Mục lục nỗi đau dan tôi

Tuesday, June 4, 2013

Bắt Trương Duy Nhất: Ai được ai mất?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-06-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
images-305.jpg
Blogger Trương Duy Nhất bị bắt và di lý ra Hà Nội trong ngày.
Photo courtesy of tuoitreonline

Thế là, sau cùng rồi, tới phiên blogger Trương Duy Nhất trong nước bị bắt sau “cái điềm chẳng lành” sơ khởi là ông bị công an “mời làm việc” hồi tháng 10 năm ngoái, rồi bị sách nhiễu liên tiếp, bị cáo buộc “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích (gọi là) hợp pháp của tổ chức”… chỉ vì blogger Trương Duy Nhất có “Một góc nhìn khác” – khác với cái nhìn của 700 tờ báo quốc doanh tại một đất nước độc đảng độc quyền !

Người dám nói, dám làm!

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân blogger Trương Duy Nhất lâm nạn, từ cáo buộc của phe “phò chính thống” rằng blogger họ Trương “a dua, chửi đổng và ngứa mồm”, cho tới ý kiến cho rằng ông bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc tranh chấp phe phái, hay ông thực hiện “cuộc bỏ phiếu” song song với Quốc Hội trên trang blog của mình khiến nhiều vị lãnh đạo VN bị “thất cử”, rồi thì thẳng thừng chỉ trích giới lãnh đạo cùng những chính sách sai lầm của họ, hoặc ông “làm lộ bí mất quốc gia”.v.v…và v.v…Nhưng blogger Trương Duy Nhất đã khẳng định: Trang của tôi là một trang tạo nên hiệu ứng tích cực trong xã hội.
Theo blogger Người Buôn Gió:
Nói về Trương Duy Nhất, đừng nói anh ta theo ai, phò ai. Đó là quan điểm của anh ta, nhưng nếu nhìn cái cách mà anh ta làm , phải nên khâm phục. Nhất là người dám nói, dám sống chết với điều mình nghĩ, dám đương đầu với thế lực mạnh. Thế lực ấy mạnh đến nỗi khối ủy viên trung ương còn khiếp sợ. Thế mà Nhất dám nói.
Tình cảnh blogger Trương Duy Nhất đời nay khiến blogger Người Buôn Gió liên tưởng tới các nhân vật nhận lãnh sứ mạng thích khách thời xưa bên Tàu, từ Dự Nhượng của nước Tần, Yêu Ly người nước Ngô của thời Xuân Thu Chiến Quốc, cho tới tráng sĩ Kinh Kha từ nước Yên sang thích khách bất thành Tần Thuỷ Hoàng. Blogger Người Buôn Gió lưu ý rằng không ai nhớ Dự Nhượng, Yêu Ly, Kinh Kha đã phò ai, và mấy ai còn nhớ chủ của những tráng sĩ ấy ? Nhưng “ngàn đời sau, chẳng ai chê Dự Nhượng, Yêu Ly, Kinh Kha là không tinh khôn chọn chủ thịnh mà phù, lại đi phù suy”; và  “Trương Duy Nhất phò ai, hay theo ai, cũng vậy”. Nhưng, theo blogger Người Buôn Gió, blogger họ Trương “là người đáng khâm phục về chí khí”.
Blogger Gò Cỏ May nêu lên câu hỏi rằng cái quyền bày tỏ chính kiến cá nhân một cách ôn hoà không những được các xã hội văn minh, mà cả luật pháp VN hiện hành công nhận và bảo vệ, thì tại sao blogger Trương Duy Nhất “ lại lâm nạn vì chính những điều tưởng rằng hai năm rõ muời như thế ?”. Việc làm của Trương Duy Nhất, blogger Gò Cỏ May nhận xét, không có gì sai nếu chiếu theo văn bản “luật ban hành công khai của nước CHXHCNVN”. Nhưng, blogger Gò Cỏ May lưu ý, “ như ai cũng biết, luật của ‘xứ thiên đường’ nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế, có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ “luật rừng” cũng là lẽ đương nhiên”. Và blogger Gò Cỏ May quả quyết:
Nhất là người dám nói, dám sống chết với điều mình nghĩ, dám đương đầu với thế lực mạnh. Thế lực ấy mạnh đến nỗi khối ủy viên trung ương còn khiếp sợ. Thế mà Nhất dám nói.
-blogger Người Buôn Gió
Vì bất kể với kết quả nào, Trương Duy Nhất vẫn thắng. Cái thắng đó được cả loài người tiến bộ công nhận. Bởi tội duy nhất của Trương tiên sinh là tội làm “lộ bí mật…” – lộ mặt thật lấm láp của một thể chế luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân”!
Vẫn theo blogger Gò Cỏ May thì nếu “Trương tiên sinh” vẫn duy trì chí khí và sự tỉnh táo như nhận xét của công luận thì “hình tượng đẹp của Trương Duy Nhất ở phiên toà sắp tới, nếu có, chắc chắn sẽ đi vào lịch sử”.
Qua bài “Trương Duy Nhất, anh đã bị bắt!”, blogger Cánh Cò nghe thấy “tiếng chuông đã điểm” khi sứ mạng họ Trương đã hoàn thành” và cuộc đời của ông đã “lật sang một trang khác: Tối tăm và ảm đạm”. Nhưng blogger Cánh Cò khẳng định rằng dù thuộc phía bên nào, hay thậm chí không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất vì ông đã hoàn tất ước muốn của mình khi từ bỏ nghiệp viết báo để quay sang viết blog, nói lên những gì mà một tờ báo (nhà nước) không thể nói. Và blogger Cánh Cò quả quyết rằng “Một góc nhìn khác” không hề cô đơn khi hiện có hàng trăm bài viết trên mạng phản kháng mạnh mẽ và ủng hộ ông, và nhiều bloggers sẵn sàng theo ông vào tù ngục chứ không bao giờ bỏ cuộc. Tác giả Cánh Cò nhấn mạnh:
Ông viết những điều mà rất nhiều trang blog tự do như ông không viết, hay không dám viết: Vạch mặt chỉ tên từng người trong bộ chính trị. Ông đòi họ phải biết xấu hổ, phải biết dừng lại những hành vi vô luân. Phải nhận thức sự uất ức của dân chúng và nhất là phải rửa cho sạch bộ mặt bẩn thỉu của mình trước khi đứng trước diễn đàn nói những lời gian xảo. Ông Trương Duy Nhất đã làm không ít người tức tối và nhất là... sợ! Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn. "Một góc nhìn khác" là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó, người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ "một góc nhìn khác".

Mối nguy cận kề

duynhat_triet300-200.jpg
Ông Trương Duy Nhất trong lần tháp tùng đoàn công du sang Mỹ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Theo nhà văn Phạm Thị Hoài thì trước khi lâm nạn, blogger Trương Duy Nhất đã chuẩn bị sẵn “chỗ dựa lập luận” để tránh không trở thành nạn nhân của bộ máy trấn áp một cách vô ích, chẳng hạn như ông “trình bày mình như một tiếng nói độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không ly khai, một người phát ngôn chính kiến riêng chứ không bất đồng chính kiến, phản biện chứ không phản động, phản đối chứ không chống đối”. Nhưng tác giả Phạm Thị Hoài, qua bài “Hiệu ứng Trương Duy Nhất”, nhận thấy:
Một số người có cảm giác rằng thời gian gần đây, tỉ lệ ấy đã đảo ngược, Trương Duy Nhất đã ngày càng đi xa hơn trong quan điểm phê phán chế độ và đó là một trong những lí do khiến ông bị bắt. Tôi cho rằng mọi phỏng đoán đều vô nghĩa, vì không có một biểu giá an toàn nào cố định trong một chế độ công an trị, trừ biểu giá duy nhất là không làm gì hết. Ảo tưởng về những vùng an toàn nào đó, trớ trêu thay, được nuôi dưỡng trên mảnh đất đầy mìn, gài bởi chính sách chia để trị, kết tinh thành thủ pháp điêu luyện nhất của bộ máy an ninh Việt Nam. Người chưa bị đụng tới có thể là một cái thớt hữu ích cho con dao bổ xuống người nằm trên thớt. Hay đơn giản hơn, những người còn đi xa hơn Trương Duy Nhất mà vẫn an toàn chẳng qua là “của để dành”.

Dư luận tạo nên những “nồi áp suất” lên chính quyền. Nếu không được tháo van đúng lúc…rất có thể bị “nổ” ngoài ý muốn.
-blogger Hiệu Minh 
Khi “Lạm bàn…khác về Trương Suy Nhất”, blogger Hiệu Minh nhắc lại rằng blogger họ Trương bị bắt không phải là trường hợp duy nhất tại VN, mà trước ông, đã có mấy chục trường hợp tương tự, và sau ông, có thể sẽ còn nhiều blogger trong tình cảnh như vậy nữa, trong bối cảnh “nhân loại chứng kiến hàng ngàn bloggers bị giam cầm và hãm hại”; và hành động của bloggers đối đầu với giới quyền lực trong tay là “trò chơi với lửa”, khiến họ lâm vào vòng lao lý vì “biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ”, nhất là trong giới lãnh đạo. Nhưng, blogger Hiệu Minh nhấn mạnh, “không phải vì thế mà giới blogger nói riêng và “quyền lực nhân dân” nói chung chấp nhận im lặng, đặc biệt là trong thời đại Internet ngày nay vốn có thừa khả năng và rất hữu hiệu trong việc “bạch hoá lịch sử”, nhất là thứ “lịch sử bị bóp méo hay che đậy”. Cũng như, thế giới ảo không bao giờ bỏ qua bất kỳ “vùng cấm nhậy cảm” nào của giới cầm quyền.
Qua bài “Lạm bàn…khác về Trương Duy Nhất” như vừa nêu, blogger Hiệu Minh cảnh báo:
Dư luận tạo nên những “nồi áp suất” lên chính quyền. Nếu không được tháo van đúng lúc, mà cứ tiếp tục “đun sôi” như đất đai bị chiếm dưới danh nghĩa phát triển, sự bất công trong xã hội tăng lên từng ngày, bắt bớ không có lý do, “tự tử” trong đồn công an, tòa xử kiểu kangaroo…rất có thể bị “nổ” ngoài ý muốn.
Thein Sein, Tổng thống Myanmar, kẻ độc tài, từng ra lệnh giam giữ và thủ tiêu không biết bao nhiêu người dám trái ý. Cuối cùng Thein Sein vẫn phải nhượng bộ. Báo chí tư nhân ra đời, không bị kiểm duyệt và tha hàng ngàn tù nhân chính trị. Bởi không thay đổi thì dân Miến Điện sẽ không để yên dù họ theo đạo Phật hiền hòa.
Và câu hỏi giờ cần nêu lên là” Thế còn VN thì sao ?”.

No comments:

Post a Comment