Người Ngô Duy Nhĩ (Uighur)
Nguyen Nghia650 (Danlambao) - Vụ việc vượt biên giới TQ - VN trái phép của những người Ngô Duy Nhĩ (Uighur) ngày 18/4/2014 vừa qua có 1 kết quả thảm khốc: 7 người chết và nhiều người bị thương. Trong số 7 người chết, có 2 người là người Việt nam.
Theo BBC: “Sĩ quan phiên dịch của cuộc gặp, Thiếu tá Nguyễn Minh Đãi, 43 tuổi, người được điều động từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái xuống Bắc Phong Sinh đã chết cùng Thiếu úy Lê Vũ Việt, 24 tuổi trong vụ đụng độ trưa ngày 18/4.
Năm người Uighur bị chết và lý do được quan chức Quảng Ninh nói với BBC là họ nhảy từ tầng cao của đồn biên phòng xuống.
Số người còn lại được phía Việt Nam ngay lập tức trao cho phía Trung Quốc.” [1]
Có thể thấy rõ ràng rằng 2 người Việt Nam và những người dân vô tội Ngô Duy Nhĩ, Tân Cương bị thiệt hại sinh mạng.
Mạng người ai cũng quí, nhưng là người Việt Nam, tôi đặc biệt chú ý đến mạng người Việt Nam và mạng người Ngô Duy Nhĩ, những người dân của một dân tộc quả cảm đang chống lại ách đô hộ phong kiến của nhà nước bá quyền Trung Quốc, những kẻ đang xâm lược đất đai biên giới Việt Nam, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam.
Nếu như chỉ có lính đặc nhiệm Trung Quốc bị thiệt mạng, tôi xin dành chỗ của bài bình luận này cho người Trung Quốc cộng sản. Nghĩa là sẽ không không có một chữ nào của tôi viết về những cái chết của lính TQ.
Đơn giản vì đây chỉ là cái giá phải trả của người lính TQ thực thi công vụ.
Nhưng ở đây chết thực sự là 2 người lính Việt Nam và 5 người Ngô Duy Nhĩ Tân Cương. Theo BBC “Năm người Uighur bị chết và lý do được quan chức Quảng Ninh nói với BBC là họ nhảy từ tầng cao của đồn biên phòng xuống”.
Thực tế, mọi việc có thể không xảy ra như vậy.
Theo thông tin thì “nhóm 16 người vào Việt Nam ở Bắc Phong Sinh và nhóm 15 người bị bắt ở Sa Kaeo, Thái Lan có cả thảy bảy phụ nữ và chín trẻ em”. (BBC)
Như vậy nhóm người Uighur này vào Việt Nam cùng gia đình, vợ con của họ là chạy trốn khỏi TQ.
Họ chạy đến VN là hy vọng được sống.
Thế nhưng họ đã không được sống, mà phải chết.
Họ chết như những con vật trên đất nước VN vẫn tự hào là có truyền thống nhân ái.
Có thể thấy rằng có 2 người đàn ông Uighur bị còng tay đang chảy máu, nằm trên một chiếc xe bò.
Mạng sống của họ đã có thể được cứu sống, nếu cứu thương, và bác sĩ VN có lương tâm.
Ai đã để họ chết vì bị chảy hết máu? trách nhiệm này thuộc Biên phòng VN.
Đây là viết nhục của chính quyền công sản VN, coi mạng người không bằng mạng 1 con chó.
Con chó họ còn quí từng giọt máu để làm tiết canh ăn nhậu.
Hành động mà báo chí mô tả là “cướp súng và bẻ chân bàn làm vũ khí” gây thiệt mạng 2 quân nhân VN là một thông tin cần được kiểm tra.
Tôi cho rằng sự xuất hiện của đặc nhiệm TQ chính là nguyên nhân những cái chết đau thương này.
Cũng không loại trừ trường hợp chính đặc nhiệm TQ xả súng bắn chết 2 người lính Việt Nam và 5 người Uighur.
Rõ ràng, nếu chỉ có lính biên phòng VN, thì những người Uighur này đã không hành động tuyệt vọng như vậy, vì họ tin VN, nên họ mới chạy sang VN.
Truy sát người Uighur sang tận VN, đặc nhiệm TQ đã không coi chủ quyền quốc gia VN mảy may có giá trị gì hết.
Để cho lính TQ vượt qua biên giới Viêt-Trung truy bắt người Uighur trong lãnh địa VN thiêng liêng, thấm máu hàng triệu người VN qua các cuộc chiến tranh vừa qua, bộ đội biên phòng VN đã không bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ của nhà nước độc lập VN.
Đây rõ ràng là lệnh của ĐCS VN.
Đây là “đứng trên tầm cao quan hệ Việt-Trung” để xóa dần chủ quyền của VN đối với TQ trên các đường biên giới Việt-Trung.
Đây là chính sách 16 chữ của ĐCS VN đối với TQ.
Đây là vết nhục của dân tộc VN trước cộng đồng các dân tộc văn minh trên thế giới.
Cùng với sinh mạng của 74 chiến sĩ Trường Sa tại Gạc Ma, cùng với 3770 chiến sĩ VN hy sinh trên đồi 1509 Hà Giang, 2 chiến sĩ biên phòng VN đã thiệt mạng, để lại vợ dại con thơ vì chính sách quị lụy, hèn hạ, nhục nhã với TQ của BCT ĐCS VN.
Nếu VN không cho phép đặc nhiệm TQ vượt biên giới thì không có thảm họa này.
Dân tộc VN đã không chịu vết nhơ bất nhân bản này.
“Đảng Cộng Sản VN chết đi”.
_________________________________
Chú thích:
No comments:
Post a Comment