Mục lục nỗi đau dan tôi

Thursday, June 20, 2013

Hội nghị Quốc tế chống Án tử hình


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-06-19
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_ARP3553638-305.jpg-305.jpg
Những người biểu tình mang theo một thòng lọng giả khổng lồ diễu hành sau lễ bế mạc Đại hội Thế giới lần thứ 5 chống lại hình phạt tử hình ở Madrid vào ngày 15/6/2013
AFP photo

Hội nghị tại Madrid, Tây Ban Nha diễn ra trong thời điểm quan trọng khi phong trào quốc tế bãi bỏ án tử hình tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Theo Liên Hiệp Quốc, hiện nay có 97 quốc gia bãi bỏ án tử hình. Năm 2013 xấp xỉ 150 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn áp dụng bản án khắc nghiệt này. Một số nước trong số 150 quốc gia hiện đang thực thi bãi bỏ án tử hình hoặc là quy định trong luật pháp. Châu Á là nơi áp dụng án tử hình nhiều nhất. Trung Đông và Bắc Phi xếp thứ nhì. Trung Quốc và Bắc Hàn là 2 quốc gia kiên định với án tử hình. Nhiều quốc gia vẫn duy trì án tử hình theo luật pháp quy định của các quốc gia đó. Tuy nhiên, việc áp dụng án tử hình thực chất trái ngược với những chuẩn mực và nguyên tắc nền tảng pháp luật quốc tế.

Đưa án tử hình vào lịch sử

Hội nghị tại Madrid, Tây Ban Nha gửi một thông điệp quan trọng về đạo đức và chính trị đến những quốc gia vẫn còn áp dụng án tử hình rằng đã đến lúc kết thúc luật định trừng phạt độc ác và vô nhân đạo. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Federico Mayor của Tổ chức Quốc tế Chống Án tử hình nhấn mạnh là nhân phẩm được nâng cao khi bãi bỏ chế độ nô lệ và tra tấn. Bây giờ là lúc phải tăng cường nỗ lực và đưa án tử hình đi vào lịch sử, một thế giới không có án tử hình đang trong tầm tay. Hội nghị Thế giới lần thứ 5 về Chống Án tử hình nhắm vào mục tiêu gia tăng vai trò ảnh hưởng bằng cách kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia với những tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự. Hội nghị cũng đưa ra cẩm nang “Đại diện cho Các cá nhân đối diện Án tử hình”. Cẩm nang cung cấp cho luật sư hướng dẫn và biện luận về luật pháp khi đại diện cho các tử tù.
Ông Joaquin Martinez, 41 tuổi, đã phải đối diện với bản án tử hình tại Hoa Kỳ hồi năm 1997. Chia sẻ với đài ACTD vào chiều ngày 14/6 khi tham dự hội nghị tại Madrid, ông Joaquin cho biết cảm nghĩ khi nghe thẩm phán tuyên án tử hình dù biết mình vô tội và bị kết án oan sai:
“Khi tôi là người phải qua án lệnh tử hình năm 1997 thì tôi vẫn tin vào án tử hình là đúng. Nhưng qua các bạn tù phải chịu án tử hình và qua các người thân của những tù nhân chịu án tử hình này, nhìn thấy nỗi đau đớn của những gương mặt người mẹ, người con trong gia đình mà họ đang phải  qua đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về án tử hình. Hình ảnh những người thân của những bạn tù này thật sự chạm đến đáy lòng tôi”.
Ông Joaquin kể lại thời điểm chịu tù oan, nhà tù nơi ông thụ án vẫn còn dùng ghế điện để hành hình tử tù. Có 3 phạm nhân lần lượt phải ngồi ghế điện và chiếc ghế điện đã không hoạt động đúng chức năng một cách hoàn hảo. 3 phạm nhân phải trải qua sự đau đớn cùng cực trong những tiếng kêu la. Có phải thực sự hình ảnh này ám ảnh các tử tù trong đời sống hằng ngày sau song sắt? Ông Joaquin nói là thật sự khủng khiếp khi phải sống trong tâm trạng đối diện từng ngày chờ đến ngày hành quyết. Đây là một sự tra tấn dã man về tinh thần và tâm lý vì luôn bị ám ảnh mình là kẻ giết người, mình phải chết và người ta sẽ không cho mình sống. Có nhiều tù nhân không chịu nỗi cảnh sống sợ hãi hàng ngày như thế nên đã làm đơn xin được chết sớm hơn. Cảnh sống này thật sự khốn cùng vì rất đơn độc, không có gia đình, không bạn bè và không biết khi nào bị hành hình để nói lời tạm biệt.
000_ARP3553655-250.jpg
Những tấm bảng "Không có án tử hình" trong một cuộc diễu hành sau lễ bế mạc Đại hội Thế giới lần thứ 5 chống lại hình phạt tử hình ở Madrid vào ngày 15/6/2013. AFP photo
Ông Joaquin kể lại cảm xúc khi được tòa phúc thẩm tuyên trắng án và được trả tự do vào ngày 14/6/2000:
“Tôi rất vui. Tôi vui lắm. Tôi muốn về nhà. Tôi muốn nhìn tận mặt những người thân yêu trong gia đình, muốn gặp con gái tôi. Tôi có niềm hy vọng sống trở lại. Trong thâm tâm tôi rất hạnh phúc nhưng cùng lúc đó, tôi cũng có cảm giác rất buồn vì tôi sẽ rời xa những bạn tù đang chờ chết. Tôi biết rằng trong số đó có nhiều người sẽ không bao giờ có cơ hội được trở về nhà. Thật sự là một cảm giác khó chịu khi khó khăn lắm mới được tự do trở về nhà nhưng mình phải chia tay với những người mà mình thật sự quan tâm”.
Hội nghị Quốc tế về Chống Án tử hình tại Madrid còn có câu chuyện của Bill Pelke. Ông Bill, tác giả quyển sách “Hành trình cho Hy vọng” bắt đầu với câu chuyện của chính mình lên tiếng và tham gia cuộc vận động bãi bỏ án tử hình cho tử tù Paula Cooper, người đã ra tay sát hại bà của tác giả khi cô 14 tuổi. Kết quả là cô Paula Cooper được tự do sau 27 năm trong chốn ngục tù. Ông Bill còn dấn thân cho hành trình kêu gọi bãi bỏ án tử hình qua 40 tiểu bang Hoa Kỳ và 10 quốc gia trên thế giới. Trong 1 cuộc thảo luận tại Hội nghị ở Madrid, ông Bill nói lên quan điểm của mình:
“Tôi nghĩ vẫn cần có rất nhiều người cùng lên tiếng nhưng quan trọng hơn hết là thân nhân của những nạn nhân ở khắp nơi cùng tham gia. Người ta nói rằng dù giết người ở mức độ nào thì cũng phải chịu án tử hình nhưng tôi cũng nghe nói có nhóm phạm phải tội giết người nhưng họ không phải đối diện với án tử hình. Điều này mới là quan trọng”.
Tâm tình của tử tù oan Joaquin Matinez về những người bạn tù tử tội rằng họ đã không ý thức được về hậu quả của ghế điện hay thuốc tiêm khi họ phải đối diện với cuộc hành hình về những gì họ đã gây ra. Họ ước ao nếu được sống lại thêm 1 lần, họ sẽ không bao giờ gây án. Và cô Paula Cooper sau 27 năm ở tù vì đã giết người bắt đầu 1 cuộc sống mới, trở lại với gia đình, với xã hội với cống hiến sẽ dành thời gian chia sẻ trải nghiệm cuộc đời mình với các thanh thiếu niên.
Hội nghị Thế giới lần thứ 5 về Chống Án tử hình kết thúc với niềm hy vọng cho nhiều tử tù khắp nơi trên thế giới khi ngày càng có nhiều quốc gia bãi bỏ án tử hình cũng như những bản án tử hình đang có chiều hướng giảm. Các quốc gia mới bãi bỏ án tử hình gồm Mông Cổ, Cộng hòa Honuras và Dominican cùng 2 tiểu bang Illinois và Connecticut của Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment