Hiện tù nhân thanh niên Công giáo Paul Trần Minh Nhật đang tuyệt thực tại trại giam Nghi Kim ở Nghệ An và luật sư Lê Quốc Quân tịch cốc trong Trại giam Số 1 ở Hà Nội.
Phản đối hành xử hà khắc
Biện pháp tuyệt thực lại được một tù nhân lương tâm tại Việt Nam thực hiện là thanh niên Công giáo Paul Trần Minh Nhật. Anh là người bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An hồi ngày 9 tháng giêng năm nay kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế cùng với 13 người khác trong cùng vụ việc theo điều 79 Bộ luật hình sự về tội danh âm mưu hay có hành động nhằm lật đổ chính quyền hiện nay.
Phiên phúc thẩm hôm ngày 23 tháng 5 y án đối với Paul Trần Minh Nhật vì anh này tiếp tục không nhận tội về những hoạt động xã hội mà bản thân anh tham gia cho đến khi bị bắt.
Trong trại giam Nghi Kim ở Nghệ An, anh này tiếp tục đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi căn bản cho bản thân. Do bị đối xử quá hà khắc từ ngày 21 tháng 6 vừa qua anh này bắt đầu tuyệt thực.
Chị Nguyễn thị Kim Chi, một người em dâu của anh Nguyễn Đình Cương, người cũng bị kết án chung cùng Trần Minh Nhật trong vụ án vừa nêu cho biết cơ hội mà chị này có thông tin việc Paul Nguyễn Minh Nhật tuyệt thực trong nhà giam:
Trại Nghi Kim tuy là nhà giam nhưng sát nhà dân; có người nhắn tôi ra nói chuyện về việc anh ( Cương) bị công an kỷ luật chuyển sang phòng khác trong ba ngày. Nhân dịp đó có anh ở phòng cùng dãy nhưng ở phòng cuối hét lên để nói chuyện. Ngày đầu hét lên hỏi thì anh Nhật nói sức khỏe bình thường; ngày thứ hai tức 21 tháng 6 hét lên anh nói là nhịn ăn; nhưng tôi không hỏi lý do. Ngày thứ ba, tức ngày 22, anh Nhật hét lên nói lý do nhịn ăn để phản đối chế độ nhà tù. Vì ở Nghệ An hiện nay thời tiết rất nóng lên đến 40 độ C không chịu được, tiếp đến là việc không cho đưa sách vào, tiếp nữa là để đòi lại nhân phẩm cho những người trong tù.
Ngày thứ ba, tức ngày 22, anh Nhật hét lên nói lý do nhịn ăn để phản đối chế độ nhà tù. Vì ở Nghệ An hiện nay thời tiết rất nóng lên đến 40 độ C không chịu được, tiếp đến là việc không cho đưa sách vào, tiếp nữa là để đòi lại nhân phẩm cho những người trong tù.
Chị Nguyễn thị Kim Chi đã thông tin cho gia đình anh Paul Trần Minh Nhật biết về việc Paul Trần Minh Nhật quyết định tuyệt thực. Người anh trai Trần Khắc Đạt của người tuyệt thực cho biết việc đi thăm hồi ngày 10 tháng 6 vừa qua và được người em cho biết ý định sử dụng biện pháp tuyệt thực để đấu tranh lại sự hà khắc của trại giam:
Khi tôi đi gửi đồ thì Nhật có dặn tôi gửi cho một ít sách ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp và một số sách tham khảo, tự điển cũng như một số sách gương các Thánh như Gioan Phao lô 2, Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận… Tôi nói chắc trại giam không cho đâu; Nhật nói anh cứ gửi đi; nếu chừng nào họ không cho thì làm biên bản, em có cách. Tôi hỏi cách gì vì trong trại giam vì mọi quyền hạn của người ta. Nhật nói anh cứ yên tâm; nếu đến lúc đòi mà không có em sẽ tuyệt thực. Sau tôi hỏi thì họ nói không cho gửi sách vở gì ngoài báo Tiền Phong, Công An của họ.
Vì nay không nhận được những sách theo yêu cầu cộng với những hà khắc của trại giam nữa, em tin chắc Nhật tuyệt thực theo điều báo trước như thế.
Trong thời gian vừa qua nhiều người trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến vụ tuyệt thực của triến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở trại giam số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa từ ngày 27 tháng 5 cho đến ngày 21 tháng 6 vừa qua để đòi hỏi cán bộ trại giam phải trả lời đơn thư tố cáo của bản thân ông. Khi nguyện vọng của ông bước đầu được đáp ứng, ông đã ngưng tuyệt thực
Nay sắp đến ngày bị đưa ra xét xử, luật sư Lê Quốc Quân quyết định tịch cốc, tức không ăn, chỉ uống nước. Mục đích không phải để phản đối nhà tù mà là để cám ơn tất cả những người đã ủng hộ ông bên ngoài
Tịch cốc cám ơn mọi người
Trước ông, thì một số tù nhân khác cũng từng tuyệt thực để phản đối những điều bất hợp lý quá đáng của nhà tù. Một trường hợp đáng chú ý là của luật sư Lê Quốc Quân từ hôm bị bắt giam hồi ngày 27 tháng 12 năm ngoái cũng tuyệt thực suốt 15 ngày sau đó.
Nay sắp đến ngày bị đưa ra xét xử, ông quyết định tịch cốc, tức không ăn, chỉ uống nước. Mục đích không phải để phản đối nhà tù mà là để cám ơn tất cả những người đã ủng hộ ông bên ngoài. Người em của ông là anh Lê Quốc Quyết cho biết thông tin này như sau:
Khi luật sư vào thăm anh, anh nhắn ra từ ngày 23 tháng 6 anh sẽ tịch cốc; đến ngày 30 tháng 6 sẽ ăn lại để đến ngày 9 tháng 7 ra tòa. Anh nói mục đích tịch cốc nhằm tri ân những ai quan tâm và cầu nguyện cho anh trong thời gian qua cũng như sắp tới. Còn đây không phải tuyệt thực như lần trước để ra yêu sách phản đối việc bắt giữ tùy tiện và không cho anh nhận Kinh Thánh nên tuyệt thực.
Anh Lê Quốc Quyết cũng thông tin thêm về điều mà gia đình anh này cho rằng qua đó chứng tỏ sự phân biệt đối xử của trại giam đối với người bị giam Lê Quốc Quân:
Một điều mà gia đình mới biết gần đây là từ khi bị bắt đến bây giờ, anh Quân vẫn bị phân biệt đối xử- không có đủ nước sạch để uống. Nước trong trại giam bẩn lắm, tắm bị ghẻ đầy người, nên không thể dùng nước đó để uống, mà cũng không có nước đun sôi nên phải gửi nước suối ở ngoài vào. Đối với anh Quân mỗi tuần chỉ nhận được 10 chai nước suối nhỏ; trong khi những người khác gia đình gửi vào bao nhiêu cũng được nhận.
‘Thiên biến, vạn biến’ của người tù
Gia đình luật sư Lê Quốc Quân cho biết chỉ trong diện tích 60 mét vuông nhưng số người bị nhốt chung nhau khá đông; tuy vậy luật sư Lê Quốc Quân tìm cách ứng xử tích cực trong tình cảnh nghiệt ngã như thế. Anh Lê Quốc Quyết cho biết:
Luật sư được vào nhiều nên thông tin ra ngoài cũng đều đặn. Ngoài chuyện bị phân biệt đối xử, anh còn cho biết trong trại giam anh khá bận bịu, anh dạy tiếng Anh cho mọi người và làm thơ. Trước anh thấy buồng giam 60 mét vuông mà nhốt bốn mươi mấy người, anh thấy chật quá; nhưng nay đông người như thế nên có nhiều việc cho anh ấy làm.
Chế độ nhà tù của Việt Nam hiện nay được các cựu tù nhân lương tâm lên tiếng tố cáo sau khi họ được ra khỏi trại giam. Theo họ thì mục tiêu là nhằm triệt hạ những con người dám công khai có những chính kiến khác với quan điểm của nhà nước hay dám chống lại Nhà nước. Dù có người chết rũ tù; tuy nhiên vẫn tiếp tục có những người kiên định và sử dụng mọi biện pháp như tuyệt thực để đòi hỏi quyền chính đáng dành cho con người dù họ là tù nhân.
No comments:
Post a Comment