Mục lục nỗi đau dan tôi

Saturday, October 12, 2013

Trịnh Nguyễn: Dân và quân... cướp


CTV Dân Làm Báo - Trong suốt 3 ngày qua, quân đã bắt 11 dân để tiếp tục sứ mạng bảo vệ xây dựng nước thải. Quân đã trang bị tận răng để hiệp đồng tác chiến với dân (biết đâu sẽ được viết thành sách). Xin gửi đến các bạn đọc trong thôn vài hình ảnh của quân...




Đối với những người dân đứng lên bảo vệ môi trường sống của mình, nhà nước gọi họ là gì?Côn an (nhân dân) chạy tít: Bắt 5 đối tượng gây rối tại dự án Nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn.

CAND - Ngày 10/10, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã khởi tố, bắt giam 2 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng là Đặng Thị Mì, 28 tuổi và Nguyễn Thị Chiến, 52 tuổi, đều trú ở Trịnh Nguyễn, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh. 

Đồng thời, Công an thị xã Từ Sơn đã quyết định khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam 3 bị can: Đỗ Văn Hào, 52 tuổi; Ngô Thị Toan, 48 tuổi và Đỗ Thị Thiêm, 54 tuổi, đều trú tại khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn về tội "gây rối trật tự công cộng". Riêng đối với Đặng Văn Nhu, 61 tuổi, bỏ trốn khỏi nơi cư trú đã bị cơ quan Công an truy nã. 

Được biết, dự án Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện. UBND tỉnh Bắc Ninh, các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với UBND thị xã Từ Sơn triển khai đồng bộ, đúng trình tự pháp luật. Ngay sau khi lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy tại xứ đồng Lỗ Vó - Dạ Cá (khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê), Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng thị xã Từ Sơn tiến hành khảo sát, đo đạc, lên phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất theo đúng quy định.

Cùng với việc giải phóng mặt bằng, sớm triển khai thi công dự án nhà máy nước thải, thị xã Từ Sơn cũng đầu tư cải tạo và nâng cấp các công trình phục vụ dân sinh nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân phường Châu Khê. Hiện một số tuyến đường giao thông nội bộ, hệ thống đường điện tại Châu Khê đang được triển khai thi công với tổng kinh phí đầu tư trên 200 tỷ đồng. 

Khu lều trại một số đối tượng dựng trái phép đã bị lực lượng chức năng tháo dỡ. 

Đa phần người dân ủng hộ và mong muốn dự án sớm được triển khai nhưng một bộ phận nhỏ người dân không ủng hộ, không nhận tiền đền bù, cả tin, nghe theo đối tượng xấu lôi kéo tụ tập đông người, cản trở quá trình thi công dự án, gây rối trật tự công cộng. Chính vì vậy, suốt 4 năm qua, dự án chưa thực hiện được. Cơ quan Công an, chính quyền địa phương đã lập hồ sơ, gọi hỏi răn đe, cảnh cáo một số đối tượng thường xuyên tổ chức tụ tập đông người, trái phép, thông tin sai sự thật song có người vẫn cố tình vi phạm, thậm chí với mức độ nghiêm trọng hơn. 

Ngày 9/10, ngay sau khi các đối tượng Hào, Toan, Thiêm bị bắt giữ, một số người dân khu phố Trịnh Nguyễn tiếp tục bị kẻ xấu lôi kéo ra vị trí gầm cầu vượt tuyến cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (vị trí giáp ranh Hà Nội - Bắc Ninh) tụ tập ngồi ngay dưới lòng quốc lộ 1A (cũ) gây cản trở giao thông. Lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời, tuyên truyền vận động người dân giải tán. Sáng 10/10, hai đối tượng Mì và Chiến tiếp tục lôi kéo người dân gây rối, Công an thị xã Từ Sơn đã vận động, tuyên truyền nên nhân dân đã tự động giải tán. 

Cơ quan chức năng cho biết, các đối tượng cản trở, chống đối dự án sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật


*

Trong khi đó, theo RFI, hiện có 11 người bị quân bắt. Mời các bạn trong thôn đọc tâm tình của bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà. Bà cụ 76 tuổi - chắc hẳn cũng là đối tượng gây rối theo lời của quân... đảng ta:

RFI - Vụ Trịnh Nguyễn : Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người


Dân cư khu Trịnh Nguyễn - Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương 
trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần 
tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện

Trọng Thành (RFI) - Trong ba ngày nay 09, 10 và 11/10/2013, chính quyền Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn liên tục có các hành động trấn áp đối với người dân khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, nơi có các bất đồng xung quanh vấn đề xây dựng một nhà máy nước thải tại địa phương, kéo dài từ nửa năm nay. Theo các nguồn tin tại chỗ, công an địa phương đã bắt đi tổng cộng 11 người.

Vụ đất đai mà chính quyền địa phương đe dọa cưỡng chế liên quan đến 42 hộ cư dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội khoảng 20 km về phía bắc, là một điểm nóng từ nhiều tháng nay. Sau khi chống lại một vụ cưỡng chế của chính quyền hồi tháng 6/2013, một mặt, các cư dân liên tục đưa đơn lên chính quyền các cấp trên (tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ) để yêu cầu giải quyết, mặt khác, người dân địa phương đã lập trạm canh gác suốt ngày đêm ngay tại khu ruộng này, để đề phòng chính quyền địa phương can thiệp bất ngờ.

Cho đến nay cơ quan Thanh tra Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không hồi đáp các đòi hỏi của dân cư Trịnh Nguyễn. Hơn nữa, ngày 09/10, công an Bắc Ninh bất ngờ "bắt cóc" ông Đỗ Văn Hào, là người đứng đầu danh sách 42 hộ dân cư trong các yêu sách, kiến nghị, cùng vợ và bà Đỗ Thị Thiêm, người được coi là tích cực nhất trong việc bảo vệ các quyền lợi của cư dân Trịnh Nguyễn (nạn nhân của một vụ tạt a-xít cách đây ít lâu). Công an địa phương cũng phá phách và cướp đi các đồ đạc của những người trông coi khu ruộng, nơi chính quyền muốn cưỡng chế.

Ngày hôm qua, bảy người nữa bị bắt tại địa phương, trong khi biểu tình đòi công an thả người. Hôm nay, thêm một người nữa bị bắt.

Bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà.

"Bảy người mới bị bắt là Đặng Thị Mỳ, Đỗ Thị Sỹ, Ngô Thị Phương, Ninh Chiến, Đỗ Thị Giao, Nguyễn Thị Hồng và bà Phúc Châm. Hôm nay, họ lại bắt tiếp ông Đặng Văn Nhu, là một thương binh, bị bắt giữ luôn tại huyện Từ Sơn. 

Ở trong xã, nói chung bây giờ họ tuyên truyền, họ nói dân là saiNhưng dân, từ đầu chí đuôi, không chống dự án nhà máy nước thải này, mà chỉ đề nghị là làm xa khu dân cư thôi, xuống dưới Đồng Khô, cách đó khoảng 1 km. Nhưng họ không chấp nhận. 

Khu ruộng trên này là khu ruộng của toàn những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cô đơn quả phụ, không có con cái, những người bị chất độc da cam. Nhưng họ cứ đè ra họ giữ. Gia đình nhà tôi có sáu khẩu, được 6,5 sào ruộng, nhưng mà bây giờ họ đè ra họ bảo là bán cho họ, nếu không làm là sai. 

Từ trên bốn tháng nay, chúng tôi làm lều ở ngoài ruộng để trông. Ngày thì các cụ trông, đêm thì thanh niên, phụ nữ quãng 30-40 tuổi. Đến sáng ngày ra, các cụ xuống, thì con cháu lại về đi làm. Ăn cơm tại đấy, ngủ tại đấy. Bốn tháng trời như thế, từ cơn bão số 1 đến cơn bão số 10, rất nhục! Mưa gió như thế, mà cứ phải ôm cái cột lều, muỗi đốt, ướt át... Họ có thương dân đâu ?!

Nhân dân bây giờ khổ quá đi. Họ bắt hết người này đến người khác, xong họ lại gọi (để bắt bàn giao đất ruộng). Đến bây giờ nhà ông Hào là đầu đơn (kiện), vợ có ruộng không bán, họ bắt bán ruộng không bán, họ bắt cả hai vợ chồng. Bây giờ con cái khổ quá, lúc nào con cháu ở nhà ấy cũng khóc, và con cái cũng không đi làm ăn gì được. 

Ngay như bà Lân Thiêm chẳng hạn, bị nó rẩy a-xít, đã bắt được hai nghi phạm, nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm thực sự. Bây giờ bà ấy vẫn chưa khỏi, máu vẫn chảy, vẫn phải dùng thuốc..., thế mà nó vẫn bắt lên nó nhốt. 

Từ khi làm cái dự án nhà máy nước thải này, không họp dân bàn bạc gì cả, cứ đè ra mà làm thôi. Người dân mất hết cả quyền. Nhà tôi chẳng hạn, sáu khẩu mất 6,5 sào ruộng thì không biết sống bằng nghề gì. Bây giờ đi làm mướn có lúc người ta cũng không khiến. Thậm chí còn phải đi bắt con cua, con ốc, rồi trồng rau cỏ để ăn thôi. Gia đình là gia đình liệt sĩ, nghĩ cũng cay quá! 

Bây giờ, họ chỉ bênh vực những người có tiền. Chủ đầu tư toàn những người có tiền, họ mua được hết cả. Còn người dân chân đất, mắt toét, người ta chẳng thương gì cả!".


*

Trước tình trạng quân bắt dân, người dân Trịnh Nguyễn đã biểu tình đòi người. Và dĩ nhiên, quân lại ra tay trấn áp... thế lực thù địch:

Clip của Nhật Ký Yêu Nước

Chia sẻ bài viết:

No comments:

Post a Comment