Mục lục nỗi đau dan tôi

Thursday, June 20, 2013

NEVER FORGET: “Không Bao Giờ Quên” — Tái Dựng Từ Tro Tàn Quá Khứ


Chiến Hạm USS New York tái sinh từ cốt sắt và tro tàn Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế, World Trade Center, bị quân khủng bố phá hoại ngày 11 tháng 9 năm 2001.  Chiến hạm USS New York được đóng dựng tại Norfolk, Virginia từ năm 2009 và hoàn tất vào năm 2011.

Với vỏ tàu tái dụng và đúc lại từ cốt sắt vụn Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế World Trade Center, Chiến Hạm USS New York sẵn sàng trở về bến gốc New York nhân dịp kỷ niệm 10 năm biến cố 9/11.  
Sailing: The USS New York passes the World Trade Center and the National September 11 Memorial and Museum as it arrives in Manhattan on Thursday
Chiến Hạm USS New York xuôi qua Đài Kỷ Niệm Quốc Nạn World Trade Center & the National September 11 Memorial and Museum tại Manhattan, New York.
Bloomberg, Thị Trưởng New York, tuyên bố:
“Chúng ta đón tiếp thủy thủ và khách quý trên Chiến hạm USS New York trở về bảo vệ nguồn gốc tự do và giúp duy trì truyền thống đa dạng và khoan dung tối đa tại thị trấn New York của chúng ta.”
Bloomberg còn ghi nhận Chiến Hạm USS New York tiêu biểu cho ý nghĩa kết sinh mật thiết giữa sinh mạng công dân của Tiểu Bang New York và uy thế của Quân Lực Hoa Kỳ.
Pride: The USS New York is seen in the Hudson River upon its arrival in New York, with an NYPD helicopter overhead and the Statue of Liberty in the background
Chiến Hạm USS New York trên dòng sông Hudson River sắp sửa cập bến New York, với Tượng Đài Statue of Liberty phía hậu cảnh
Escorted in: Portions of the hull of the USS New York were made out of iron salvaged from the wreckage of Ground Zero. Its passengers included 170 members of the 9/11 Families Association, which includes families of victims and first responders
Với vỏ tàu tái dụng và đúc lại từ cốt sắt vụn Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế World Trade Center, Chiến Hạm USS New York sẵn sàng cặp bến New York
 
Thật vậy, Chiến Hạm USS New York là dấu ấn tiêu biểu cho nội lực tái phát từ một thị trấn từng bị tàn phá, nhưng không bao giờ gục ngã, bó tay thất bại.  Nhà chức trách, quân nhân và công dân của New York đều tự nhủ: “Không bao giờ để xẩy ra lại như vậy tại hậu phương này”.
 Coming back: The USS New York is seen docked on a pier adjacent to West 47th Street in the Hudson River on Thursday
Chiến Hạm USS New York đã cặp bến New York, tại West 47th Street, giáp dòng sông Hudson River 
Mũi Chiến Hạm có minh hoạ con phượng hoàng cất cánh tung bay trên nóc Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế World Trade Center, với dòng chữ chú thích: “Sức Mạnh Nong Đúc Từ Hy Sinh. Không Bao Giờ Quên”  ["Strength forged through sacrifice. Never forget."]
Chiến Hạm USS New York được hoàn tất với 24,000 tấn sắt thép vụn thu hồi từ khối đổ nát của Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế World Trade Center.  Sắt thép vụn đã được nung hoá tại lò đúc Amite, Tiểu Bang Louisiana, rồi đóng dựng tại công xưởng Norfolk, Tiểu Bang Virginia.
Đó là một kiểu mẫu chiến hạm tân kỳ dùng vào công tác đặc nhiệm chống khủng bố, với thủ thủy đoàn gồm 300 thuộc viên và một lực lược tác chiến hùng mạnh gồm 700 đặc công Thủy Quân Lục Chiến [Marines] sẵn sàng tác chiến với đội ngũ trực thăng tấn công và thuyền đổ bộ cực nhanh. 
Tro Tàn Quá Khứ
Đặc biệt Chiến Hạm USS New York tái dựng từ tro tàn quá khứ còn mang “nhũ danh” NEVER FORGET, nghĩa là KHÔNG BAO GIỜ QUÊN.  Thật vậy, đối với chính thể và công dân Hoa Kỳ, hiện tượng 9/11 [September 11] không những là một biến cố tàn phá khủng khiếp xẩy ra ngay tại lòng nội trấn New York, mà còn là một Quốc Nạn không sao quên được.  
Người Hoa Kỳ có thành ngữ: “Forgive But Not Forget“, cho nên dù với thời gian qua, dù vết thương biến cố đã khép, dù nạn nhân và gia đình họ có rộng lượng tha thứ cho kẻ khủng bố mù quáng sát hại họ, phá hủy đời sống họ, nhưng dấu tích lịch sử vẫn duy trì kinh nghiệm “sống-chết” thực tế đó, như một bài học không bao giờ xoá nhoà, không bao giờ quên nổi, để toàn dân cảnh giác, tự vệ và tránh khỏi nguy biến tương tự trong tương lai.
Cũng như đối với Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trong và ngoài nước, Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975 không những là “Tro Tàn Quá Khứ” của một biến cố chiến lược đưa tới sự xụp đổ của Sài Gòn và chính thể Việt Nam Cộng Hoà, mà còn là một dấu tích lịch sử bất khả khước từ, không bao giờ quên được, không bao giờ xoá nhoà.  Do đó, ngày 30 Tháng 4 năm 1975 luôn luôn phải được ghi nhận trọng thể là Ngày Quốc Hận, tiêu biểu cho thời điểm Quốc Nạn Tang Tóc của cả Dân tộc Việt khi họ bị cơn sóng đỏ Cộng Sản Quốc Tế phủ nhập từng đợt, 1945, 1954, 1975 tới ngày nay, với mọi hình thức tàn phá và hủy diệt tận cùng mọi tầng lớp dân tộc, từ thể xác, môi sinh, tới tinh thần, văn hoá.
Có thể một ngày nào đó, dân tộc Việt Nam sẽ thoát khỏi tai ương Cộng Sản Quốc Tế, khi nội thù tự thải và ngoại thù tự biến.  Lúc đó, dân tộc trọn vẹn tái lập dân chủ chân chính sẽ đề cử thành phần đại diện dân
  • thi hành luật pháp công minh để hoá giải mọi bất công văn hoá, xã hội, và đồng thời xét xử tội phạm liên hệ một cách chính đáng, mẫu mực, hợp hiến và hợp pháp;
  • mặt khác ứng dụng đại nghĩa và nhân đạo để cải hoá và tha thứ cho kẻ lầm lẫm, vô tâm.
Tuy nhiên, dù có rộng lượng tha thứ cho con người bất hảo, sai lầm, nhưng rõ rệt phải cứng rắn, vững vàng xác định và khai trừ hệ thống tội ác, bất nhân, bất nghĩa.
Do dó, bằng kinh nghiện thực tế và trách nhiệm lịch sử trong sáng, toàn dân phải muôn thuở xác định nguồn gốc, hiện tượng và hậu quả của nhữngquốc nạn mà đảng phiệt Cộng Sản Quốc Tế đã du nhập vào đất nước, xã hội, môi sinh dân tộc Việt, để từ đó khơi lên những bài học “không bao giờ quên”; để tự động cảnh tỉnh, sẵn sàng tự vệ và tránh khỏi những nguy biến tương tự trong tương lai.
Chắc chắn, Dân Tộc Việt cũng đang dấn thân đóng dựng một con thuyền định mệnh tân trang, đủ trọng lượng hy sinh, đủ tư cách và uy thế cần thiết cặp bến Sài Gòn và Hà Nội để cấp thời bảo vệ sinh mang và nhân phẩm dân tộc; cấp thời tái dựng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam từ tro tàn quá khứ.
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt

No comments:

Post a Comment