tinh thần và giản tiếp của đảng này, nói giản tiếp tức là nói đến thời điểm ông ra nước ngoài tị nạn chính trị, không còn lãnh đạo một cách trực tiếp đảng Áo Đỏ trong nước, và khi em gái ông tức bà YingLuck Shinawatra đang giữ chức vụ thủ tướng chính phủ, thì từ giản tiếp mang nghĩa tư vấn và bình phong cho cô em gái này.
Vậy thế lực chính trị thực sự của đảng Áo Đỏ là gì mà một vị Thái Tử, là con trai độc nhất của nhà Vua hiện nay phải nghiên theo, mà chính điều này rất nguy hại đến khả năng lên ngôi của ông, chúng ta phải làm rõ mãng tối này vì nó liên quan chặt chẽ tới hệ thống chính trị, xu hướng chính trị tại các quốc gia nhược tiểu Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ta.
Để làm rõ điều đó chúng ta cùng tìm về lịch sử thành lập, thời gian và mỗi tương quan giữa những con người chủ trương, cũng như mỗi quan hệ xã hội, tình hình chính trị tại Thái lúc đó, cũng như tình hình chính trị khu vực, sự chịu ảnh hưởng của nó với chính trị toàn cầu ra sao.
Theo một số thông tin cóp nhặt ít ỏi từ những tài liệu, báo chí, qua một số trao đổi với những sử gia, một số vị hoạt động khoảng 1945 tại Việt Nam mà chính tôi đã được nghe lại nên không đủ khả năng chứng minh. Nhưng với hy vọng qua tham luận này, làm đòn bẩy để những thông tin đã được dấu kín có thể được bạch hóa để chứng minh luận điểm tôi đưa ra đúng hay sai, tuy nhiên xét thấy việc đưa ra tham luận này nhằm tìm câu trả lời thích đáng, đáp ứng những câu hỏi, vẩn đề đặt ra là cần thiết, còn việc các tài liệu tình báo liên quan đến nhiều quốc gia như Mỹ, Thái, Nhật, Tàu, Nga Xô và Cộng Sản Việt Nam thì không biết bao giờ mới được bạch hóa, nói đến mật thám vì nó liên quan chặt chẽ tới hoạt động chính trị của người Việt tại Thái đã có vào những năm 1930 như vụ mật thám Nhật đã tìm ra ông Trần Trọng Kim tại Bangkok trong vòng hai tuần vì Quốc Trưởng Bảo Đại yêu cầu, theo lời kể của Yokohama tháng 3/1945. Nói tới điều đó vì xét thấy liên quan phần nào đến màu cờ sắc áo của đảng Áo Đỏ ngày nay tại Thái.
Từ những thông tin thu thập từ những nguồn trên, tác giả xét đến bá mộng của Cộng Sản Quốc Tế lúc ấy đang trên đà thành công tại Xô Viết, tại Tàu Cộng Mao Trạch Đông đang từng bước lật ngược thế cờ và từng bước đẩy lùi Quốc Dân Đảng, cùng lúc đó Hồ Chí Minh đang tìm đường mở rộng thực lực đảng Cộng Sản tại Việt Nam, ít nhiều đã thành công, từng bước được Quốc Tế Cộng Sản chú ý, nhân lực liên tục được cộng sản Tàu đào tạo ngày càng nhiều... Bá mộng đoạt chiếm Đông Dương ngày càng lớn, với bá mộng đó, Hồ Chí Minh quyết định đổi tên đảng thành Đảng CS Đông Dương và ra lệnh cho Nguyễn Thị Minh Khai lên đường sang Thái, nhiệm vụ thành lập và xây dựng chi bộ đảng CS tại đây.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó chính Hồ Chí Minh cũng đi Thái một cách dễ dàng như vậy? Chúng ta điều biết dân Việt sống rải rác tại Miên, Lào, Thái đã lâu, lúc tiền thân chưa thành lập chính phủ VNCH tại miền Nam thì ông Cố vấn Nguyễn Đình Nhu cũng đã từng sống tại Lào vào những năm 1945 đến 1948 khi người anh là Ngô Đình Khôi bị thủ tiêu giết và Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt, trong thời gian chống Pháp, Quốc Dân Đảng cũng từng đưa người sang Thái nhằm tạo sự liên kết với đất nước này, nhằm tạo thế mạnh cho công cuộc đấu tranh... Điều đó cho thấy người Việt vẫn duy trì liên lạc Việt - Lào - Thái từ xưa với những con đường hoạt động chính trị bí mật. Khi Hồ Chí Minh kêu gọi liên kết các đảng phải để chống Pháp giành độc lập, ông ta đã được sự úng hộ của các đảng phái khác như: Quốc Dân Đảng, Cách Mạng Đảng... cho nên những móc xích và điểm dừng chân, cũng như tìm gặp các phần tử thế lực tai Thái được thực hiện một cách dễ dàng.
Không riêng gì Hồ Chí Minh, còn nhiều người CS đổ ra các nước chung quanh theo lệnh của CS Quốc Tế, họ có thể là người Tàu hay Đông Nam Á nhưng đều phục vụ cho lợi ích của CS Quốc Tế trước đây, và cho Mao Trạch Đông sau này.
Ví dụ như Lai Teck tổng bí thư cộng sản Malayxia (1938-1947 theo tờ báo Việt Times số 443 ra ngày 21/3/2014 mà tôi vô tình đọc được tại Atlanta -USA), được thành lập bởi Comintern và các đảng viên người Tàu tại Singapore năm 1930, sau đó bị cấm cửa tại Malayxia và hoạt động chui lủi tại Nam Thái Lan từ năm 1960. Nhân vật Lai Teck nổi danh giống Hồ Chí Minh ngoài việc đàn áp, thủ tiêu các phần tử có hại cho mình như bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Nhật thì Lai Teck bán các lãnh tụ kỳ cựu cho mật thám Anh. Điều thú vị là cả hai người đều là những tên gián điệp nhị trùng cho Nhật, Mỹ, Anh... nhưng vẫn trên danh nghĩa làm việc cho đảng CS. Khác với Hồ Chí Minh, Lai Teck khi bị phát hiện liền chạy trốn và ẩn núp tại Thái, cuối cùng chết tại Bangkok vì bị thanh trừng. (Tài liệu này được trích từ bài báo của ông Phan Châu Thành).
Như vậy Thái Lan cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác đều là nơi pha trộn, len lỏi của các phần tử Cộng Sản, phục vụ cho Mao Trạch Đông vì tại Nga Xô thì Stalin đang trong thời kỳ củng cố quyền lực và không còn thời gian để ý tới CS Phương Đông. Nhưng những người CS có điểm chung là xây dựng lãnh tụ và lá cờ màu đỏ. Lai Teck xây dựng lá cờ đỏ 3 sao vàng, Hồ Chí Minh cờ đỏ sao vàng... điều này lại liên quan đến cờ và đảng hiệu, áo hiệu của đảng Áo Đỏ tại Thái hiện nay, dân Thái thường gọi đảng này là đảng Áo Đỏ, vì một đặc tính dễ làm cho thế giới nhớ đến khi xuống đường họ mặc toàn màu đỏ.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số thời điểm lịch sử liên quan đến CS QUỐC TẾ trước khi tìm hiểu sự ra đời của đảng Áo Đỏ. Khi tìm đọc về những chặng đường hoạt động cho CSQT và làm gián điệp của HCM, chúng ta sẽ thấy vào năm 1928 khoảng tháng 9, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín (trong tiếng Thái và tiếng Lào, "thầu" chỉ người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính) để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Theo hồi kí, phần kể của Lê Mạnh Trinh thì khi đó có khoảng 2 vạn người Việt sống ở Thái Lan, kiếm sống chủ yếu bằng lao động và sinh sống khá rải rác, thiếu liên kết, tập trung nhiều hơn cả là ở vùng Đông Bắc. Cho tới thời điểm 1928, đa số họ mới di cư sang Thái Lan trong vòng khoảng mấy chục năm. Ngô Quảng, Thần Sơn, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính... đã từng hoạt Động tại Thái. Ông ta đã xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, ông cho in báo - tờ Thân ái. Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan... (theohttp://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ho%E1%BA%A1t_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh_trong_giai_%C4%91o%E1%BA%A1n_1911-1941).
Tôi không đồng ý nhiều về những điều trích trên đó, như khi chuyển ngữ từ CHÍN THẦU hoàn toàn sai về ngữ nghĩa Thái, nếu dịch nghĩa như đoạn văn trên phải là CHÌN THAU (Phát âm theo người Thái nhưng viết bằng chữ Việt, còn viết đúng theo chữ Thái phải là: Chò chàn- o àng - nò nủ) có nghĩa là NGƯỜI HOA, như vậy tại đây HCM tự nhận mình là người Hoa (khôn chìn - người Hoa), từ THAU trong THÒ-PHU-THAU mang nghĩa người già cả, chứ không hắn mang nghĩa được kính trọng như bản dịch trong đoạn trích trên nhiều lắm, nếu dịch đúng phải là Ông Già Người Hoa. Nhưng việc nêu lên điều đó để minh chứng một cách khoa học về sự tồn tại của cộng sản trong xã hội Thái lúc bấy giờ. Khi tôi còn sống bất hợp pháp tại Thái, có dịp tiếp xúc với một số người Thái gốc Việt tại đây đã chứng thực sự việc này, họ giờ đây đa phần trên 80 tuổi, đều biết sự kiện HCM ở Thái, với sự tuyên truyền kiểu cộng sản, xây dựng hình tượng khi mô tả có người nằm xuống vũng nước cho Chìn -Thau đi qua, kiểu Phật Địa Tạng dọn đường cho đức Phật...
Điều đó kết hợp với một số phần tử người Hoa trong kế hoạch CS hóa Đông Dương, cùng với các phần tử CS người Thái đã cho ra đời đảng CS Thái, đảng bộ này có lúc lớn mạnh đứng thứ 2 sau đảng bộ CS Việt Nam. Xin trích:
"Đảng Cộng sản Thái Lan (Tiếng Thái: พรรคคอมมิวนิสต์แห่งประเทศไทย) hay còn gọi là đảng CPT, trước đây gọi là Đảng Cộng Sản Xiêm là một trong những đảng lớn đã từng tồn tại trong Lịch sử Thái Lan. Thành lập vào 1 tháng 10 năm 1942 và phát triển mạnh trong những năm của Chiến tranh Lạnh, sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đảng này đã dần tan rã và không còn tồn tại trên đất nước Thái Lan vào những năm 1990, tuy nhiên một nhóm nhỏ của đảng này vẫn còn hoạt động và địa bàn của những nhóm nhỏ này chủ yếu ở khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia."
Theo đoạn trích của đài RFA(rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html) chúng ta sẽ biết cộng sản ở đây đã biến thái để thích nghi với tình hình chính trị và nguyên nhân dẫn đến uyên bố tan rã:
"Bước ngoặt dẫn tới sự phân rã của đảng Cộng sản Thái Lan là từ khi Việt nam đưa quân sang xâm lược Campuchia năm 1979. Hoàn cảnh quốc tế đã thay đổi, buộc chính quyền CS Lào phải cấm đảng CS Thái Lan sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ kháng chiến như trước đây. Đồng thời quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Thái Lan - Trung Quốc được tái lập. Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên CS Thái Lan về chiêu hồi.
Tháng 4/1981 lãnh đạo cộng sản Thái Lan đề nghị được đàm phán hòa bình với chính quyền và chấp nhận yêu cầu bỏ vũ khí trước khi khởi sự việc đàm phán. Tháng 10, 1981, tướng Chawalit Yongchaiyud tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng CS Thái Lan đã kết thúc. Đến năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ký ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các phiến quân CS Thái Lan còn lại. Kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng. Cũng trong thời gian này hai thủ lãnh cao cấp của CS Thái Lan đã bị quân đội chính phủ bắt giữ. Tổ chức đảng CS Thái Lan chính thức tan rã, tuy nhiên ý thức hệ cộng sản chưa mất hẳn. Tới nay vẫn còn lẩn quất trong suy nghĩ của một nhóm người ở nông thôn vùng Đông Bắc, nơi được coi là lãnh địa của lực lượng Áo đỏ."
Thực sự rất khó khăn và điều đạt được rất ít ỏi khi đưa được một con khỉ ra khỏi não trạng của người Cộng Sản. Một cái gì đó mơ hồ và được tô đỏ tô hồng có thể nuôi sống ý chí và con người của họ, cho dù nó che đi rất nhiều tội ác đối với nhân loại này.
Ngày nay, khi dạo chơi tại Thái, nếu quý vị để ý đến tầng lớp lao động nghèo hay tụ tập tại các công viên, khu thương mại, hay những nơi có truyền hình "free" cho người nghèo, ở đó các bạn sẽ nghe họ nói về HCM, cái XH trong mơ của họ, những người này đa phần là loạt thất học đang mơ về thiên đường, và cũng đa phần là người của đảng Áo Đỏ. Họ không biết dân Việt đang sống tù đày và cực khổ trong cái thiên đường XHCS mà họ đang mơ.
Phần sau: 2. Phần Tử cộng sản hiện đại thân Tàu: Mối quan hệ giữa đảng Áo Đỏ tại Thái và đảng CS như thế nào? Có hay không? Chính phủ đương nhiệm và bà thủ tướng liệu rằng có xu hướng đi theo lối mòn?
04/19/2014
No comments:
Post a Comment