Mục lục nỗi đau dan tôi

Friday, October 11, 2013

Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh quốc gia


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-09
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8862502-305.jpg
Buổi giới thiệu sách “Ông Lý Quang Diệu: Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới” (Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, The United State and the World), hôm 6/8/2013 tại Singapore.
AFP PHOTO/MOHD FYROL

Qua bài phỏng vấn của các tác giả Mỹ Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne trong cuốn sách tạm dịch “Ông Lý Quang Diệu: Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới” ( Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, The United State and the World), cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đề cập tới một số yếu tố chủ chốt mà bộ máy lãnh đạo quốc gia cần phải có, từ khả năng lãnh đạo, thiện chí đối với dân, với nước cho tới việc tôn trọng và thực thi hiến pháp của giới lãnh đạo.

Lãnh đạo giỏi, đất nước giàu mạnh

Theo cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, thì quốc gia Singapore nhỏ bé được phú cường là nhờ giới lãnh đạo nước này, từ Thủ tướng cho tới các Bộ trưởng, là những người có thực tài lẫn đức.

Và để “chiêu hiền đãi sĩ” cho những người thật sự tài giỏi, chính trực, thanh liêm, tận tụy với công việc, thật sự vì dân, vì nước thì Singapore sẵn sàng trả lương cho họ rất cao để họ tận lực đóng góp cho lợi ích chung của đất nước.
Nói đến đây, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là thế còn Việt Nam thì sao ? Giới lãnh đạo Việt Nam tài đức như thế nào? Gíao sư Nguyễn Thế Hùng thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận xét:
“Với cơ chế này thì chúng ta không thể có người lãnh đạo giỏi được. Nếu may ra, một nhiệm kỳ có được người giỏi thì những nhiệm kỳ khác không thể có được bởi vì cơ chế không cho phép tạo ra như thế.
Tại những nước tiên tiến, dân chủ thì người ta tranh cử một cách công bằng. Giữa những đảng phái người ta cử ra những người tài giỏi nhất đưa ra tranh cử, và tranh cử một cách lành mạnh.
Nhưng ở Việt Nam không có chuyện tranh cử lành mạnh – là điều quan trọng bậc nhất. Thứ hai là nếu anh đứng đầu chính phủ thì anh đâu có chọn được những người giỏi trong nội các.
Trong khi tại những nước tiên tiến, dù trong Tổng thống chế hay Đại nghị chế, thì Tổng thống hay Thủ tướng có tòan quyền thành lập chính phủ, đề xuất người tài.
Nhưng ở Việt Nam anh không thể làm được điều đó, khiến “chi tiết trong một chiếc xe nó không đồng bộ” nên không thể chạy tốt được, mà “xe lại không có thắng nữa!”.
000_Hkg5136248-305.jpg
Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, ảnh chụp trước đây.
Từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang so sánh “dân trí” với “quan trí” Việt Nam. Ông nhận định rằng khó khăn của VN hiện nay, ngòai việc thiếu tự do bầu cử để dân chọn lãnh đạo có thực tài, thì vấn đề “quan trí” là một trở ngại đáng kể:
“Phải nói dân tộc Việt Nam vừa thông minh, vừa cần cù, vừa dũng cảm. Tôi đánh giá trong số các dân tộc trên thế giới thì dân tộc Việt Nam có tư chất hạng cao, không hề thua kém ai, ít nhất so với những nước Đông Nam Á, kể cả Singapore.
Nhưng chỉ vì chế độ chính trị ở Việt Nam không tốt. Nó không có tự do bầu cử để người dân có thể chọn lựa cho mình người lãnh đạo xứng đáng.
Thường là người ta cứ chê dân trí Việt Nam thấp. Tôi hòan tòan không đồng ý. Dân trí Việt Nam không hề thấp.
Nhưng lâu nay người ta lấy chuyên chính vô sản thay cho nhà nước pháp quyền, cho nên ý thức về dân chủ kém, chứ còn dân trí Việt Nam thực ra không thấp. Nhưng tôi đánh giá quan trí Việt Nam, ngược lại, rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với dân trí Việt Nam.

Chỉ có dân chủ mới chọn được người tài

Nhắc đến vấn đề tài-đức của người lèo lái con thuyền quốc gia, GS Nguyễn Thế Hùng liên tưởng đến “ Người Cha” của đất nước và nhân dân Hoa Kỳ là Tổng thống George Washington – Tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Theo GS Nguyễn Thế Hùng thì nước Mỹ rất may có ông George Washington dẫn đầu và làm Tổng thống 2 nhiệm kỳ; và “ông tốt vô cùng, lưu danh hậu thế hàng trăm, hàng ngàn năm sau và lâu hơn nữa”.
Người dân Hoa Kỳ mãi nhớ ơn ông, một lãnh tụ thực sự vì dân, vì nước, có tầm sáng suốt, vun sới “Cây Dân Chủ” trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống ấy khiến nó luôn “sinh sôi nẩy nở, bám chặt rễ ” mãi về sau; và những lãnh tụ kế nhiệm ông, giả sử có ai đó thậm chí không tốt đi nữa, thì nền dân chủ Mỹ vẫn vận hành tốt đẹp, bởi vì, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích, “Người Cha của đất nước Hoa Kỳ ấy” đã làm cho dân chúng ý thức trọn vẹn được giá trị tự do, dân chủ, tạo điều kiện hình thành tất cả những tổ chức xã hội tại Hoa Kỳ…
Trong khi tài đức của vị “Cha già dân Mỹ”, và cả của giới điều hành xứ sở nhỏ bé nhưng cường thịnh Singapore, hẳn là tấm gương sáng, thì chính quyền gọi là “của dân, do dân, vì dân” ở Việt Nam – và cả thiện chí cùng hành động cụ thể của họ đối với sự tồn vong của đất nước trước họa xâm lấn của phương Bắc, thì sao? GS Nguyễn Thanh Giang nhận thấy:
“Tinh thần dân tộc và ý chí quật cường của người dân Việt rất cao. Nhưng khổ một nỗi là dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, thì đất nước này tuồng như rất là khiếp nhược, rất là yếu hèn trước sức uy hiếp về lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.
Điều đó hết sức đau lòng. Và tôi thật sự hết sức căm phẫn đối với những người lãnh đạo đảng CSVN bây giờ là họ tỏ ra thần phục Trung Quốc.
Tôi đã nói rằng đối với Trung Quốc thì mình bao giờ cũng cần phải giữ tình hữu nghị thân thiết. Nhưng tôi cực lực phản đối tinh thần nô lệ của những người lãnh đạo đảng CSVN; họ sẵn sàng nhận sự đô hộ của Trung Quốc.
Mà trớ trêu thay, một trong những người thể hiện tinh thần nô lệ, tư tưởng thần phục Trung Quốc lại là ông Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng.”
Trở lại cuộc phỏng vấn vừa nói, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng lưu ý rằng nếu một dân tộc mất niềm tin ở thể chế dân chủ của đất nước mình khi họ không tìm thấy những người có đủ năng lực điều hành đất nước, thì dân tộc đó sẽ gặp nguy cơ suy tàn.
Nguy cơ này, theo GS Nguyễn Thanh Giang, “đang diễn ra” tại VN giữa lúc nhiều tầng lớp dân chúng, từ nông dân cho tới công nhân, rồi lão thành cách mạng, những đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN cho đến giới trẻ…, họ “bây giờ họ tỏ ra bất mãn với sự lãnh đạo của những người đang cầm đầu đảng CSVN”. GS Nguyễn Thanh Giang phân tích:
“Thứ nhất, họ thấy rằng những người lãnh đạo đó không xứng đáng so với dân tộc này. Và họ cho rằng dân tộc này đi theo đảng CSVN để rơi xương, đổ máu bao nhiêu năm trường như vậy rồi, nhưng bây giờ đất nước không thật sự có độc lập, và người dân lại càng không có tự do, không có hạnh phúc.
Đây là điều trở thành nỗi bất mãn chung của xã hội. Mà điều này chẳng qua là do sự kém cỏi về tinh thần cùng ý chí và bản lĩnh của những người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay.”
Vẫn theo GS Nguyễn Thanh Giang thì điều trớ trêu là trong khi đất nước người ta mỗi ngày tiến lên, thì Việt Nam lại thóai bộ -thóai bộ so với ông cha ta ngày xưa khi “mặt bằng dân trí và vị thế của Việt Nam ngày xưa, trong những thế kỷ 17, 18, 19 so với nhiều nước trên thế giới, còn cao hơn. Do đó, Việt Nam mới nhiều lần đánh thắng được quân xâm lược từ phương Bắc. Ông nói:
“Nhưng bây giờ, mặt bằng xã hội nói chung của VN tụt hậu – tụt hậu quá xa so với Đông Nam Á, và cả thế giới nói chung. Cho nên, dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN thì đất nước này bị tụt hậu quá xa so với ngày xưa.”
Cũng qua cuộc phỏng vấn vừa nêu, “Bậc Thầy” Lý Quang Diệu không quên lưu ý rằng việc điều hành một đất nước hiệu quả không có cách nào khác hơn là phải “chiêu hiền đãi sĩ”, sử dụng những người tài giỏi nhất cho trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia.

No comments:

Post a Comment