Mục lục nỗi đau dan tôi

Tuesday, June 4, 2013

Dấn thân tạo dựng đất nước pháp quyền


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bích chương: Phát Huy Quyền Làm Chủ, được phổ biến khắp đường phố. AFP
Bích chương: Phát Huy Quyền Làm Chủ, được phổ biến khắp đường phố.
AFP
Trong bài phỏng vấn mới đây mà luật sư Bùi Quang Nghiêm dành cho đài chúng tôi, luật sư đã trình bày về sự phát triển của ngành luật trong thời gian qua tại Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin tìm hiểu thêm những tiếng nói khác liên quan đến sự phát triển đó. Mời quý vị nghe Kính Hòa trình bài trong bài sau đây.
Hòan thiện luật pháp để thay đổi xã hội

Trong những biến động chính trị xã hội ở Việt Nam gần đây, có hai từ nổi lên đằng sau các diễn biến, đó là Luật pháp. Các vụ án mang tính chính trị bị chỉ trích là không công bằng, các bản án được cho là các bản án bỏ túi, các vấn đề về Luật lúc nào cũng được đưa ra bàn tán xôn xao ở Quốc Hội nhưng nhiều luật quan trọng vẫn không được ban hành như luật Biểu tình, luật lập Hội, và luật lớn nhất là Hiến Pháp vừa rồi được đem ra tranh cãi nhưng rồi cũng đâu hòan đấy. Cách đây vài năm một vị chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng ông phải vét hết người trong ngành pháp luật để đảm nhiệm những công việc ở các tòa án các cấp. Truyền thông Việt nam do đảng cộng sản kiểm sóat thường xuyên đưa ra lời hô hào là phải xây dựng một nhà nước Pháp quyền.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi cách đây vài ngày, Luật sư Bùi Quang Nghiêm tại TP HCM có cho rằng ngành Luật tại Việt Nam đã phát triển rất nhiều từ khi có qui chế luật sư, được ra đời hầu như đồng thời với việc đổi mới kinh tế. Luật sư Nghiêm cho rằng có sự gia tăng về cơ sở vật chất lẫn số sinh viên ghi tên vào ngành luật.
Đại học Luật TP.HCM
Đại học Luật TP.HCM. (hcmulaw.edu.vn)
Tôi thấy đất nước mình có rất nhiều vấn đề. Tôi muốn làm điều gì đó để thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Có nhiều cách để làm, và đối với tôi thì tốt nhất là trở thành một người am hiểu luật pháp, từ đó hòan thiện luật pháp cho đất nước, mà như thế sẽ thay đổi xã hội
Nguyễn Trang Nhung
Bạn Nguyễn Trang Nhung, hịên là sinh viên trường đại học Luật TP HCM cho biết bạn đã ghi tên vào ngành luật sau khi đã tốt nghiệp một ngành khác. Lý do Nhung đưa ra là muốn tham gia vào việc hòan thiện luật pháp tại Việt Nam và từ đó là cải tạo xã hội.
Tôi tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin và đã làm việc trong ngành này. Tôi quan tâm tới chính trị khá muộn, lúc tôi 24 tuổi, tôi tìm hiểu những vấn đề về chính trị và tôi thấy đất nước mình có rất nhiều vấn đề. Tôi muốn làm điều gì đó để thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Có nhiều cách để làm, và đối với tôi thì tốt nhất là trở thành một người am hiểu luật pháp, từ đó hòan thiện luật pháp cho đất nước, mà như thế sẽ thay đổi xã hội.
Nguyễn Trang Nhung là một trong ba sinh viên Luật lập trang Web kêu gọi công lý cho anh Đòan Văn Vươn trứoc khi tòa án Hải Phòng xử vụ án này. Nhóm ba sinh viên này cũng vừa đưa đơn kiện đòan thanh niên cộng sản trường đại học Luật về việc tổ chức này làm mất danh dự của họ.
Tam quyền phân lập làm mạnh nền luật pháp?
Quả là một sự can đảm khi quan tâm đến chính trị và dấn thân vào ngành luật tại Việt Nam. Trong mấy năm vừa qua, các vụ án mang tính chính trị ngày càng nhiều và có không ít luật sư đã bị cầm tù, như các ông Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, bà Lê Thị Công Nhân. Khi được hỏi rằng liệu các sinh viên luật có bị tác động bởi những phiên tòa như vậy không, Nhung cho biết,
Các sinh viên luật nói chung không bị ảnh hưởng gì vì họ được dạy theo một tư tưởng định sẳn, rằng Đảng và nhà nước luôn đúng và những người nào chống lại đường hướng của đảng và nhà nước thì có tội. Chỉ có một số ít cảm thấy bất ổn và tìm cách chia sẻ với nhau
Nguyễn Trang Nhung
“Các sinh viên luật nói chung không bị ảnh hưởng gì vì họ được dạy theo một tư tưởng định sẳn, rằng Đảng và nhà nước luôn đúng và những người nào chống lại đường hướng của đảng và nhà nước thì có tội. Chỉ có một số ít cảm thấy bất ổn và tìm cách chia sẻ với nhau.”
Trong thể chế chính trị của Việt nam hiện hành, đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngành tư pháp không phải độc lập. Theo Trang Nhung các sinh viên luật cũng không thấy rằng mô hình tam quyền phân lập sẽ làm cho ngành pháp luật mạnh mẽ hơn.
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn
“Trong môn Luật Hiến pháp chúng tôi cũng học về tổ chức nhà nước, về quyền con người, những vấn đề này cũng được đem ra mổ xẻ ở giảng đường, nhưng vấn đề là mổ xẻ tới đâu. Các giảng viên cũng giới thiệu cho biết có những mô hình khác với Việt Nam nhưng họ không đào sâu. Và sinh viên cũng không có suy nghĩ vượt ra ngòai khuông khổ những định chế chính trị ở Việt Nam. Ít người đặt câu hỏi là nếu áp dụng mô hình tam quyền phân lập thì hệ thống của nước mình có tốt hơn hay không!”
Vừa qua Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói với chúng tôi là trong việc hành nghề luật sư hiện nay thì ông hài lòng với sự phát triển của luật pháp trong thời gian vừa qua, Nhưng khi được hỏi về sự độc lập của tòa án thì ông cũng nói,
“Dĩ nhiên nếu mà độc lập thì sẽ tốt cho công việc của giới luật sư chúng tôi hơn.”
Như vậy có thể tóm lại, phía nhà nước Việt Nam do đảng cộng sản nắm giữ vẫn hô hào phải thực hiện một nhà nước pháp quyền, nhưng mặt khác thì tư tưởng chủ đạo của chính trị Việt nam là không chấp nhận tam quyền phân lập. Trong khi đó, các sinh viên luật, các luật sư và nhà lập pháp tương lai vẫn không hề thắc mắc về  cái luồng tư tưởng chính thống ấy, không hề thắc mắc là có một mô hình khác có thể làm cho đất nước trở thành một đất nước pháp quyền tốt đẹp hơn.
Có lẽ trong sự hy vọng về tương lai sáng sủa hơn, xin mượn lời luật sư Hà Huy Sơn, người biện hộ cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa qua,
“Thôi thì việc phát triển các khoa luật cũng thúc đẩy việc quản lý xã hội theo pháp luật hơn.”

No comments:

Post a Comment