Mục lục nỗi đau dan tôi

Thursday, June 13, 2013

Cầu trời ít mưa...


Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-06-13
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Mưa Sài Gòn
Mưa Sài Gòn
RFA
Sài Gòn bắt đầu chạm mùa mưa, những cơn mưa hối hả, xối xả, đôi khi rả rích kéo dài. Những cơn mưa Sài Gòn đi vào thơ Nguyên Sa với “tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt, trời không mưa anh cũng lạy trời mưa”. Đó là mưa của một Sài Gòn thi ca, còn với những lao động nghèo, họ cũng không kém phần lãng mạn và chịu đạn để thốt lên rằng “trời thôi mưa cho con lạy đừng mưa!”.
Bởi, với những lao động nghèo, buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm, đẩy xe trái cây, bán nước dạo, đánh giày, bán vé số… Cơn mưa đối với họ giống như một tai họa lãng mạn.
Bó gối nhìn mưa…

Sở dĩ nói rằng cơn mưa đối với người nghèo Sài Gòn giống như một tai họa lãng mạn vì mỗi trận mưa ngập đường phố, những người lao động nghèo chỉ biết ngồi bó gối mà nhìn hàng hóa của mình hỏng dần hoặc nhìn chiếc nồi trơ đáy vì thiếu gạo do không đi làm thuê được. Nhưng, cũng trong những ngày mưa như thế, nếu đi ngang qua những khu nhà ổ chuột trong các xóm nước đen Sài Gòn, sẽ nghe những câu vọng cổ thê thiết cất lên, những câu hát như một tiếng thở dài tìm sảng khoái của một hành nhân chiêm nghiệm mưa nắng phố phường.
Bà Tám Tía, người bán nước dạo trên đường Hoàng Văn Thụ, trước công viên Hoàng Văn Thụ nói với chúng tôi rằng việc kiếm cơm đối với bà quá khổ, mỗi sáng, bà ước gì mình nằm ngủ luôn một giấc thiên thu, không mở mắt ngồi dậy nữa. Nhưng càng muốn chết thì trời càng bắt mình sống, cái khốn nạn của số phận là thế. Bà thấy sợ đủ thứ, sợ bán ế, sợ trời mưa, sợ công an khu vực, công an giao thông rượt đuổi vì chiếm cứ lề đường.
Bắt đầu một ngày mới
Bắt đầu một ngày mới. RFA
Việc kiếm cơm đối với bà quá khổ, mỗi sáng, bà ước gì mình nằm ngủ luôn một giấc thiên thu...Nhưng càng muốn chết thì trời càng bắt mình sống, cái khốn nạn của số phận là thế. Bà thấy sợ đủ thứ, sợ bán ế, sợ trời mưa, sợ công an khu vực, công an giao thông rượt đuổi...
Nghiệt nỗi, nếu không dựa vào các lề đường, những khoảng trống ở các con hẻm, người buôn thúng bán mẹt biết dựa vào đâu để mà sống, tìm một chỗ trong chợ nghe ra quá hi hữu vì chợ nào cũng đã quá đông người địa phương buôn bán, không dễ gì chen chân vào được, mà thuê một chỗ để buôn bán thì không tài nào được, bán cả vốn lẫn lãi cũng chưa chắc đủ trả 50% tiền thuê mặt bằng, lấy gì mà sống.
Cuộc đời của lao động nghèo cũng khốn khổ chẳng kém. Vì Sài Gòn không có những chợ lao động như Hà Nội, người lao động phổ thông được chăng hay chớ, bữa đi phụ hồ, bữa đi dọn cây gãy đổ, bữa đi nạo vét đường cống rãnh. Nếu trời mưa ngập một trận, họ chỉ còn biết ngồi ở nhà bó gối nhìn mưa ngoài hẻm, bất quá sang quán gần nhà, mua một xị rượu thiếu chịu về ngồi nhâm nhi với trái cóc, trái ổi rồi hát vài câu vọng cổ. Phần đông người lao động nghèo ở Sài Gòn có cách sống như thế.
Vật giá leo thang, chật vật với bữa ăn
Một người lao bán hàng rong tên Nhung, hiện trú ở quận 4, Sài Gòn, than thở với chúng tôi rằng làm cách gì bà cũng không đủ sống, chỉ có một cách duy nhất là thắt lưng buột bụng mới trụ qua ngày được. Bà đạp xe đi dọc các con phố Sài Gòn để bán xôi cúc, trước đây, mỗi ngày bà kiếm được từ 120 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng, số tiền này cộng với tiền chồng bà đi phụ hồ mỗi ngày có thể trang trải cho gia đình 5 người.
Một người bán chuối luộc và khoai trên đường phố. RFA
Một người bán chuối luộc và khoai trên đường phố. RFA
Vật giá leo thang vùn vụt, cầm một trăm rưỡi ngàn đồng đi chợ, nhiều lần bà chỉ muốn khóc vì chẳng biết mua thứ gì cho ra hồn, chỉ cần vài bó rau, vài con cá là đã lên đến 30 hoặc 40 ngàn đồng, loay hoay một chút nữa với vài con cá, vài lạng thịt, con số đã lên đến trăm ngàn
Nhưng gần đây, tình hình xây dựng ở thành phố Sài Gòn bị khựng lại, chồng bà không kiếm ra chỗ để phụ hồ, vẫn có chỗ để xin nhưng ông không chen chân kịp với những thanh niên trẻ, có sức vóc, cuối cùng, ông dựa hoàn toàn vào chiếc xe đạp bán xôi của bà.
Vật giá leo thang vùn vụt, cầm một trăm rưỡi ngàn đồng đi chợ, nhiều lần bà chỉ muốn khóc vì chẳng biết mua thứ gì cho ra hồn, chỉ cần vài bó rau, vài con cá là đã lên đến 30 hoặc 40 ngàn đồng, loay hoay một chút nữa với vài con cá, vài lạng thịt, con số đã lên đến trăm ngàn. Trong khi đó, số tiền 150 ngàn đồng kiếm được từ việc bán xôi không chỉ dành riêng cho việc đi chợ mà còn phải trang trải rất nhiều thứ, kể cả học phí của hai đứa con nhỏ, cũng may cho ông bà là đứa lớn đã bỏ học đi làm, nếu không thì chắc khốn đốn khó tả.
Một người bán vé số tên Cung, trọ ở Gò Vấp, Saì Gòn, buồn rầu nói với chúng tôi là chị rất sợ những ngày mưa, ở Sài Gòn bây giờ, mưa tới cũng chẳng khác nào miền Trung, Quảng Ngãi của chị, cứ mùa mưa thì ngập lụt khắp phố phường, hết hy vọng lội lụt đi bán vé số. Ở quê chị, mỗi khi trời lụt, chị còn đi bắt dế để bán, chứ ở Sài Gòn, chỉ thấy toàn chuột cống lội lỏm bõm ở các con hẻm, người thì lội trong nước miên mang chẳng khác nào đang trôi.
Tất bật chạy kiếm cơm ở Sài Gòn
Tất bật chạy kiếm cơm ở Sài Gòn. RFA
Một người bán hàng rong, tên Tuyết, trú ở xóm Chuối, Gò Vấp, Sài Gòn nói với chúng tôi rằng chị đi bán đã lâu, thay đổi chỗ trọ cũng nhiều lần, chị nhận ra là nếu như Sài Gòn chỉ cần mưa liên tục hai ngày, sẽ có không dưới một triệu gia đình bắt đầu khủng hoảng vì chuyện kiếm cơm trở ngại, thậm chí có hàng trăm gia đình rơi vào tê liệt, điển hình như ở xóm trọ của chị, có nhiều gia đình phải gói gém về quê sau một tuần mưa hoặc sau một lần bị công an, dân phòng tịch thu phương tiện làm ăn.
chỉ cần mưa liên tục hai ngày, sẽ có không dưới một triệu gia đình bắt đầu khủng hoảng vì chuyện kiếm cơm trở ngại, thậm chí có hàng trăm gia đình rơi vào tê liệt ...có nhiều gia đình phải gói gém về quê sau một tuần mưa hoặc sau một lần bị công an, dân phòng tịch thu phương tiện làm ăn
Chị nói thêm rằng họ về quê không phải vì họ muốn tìm sự nhàn hạ nhà nông, vì chưa chắc họ có ruộng ở quê. Mà về quê đối với dân lao động nghèo, đó là lựa chọn cuối cùng, quyết liệt nhất vì sau mọi lần chịu đựng, họ cảm thấy đây là lần buông thả mọi thứ, mặc cho cuộc đời trôi nổi, không sợ miệng tiếng của người cùng quê sau một cuộc ra đi thất bại.
Tình hình kinh tế mỗi lúc một xấu đi, cơ hội tìm việc làm cũng khó hơn nhiều so với trước đây, nạn thất nghiệp mỗi lúc thêm tăng và vật giá leo thang dữ dội. Những hiện tượng này không còn là một thử thách hoặc chướng ngại đối với nền kinh tế nữa, mà nó trở thành virus ăn thịt người nghèo, những ai không đủ tài chính để vượt qua. Nhìn chung, đây là một cuộc khủng hoảng có tính toàn cục, nếu như người nghèo thấy tương lai u ám thì người giàu cũng không mấy lạc quan trước xu thế đi xuống của kinh tế Việt Nam.
Những người lao động nghèo ở thành phố Sài Gòn, có thể ví họ là nhiệt kế đo nền kinh tế Việt Nam, vì phần đông lao động mọi nơi đều đổ về Sài Gòn tìm việc, đây là mảnh đất màu mỡ của họ. Nhưng một khi Sài Gòn không còn dung chứa, cứu mạng họ được thì họ chẳng biết về đâu!
Nhóm phóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

No comments:

Post a Comment