Mục lục nỗi đau dan tôi

Friday, October 18, 2013

Tổ chức Save The Children trợ giúp miền trung sau bão


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-10-17
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
IMG_1197-305.jpg
Tổ chức Save The Children phát cặp sách cho trẻ em ở Quảng Bình sau cơn bão số 10, ảnh chụp hôm 6/10/2013.
Courtesy Save The Children

300.000 trẻ em bị ảnh hưởng

Cơn bão Nari từ biển Đông, nối tiếp bão Wutip trước đó nhưng có sức tàn phá mạnh hơn, đã ảnh hưởng đến 300.000 trẻ em tại miền Trung Việt Nam. Đây là số liệu của Save The Children Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em, đã và đang xúc tiến các đợt cứu trợ khẩn cấp tại Quảng Bình, Quảng Nam và Đà Nẵng.
Sau khi rời Philippines để lại 13 người thiệt mạng, bão Nari với sức gió mãnh liệt thổi vào miền Trung Việt Nam và miền Nam nước Lào ngày 14 vừa qua, ảnh hưởng đến ít nhất 300.000 trẻ em tại miền Trung.
Đó là thông cáo báo chí của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em, trực thuộc Save The Children International, hiện có văn phòng hoạt động tại Việt Nam. Từ Hà Nội, chị Ngô Thị Thúy Quỳnh, cán bộ thông tin của Save The Children, cho biết về sức mạnh của bão Nari:

Chúng tôi cung cấp cặp sách là cặp sách phao nổi, tức là khi học sinh mang vào mà ví dụ có rơi xuống nước thì sẽ nổi trên mặt nước.
-Anh Nguyễn Văn Gia
“Tức là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Số trẻ em ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thì chúng tôi ước tính khoảng 300.000. Cơn bão này nặng giống như cơn bão năm 2006, ảnh hưởng của nó cũng nặng giống như cơn bão Wutip vừa qua.
Ngay sau khi bão Wutip đổ bộ vào miền Trung Việt Nam thì chúng tôi có tham gia công tác đánh giá cùng với các tổ chức NGO khác cũng như chính phủ Việt Nam. Sau khi đánh giá mức độ thiệt hại thì chúng tôi quyết định hỗ trợ cho tỉnh Quảng Bình, một số xã , số huyện bị ảnh hưởng nặng, cụ thể là huyện Bố Trạch. Chúng tôi đã hỗ trợ cho Bố Trạch và các gói thiết bị dụng cụ học tập cho trẻ em các gói hàng vệ sinh. Cho bão Wutip thì chúng tôi hỗ trợ 50.000 đô và có thể sẽ cung cấp tiền cho người dân để họ khôi phục lại sinh kế.”
Anh Nguyễn Văn Gia, cán bộ chuyên trách chương trình khẩn cấp của Cứu Trợ Trẻ Em, giải thích:
“Trong gói cứu trợ về vệ sinh thì chủ yếu là xà phòng, khăn mặt, bàn chải đánh răng, thuốc gội đầu, băng vệ sinh của phụ nữ vân vân… Thế còn đối với gói giáo dục dành riêng cho trẻ em Cấp Một thì chủ yếu là vở, bút, compa, thước kẻ, bút chì, cặp sách. Gần đây chúng tôi ứng dụng phù hợp hơn, đó là cái cặp sách tại một số điểm mà bị lũ lụt thường xuyên. Chúng tôi cung cấp cặp sách là cặp sách phao nổi, tức là khi học sinh mang vào mà ví dụ có rơi xuống nước thì sẽ nổi trên mặt nước.”
Vào khi Cứu Trợ Trẻ Em đã hoàn tất đợt một trong công tác cứu trợ sau bão Wutip, hai hôm nay một đoàn khác của tổ chức đã đi thực tế đến những nơi bị bão Nari tàn phá:
IMG_1583-250.jpg
Bão Nari tàn phá nhà dân ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng hôm 15/10. Courtesy Save The Children.
“Chuyến đi này tập trung vào cơn bão Nari, đoàn đã vào trong Quảng Nam và Đà Nẵng. Quảng Nam là điểm mà cơn bão đổ vào lớn hơn và những vùng bị ảnh hưởng rộng hơn. Cụ thể các vùng nông thôn ven bờ biển thì các gia đình bị ảnh hưởng tương đối nhiều.”
Đây là những nơi mà sau bão thì mưa liên tục nhiều đợt khiến nước lũ dâng cao tại một số điểm ở Quảng Nam và cuộc sống người dân càng thêm khó khăn:
“Cái nhìn thấy đầu tiên là rất và rất nhiều cây cối đổ ngổn ngang, đặc biệt ở Đà Nẵng. Còn ấn tượng nhất là dân tự khắc phục hậu quả của thiên tai rất nhanh chóng, hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau lợp lại mái, làm sao có chỗ không bị mưa rơi vào và trẻ em được an toàn trong nhà. Hôm nay tôi đến một điểm thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, có lẽ do gió xoáy gió giật nên có một thôn thì nhà nào cũng bị luôn. Một số nơi ví dụ như trong Quảng Nam thì tương đối rải rác, có thôn thì dăm bảy nóc nhà có thôn thì vài chục nóc nhà. Còn số lượng nhà sập hoặc tốc mái hoàn toàn thì cũng không phải là quá nhiều.
Chúng tôi thấy có một số trường, đặc biệt Mẫu Giáo hay Nhà Trẻ thì còn tan hoang lắm. Riêng đối với hệ thống trường phổ thông thì tôi thấy có những nỗ lực rất lớn của phía nhà nước. Ví dụ hôm nay tôi đến thăm một trường học ở Đà Nẵng, cả một khu vực trường học bị tốc mái hoàn toàn, thì nhà trường đang cố gắng khác phục là dạy hai ca và học sinh vẫn cố gắng đến trường. Tuy nhiên việc khắc phục, xây dựng lại trường sở cần được quan tâm để sửa sang kịp thời.
Bây giờ vẫn còn đang mưa tương đối nhiều, đặc biệt kéo dài trên những tỉnh mà cơn bão Wutip đã qua rồi, ví dụ như mưa tràn ngược về Quảng Bình, Quảng Bình và bây giờ đang lũ lụt tiếp ở trên Quảng Bình. Các trận bão này, hậu quả của nó có lẽ rất lớn về mặt ảnh hưởng lâu dài vì nó lại gây ra lũ ở những vùng thượng lưu rất xa, kể cả tận Hà Tĩnh nữa. Vì vậy cái hậu quả ước tính có lẽ là hơn 300.000 trẻ em, còn thực tế thì chưa đủ thời gian để cập nhật.”

Kêu gọi tài trợ 300.000 đô la

IMG_1318-250.jpg
Người dân Đà Nẵng lợp lại nhà sau khi bão Nari tàn phá hôm 15/10. Courtesy Save The Children.
Trước đó, giám đốc văn phòng Cứu Trợ Trẻ Em ở Việt Nam, ông Gunnar Andesen, nói với đài Á Châu Tự Do rằng do mực nước của hệ thống sông rạch và các hồ chứa tại Việt Nam đang ở mức cao trong thời điểm này, cộng thêm các cơn mưa lớn sau bão khiến lũ lụt và sạt đất xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của trẻ em và các gia đình ở miền Trung.
Từ ngày 6 tháng Mười, Cứu Trợ Trẻ Em đã cứu trợ đợt một trao đợt một cho các địa phương, phân phát 200 bộ về vệ sinh và 200 bộ về giáo dục. Kế tiếp, anh Nguyễn Văn Gia cho biết, tuy đã sẵn sàng cho các đợt cứu trợ sau nhưng trở ngại xảy ra là cơn bão Nari tiếp liền bão Wutip:
“Thế nên chúng tôi gặp một số khó khăn về người, về phương tiện, để làm sao có thể kịp thời phân bổ ngay cho vòng tiếp sau, và chúng tôi phải tập trung rất nhiều vào công tác đánh giá hậu quả của cơn bão Nari này để làm sao có thể kết hợp viện trợ cho cả hai cơn bão hiệu quả nhất.”
Phí tổn đợt một tức cơn bão Wutip và đợt hai tức cơn bão Nari, mà Cứu Trợ Trẻ Em đang cần và đang kêu gọi tài trợ có thể lên tới 300.000 đô la. Theo cán bộ Nguyễn Văn Gia, đây là con số tương đối nhiều so với trước nay. Hiện Cứu Trợ Trẻ Em của Việt Nam đang kêu gọi sự giúp đỡ tài chánh của một số nhà tài trợ quốc tế:
“Ví dụ như IPR là một chương trình giáo dục bên Châu Âu, rồi Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em của Na Uy, chẳng hạn hôm nay thì Na Uy đang mở rộng tài trợ đây. Chúng tôi đang tiếp cận thêm với các nhà tài trợ của Nhật Bản, với nhà tài trợ của cộng đồng Châu Âu cụ thể là ECHO, mời họ cùng tham gia đánh giá tiếp. Đấy cũng là một trong những nhà tài trợ hiệu quả đối với các chương trình viện trợ tại Việt Nam nói chung và đối với tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Việt Nam nói riêng.”
Theo nhận định của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Việt Nam, để có thể khắc phục nhanh chóng hậu quả của hai cơn bão Wutip và Nari ở miền Trung, ngoài thực phẩm và nước uống, vấn đề cấp thiết thứ nhì là cung cấp phương tiện canh tác gieo trồng cho nông dân, thứ ba là giúp dân lợp lại mái hoặc xây lại nhà cửa sao cho bền vững chắc chắc hơn trước để còn có thể chống lại những cơn bão lụt khác trong tương lai.

No comments:

Post a Comment