Mục lục nỗi đau dan tôi

Monday, June 3, 2013

Các cô gái Việt được giải cứu ở Malaysia (phần 2)


Tường An, thông tín viên RFA
2013-05-31
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
mot-cong-nhan-dang-nhat-rau-muong-305.jpg
Một công nhân đang làm việc tại quán ăn từng giúp đỡ nhiều người Việt khi trốn chạy.
RFA PHOTO

Tiếp theo loạt bài về các nạn nhân buôn người, thông tín viên Tường An tiếp tục tường thuật về trường hợp của những công ty môi giới trá hình, gạt gẫm những phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa đi xuất khẩu lao động để bán vào các động mãi dâm ở Malaysia.

Mạng lưới buôn người tinh vi

Mạng lưới buôn người ở Đông Nam Á ngày càng phát triển, từ những cửa hàng bar hoăc karaoke trá hình, họ đi chiêu dụ các cô gái ở Việt Nam. Nhiều công ty xuất khẩu lao động là bộ phận của mạng lưới buôn người tinh vi này. Họ cho người về vùng nông thôn để tuyển phụ nữ với danh nghĩa là đi xuất khẩu lao động, với lời lẽ ngon ngọt, họ hứa hẹn một công việc nhẹ nhàng nhưng mau làm giàu ở xứ lạ.

Đó là trường hợp của cô Nhàn, quê ở Thanh Hoá, Cô bị gạt sang Mã Lai để xuất khẩu lao động, làm hãng dệt may, nhưng qua đến nơi thì bị đưa vào làm ở một quán bar và bị ép phải bán dâm ròng rã 1 tháng trời. Một lần, nhân dịp chủ sơ hở, cô chạy trốn ra ngoài, ban ngày cô trốn trong bụi rậm, đêm moi thức ăn từ các thùng rác để sống qua ngày. Sau 3 ngày lẫn trốn tình cờ cô gặp được một người Việt Nam tên Thanh, anh Thanh là thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức giúp đỡ cho người lao động. Anh Thanh kể lại cuộc gặp gỡ đêm đó bên bìa rừng của một thành phố nhỏ ở Mã Lai như sau:
“Em tên là Thanh, em là thành viên của Lao Động Việt, nửa đêm em đi làm về thì em thấy cô đang ngồi bên vệ đường run rẩy, quần áo thì chỉ có một mảnh để che thân. Cô run quá, em dừng xe lại hỏi, cô kể lại hoàn cảnh cô bị bán sang bên này, chủ nó bắt nhốt lại, hà hiếp, bắt đi làm quán bar, đi làm tiền. Sau đó cô chạy trốn ra được, không có chỗ nương tựa, cô hoảng sợ quá rồi, gặp em mà cô vẫn run rẩy. Em giải thích cho cô và đưa cô đến một cái quán nhờ ông ấy giúp cho làm một thời gian.”
Họ bảo sang bên này thì lương cao hơn, ở quê tụi em thì chỉ có khoảng 1 triệu đồng Việt Nam mỗi tháng. Người ta bảo sang bên này làm tốt lắm, lương 6-7 triệu tiền Việt mình là ít.
-Cô Nhàn
Và sau đây là câu chuyện của Nhàn, bắt đầu từ những ngày còn ở quê nhà Thanh Hoá:
“Lúc em ở Việt Nam, bọn em ở quê. Có bà tên là Hà của Công ty Xung Công lên tuyển sang bên này làm máy đệt, bà nói chuyện rất ngọt. Họ bảo sang bên này thì lương cao hơn, ở quê tụi em thì chỉ có khoảng 1 triệu đồng Việt Nam mỗi tháng. Người ta bảo sang bên này làm tốt lắm, lương 6-7 triệu tiền Việt mình là ít. Thế là em mới nghe, em không hỏi rõ ràng. Em mới lên làm hộ chiếu, em được tuyển nhanh lắm, em làm hộ chiếu, làm thủ tục chỉ độ chục ngày sau là đi thôi.
Họ bảo là ký giấy để đi sang Mã Lai này thôi, sang cái chỗ mình làm thôi chứ còn em chả cam đoan gì cả. Chủ yếu là nó lừa bán mình thôi chị, nó nói ngọt lắm chị, nó nói đi sang đây em không phải khổ như ở nhà.”

Một cơn ác mộng

Người của công ty môi giới Xung Công đưa Nhàn vào một quán mà cô cũng không biết tên là gì, họ nói đợi 1 tuần rồi công ty sẽ sắp xếp việc nhưng sau 1 tuần thì thì chủ quán đưa người đến đánh bài trong đêm, rồi bắt cô tiếp khách Tàu, không tiếp khách thì họ đánh đập. Họ nhốt cô trong ngôi nhà đó hơn 1 tháng, ban ngày thì nhốt trong nhà, ban đêm bắt tiếp khách. Cô Nhàn kể tiếp:
“Đi cùng với công ty môi giới đưa sang thì tưởng họ đưa mình về công ty làm, ai ngờ đâu họ lại đưa vào bán quán bia. Chủ yếu là nó lừa mình thôi chị. Nếu mà việc xứng đáng thì mình làm được, nhưng mà họ lại bảo mình làm những việc không xứng đáng. Họ bảo đưa đi quán bia tiếp khác này nọ, em không muốn, không phải việc của mình. Nếu mà tiếp bia không thì không sao, cứ người này cầm tay với người kia lôi, tối thì bắt đi này nọ thì làm sao mà mình làm được. Nó vớ được mình thì khác gì lợn vào rừng, nó bắt nó thịt luôn đó chị.”
cong-nhan-dang-rua-chen250
Các công nhân đang rửa chén tại quán ăn từng giúp đỡ nhiều người Việt khi trốn chạy. RFA PHOTO.
Ban ngày cô phải bán nước trong quán, ban đêm cô bị ép ngủ với khách, tuy nhiên cô không được trả tiền, họ chỉ nuôi ăn. Cô không biết một chữ tiếng Mã nên dù uất hận, cô cũng không biết cách nào cãi lại ngoài những giọt nước mắt tủi nhục:
“Nó đưa vào nhốt trong nhà khổ sở lắm, nhưng mà tiền nong không có. Nó lợi dụng mình đủ điều nhưng tiền thì không có. Nếu mà cãi nó thì nó dọa mình nhưng mà mình thì không biết cãi. Cãi thì không biết cãi đâu chị. Cãi thì không cãi được, nói thì không nói được, ngậm đắng nuốt cay không nói gì được. Lúc nghĩ nước mắt tràn trụa ra.”
Một hôm, chủ quên đóng cửa thì cô vùng vẫy tìm cách chạy thoát ra ngoài, cô chạy qua băng qua một quả đồi mà cô cũng không biết mình đang ở đâu. Ngày trốn trong bụi rậm, đêm cô lần ra ven đường nhặt thức ăn dư thừa trong thùng rác, trên đường phố. Đêm thứ 3, đang ngồi bên vệ đường thì cô gặp anh Thanh, thành viên của Lao Động Việt như đã nói ở trên. Chưa hết run sợ, cô Nhàn kể tiếp:
“Lúc đấy nó bắt mình uống bia uống rượu vào nó cưỡng hiếp mình. Mình một thân một mình, con gái, không thể chấp nhận được chị, nó giật chân tay em bầm tím hết cả. Chân tay người đàn ông mà bóp vào mình thì còn cái gì nữa hả chị? Nó bắt em ngủ với nó, em run quá, em mới bỏ chạy. Em chạy ra ngoài, em sợ quá, run quá nên em bỏ chạy nằm trốn trong bụi rậm. Em sợ nó bắt được, em nghĩ nó mà bắt được chắc nó giết luôn mình. Không có gì để ăn nên em phải xin ăn, chả lẽ chết đói. Người ta thấy em tội nghiệp, tiếng thì em không biết, người ta bảo thôi thì ở đây rửa bát cho tao, họ chỉ vào cái bát thì em biết là họ kêu rửa bát. Nếu mà làm quán thì em làm, em vẫn sợ lắm, gái quê mình biết gì đâu, lang thang, lết thếch.”
Nghe tình cảnh của Nhàn, anh Thanh dẫn cô vào một quán quen để xin cho cô rửa bát. Sau 1 tháng bị hành hạ từ tinh thần đến thể xác, thoát khỏi cảnh địa ngục mà cô Nhàn vẫn chưa thoát khỏi nỗi kinh hoàng, cô vẫn còn run sợ trước người lạ và không tin ai được nữa. Anh Thanh phải xin vào cùng rửa chén với cô để cô yên tâm. Sau hơn một tháng trời rửa chén, anh Thanh và cô Nhàn đã dành dụm đủ tiền để mua vé máy bay trở về Việt Nam. Anh Thanh cũng đã giúp cô các thủ thục cần thiết để trở về xum họp với gia đình:
Họ bảo sang bên này thì lương cao hơn, ở quê tụi em thì chỉ có khoảng 1 triệu đồng Việt Nam mỗi tháng. Người ta bảo sang bên này làm tốt lắm, lương 6-7 triệu tiền Việt mình là ít.
-Cô Nhàn
“Trong khi vào làm quán đó thì cô vẫn sợ cho nên em cũng vào đó làm để tạo cho cô ấy một niềm tin, đồng thời cũng rửa chén bát cho ông chủ để kiếm tiền mua vé cho cô ấy về. Em làm chỗ ấy hơn một tháng cũng kiếm được 600 Ringgit và cô ấy cũng làm được lương của cô ấy nữa, sau đó em giúp cô ấy làm thủ tục cho cô ấy về nước.”
Dù chỉ là một nạn nhân của sự lừa gạt, cô Nhàn vẫn xấu hổ không dám liên lạc với gia đình trong suốt thời gian còn ở Mã lai. Với cô niềm mơ ước đổi đời đã hoàn toàn trở thành một cơn ác mộng. Cô Nhàn chia sẻ suy tư của mình cho những ai còn mơ ước một cuộc đổi đời bằng con đường xuất khẩu lao động:
“Em nói thật em lạy, em về rồi em không bao giờ dám sang Mã Lai làm gì nữa. Em có gia đình và có con rồi, qua đây tiền chẳng gửi về được mà lại tiền mất, tật mang. Phải nói là những người Việt Nam sang đây đều khổ chứ không phải ai cũng được như ai cả. Em chỉ muốn một mình em khổ chứ em không muốn lây cho ai khổ theo em nữa.”
Theo bộ Công an, từ năm 2007 đến 2011 đã có gần 2.600 vụ buôn người với gần 5.800 nạn nhân. Tuy nhiên theo các tổ chức quốc tế thì con số này cao hơn nhiều, có thể trên 400.000 nạn nhân kể từ năm 1990. Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ Công an Việt Nam tội phạm buôn bán người sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Bộ Công an đã có chương trình quốc gia phòng chống tội phạm buôn người giai đoạn 2011 - 2015. Chiến lược này thể hiện rõ những bước tiến mạnh mẽ của cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống buôn người.
Tuy nhiên,, ông Michael Benge, đã từng 11 năm là nhân viên bộ ngoại giao tại Việt Nam và là nhà nghiên cứu Đông Nam Á, trong một bài viết có tên: “Cộng sản Việt Nam, kẻ buôn người lỗi lạc” đã nói rằng: “Việt Nam đang nắm giữ danh hiệu đầy quang vinh: ‘Quốc gia vi phạm Nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á’, theo lời điều trần trước Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội Hoa kỳ. Các công ty xuất khẩu lao động có liên quan đến chính quyền là những nhà cung cấp chính về nam, nữ và trẻ em cho các thị trường cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính quyền kiếm lợi từ việc lại quả.”

No comments:

Post a Comment