Trần An Lộc (Danlambao) - ...về phía Hoa Kỳ, thì họ đã làm hết những gì họ có thể làm được một cách tốt nhất, khoa học nhất, đáng tin cậy nhất, để đưa thân xác các người con ưu tú của họ về với gia đình dù phải trả một cái giá rất đắt, và cũng phải chịu cúi mặt quỵ lụy, ve vãn CSVN để được phép thực hiện trách nhiệm của họ trong lúc CSVN ra rả tuyên truyền cho việc giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ là “việc làm thể hiện lòng nhân đạo ” này...
Phần I - Những số liệu
Theo những số liệu được công bố chính thức của nhà cầm quyền Việt Nam trên Tự Điển mở Wikipedia (ở đây) thì trong chiến tranh “chống Mỹ Cứu Nước” đã có “1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 mất tích” và “Công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được tiến hành liên tục, nên đã giảm con số mất tích xuống còn khoảng 216 ngàn (năm 2012)”. Nghĩa là có 84,000 bộ hài cốt, được nói là của liệt sĩ, đã được tìm thấy tính đến năm 2012.
Về phía Hoa Kỳ, cũng theo tài liệu của Wikipedia (bản TiếngAnh ở đây) thì tổng cộng có 58,152 quân nhân Mỹ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam, trong đó 1948 người chưa tìm được xác. Theo tài liệu của Văn phòng quản trị Tù nhân chiến Tranh/nhân viên mất tích (the Defense Prisoner of War/Missing Personnel Office) thì tính đến 20 tháng 6, 2013 con số trên đã giảm còn 1645. Nghĩa là đã có 293 bộ hài cốt lính Mỹ đã được tìm thấy và đưa về Mỹ an táng.
Nếu chỉ nhìn vào những con số, người ta sẽ thấy tỷ lệ tìm hài cốt liệt sĩ của CHXHCNVN đạt 28% trong 37 năm (từ 1975 – 2012), và tỷ lệ tìm được hài cốt lính Mỹ của chính phũ Hoa Kỳ đạt 15% trong vòng 25 năm (từ 1988 – 2013). Như vậy tỷ lệ tìm được hài cốt phía Việt Nam đã hơn phía Hoa Kỳ gần gấp đôi, nếu không tính sự chênh lệch thời gian Việt Nam đã làm việc này trước Mỹ 13 năm!
Về số lượng thì như thế, còn về chất lượng và phương pháp tìm kiếm của hai quốc gia có gì khác biệt?
Phần II - Về phía Hoa Kỳ
Trước hết về phía Hoa Kỳ, cơ quan quốc gia phụ trách về vấn đề “Tù binh chiến tranh/Mất tích khi thi hành công vụ – POW/MIA” có tên là The Joint POW/MIA Accounting Command (viết tắt là JPAC). Những chi tiết sau được tóm gọn từ bài tường trình của JPAC (JPAC Review):
Sứ mạng của cơ quan này là tổ chức các cuộc nghiên cứu có tính toàn cầu, tìm kiến và làm thử nghiệm để xác định những người Mỹ được ghi nhận mất tích từ những cuộc xung đột trong quá khứ (Thế Chiến II, Chiến Tranh Triều Tiên, Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh vùng Vịnh...) để trợ giúp cho những nỗ lực của Bộ Quốc Phòng trong việc quản lý nhân sự.
Lực lượng Liên Hợp tù binh chiến tranh/người mất tích trong lúc thi hành công vụ (the Joint POW/MIA Accounting Command) trực thuộc Bộ Quốc Phòng, có khoảng 500 nhân viên gồm quân nhân thuộc đủ ngành của các quân binh chủng quân lực Hoa kỳ và nhân viên dân sự là các nhà nghiên cứu, các chuyên viên về nhân chủng học pháp y, các nhà ngôn ngữ học, bác sĩ, nhân viên hỗ trợ sống, chuyên viên bom mìn, nhiếp ảnh pháp y, nhân viên truyền thông và chuyên gia an táng.
Tổng hành dinh của JPAC đặt tại Peal Harbor-Hickam tại Hawaii.
Có 3 phân đội thường trực ở nước ngoài, một ở Bangkok, TháiLand – Một ở Hà Nội, Việt Nam – và một ở Viên Chăn, Lào.
Phòng thí nghiệm của JPAC là phòng thí nghiệm pháp y lớn nhất thế giới, gọi tắt là CIL.
Mọi thông tin liên quan đền mỗi cá nhân bị mất tích đều được các chuyên viên và nhà phân tích tổng hợp thành một “Hồ sơ nạn nhân mất tích”. Hồ sơ bao gồm bối cảnh lịch sử, bệnh án, lý lịch, quân vụ, đơn vị phục vụ, thư từ, bản đồ, hình ảnh,báo cáo tình báo và tất cả các bằng chứng liên hệ có được. Hồ sơ này là nền tảng cho phép bắt đầu cho cuộc tìm kiếm một quân nhân mất tích.
Mỗi đội JPAC có 15 người, tùy mỗi trường hợp, các chuyên gia của JPAC như đã nói trên sẽ được huy động đến địa điểm tìm kiếm.
Địa điểm tìm kiến có thể ở bất cứ ngõ gách nào trên thế giới, có thể trong rừng sâu núi thẳm, mà cũng có thể nơi sa mạc hay giữa biển cà. Ngân khoản dành cho mỗi đội sẽ vào khoảng 10,000 bảng Anh cho việc sinh hoạt và nhu yếu phẩm cần thiết trong khi hành sự.
Bước đầu tiên của việc khai quật là sau các thủ tục ngoại giao, trưởng toán sẽ ấn định khu vực khai quật, sau đó một hệ thống lưới điện cùng bộ phận cọc, dây chăng sẽ được thiết lập quanh khu khai quật và họ cẩn thận khai quật từng inch đất, mỗi inch đất lấy ra đều được kiểm tra hết sức nghiêm cẩn xem có tang vật nào không. JPAC có thể thuê hàng trăm công nhân địa phương để giúp khai quật các địa điểm rộng lớn.
Sau đó các mẫu tang vật được đưa về phòng thí nghiệm CIL để xác định. CIL là phòng thí nghiệm thứ hai của Mỹ đạt chuẩn quốc tế, qua sự công nhận của Hiệp hội các phòng thí nghiệm tôi phạm năm 2008. Tại đây có hơn 60 nhà nhân chủng học pháp y, các nha sĩ và nhà khảo cổ làm việc.
Tất cả các hài cốt và tang vật thu hồi được sẽ được niêm phong và lưu trữ tại một kho an toàn.
Nhà nhân chủng học pháp y sẽ chịu trách nhiệm việc phân tích hài cốt và các tang vật như quân phục, thẻ nhận dạng, vật dụng phụ thuộc...
Tất cả xương cốt sẽ được kiểm tra để hoàn chỉnh hồ sơ gồm: Giới tính, chủng tộc, tuổi khi chết, tầm vóc, phân tích chấn thương lúc chết hoặc gần chết, tình trạng bệnh lý của xương...
Các chuyên viện sẽ không được biết bất cứ chi tiết nào về mẫu phân tích (gọi là phân tích mù). Việc này nhằm đề phòng những thiên kiến do tiềm thức ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Nhiều kỹ thuật chuyên môn tân tiến nhất được áp dụng như phân tích xương và răng, lấy mẫu DNA ti thể, phân tích tài liệu, vật dụng cá nhân để xác định quân nhân Mỹ mất tích. Những bằng chứng chồng chéo được giám đốc khoa học JPAC đánh giá là cơ sở hữu hiệu để xác định việc nhận dạng cá nhân. Cách tốt nhất để xác định hài cốt là căn cứ vào hồ sơ nha khoa vì răng thường khó bị phân hủy, có những đặc điểm riêng của từng cá nhân và có thể chứa những ti thể còn sót. Thi thể được truyền từ mẹ sang con. Những người cùng mẹ sẽ có chung trình tự ti thể. Đây chính là những bằng chứng để nhận dạng. Các chuyên viên sẽ dùng ti thể để so sánh khoảng ¾ các mẫu vật. Những mẫu lấy từ răng và xương sẽ giúp xác định được ADN, trình tự gen của người mất tích. Trình tự mẫu của mẹ quân nhân mất tích sẽ được dùng để đối chứng với trình tự được tìm thấy nơi xương và răng của người mất tích này.
Sau khi nhận dạng thành công, thông tin sẽ được chuyển giao cho Phòng Tang Lễ của Văn Phòng Nội Vụ và thông báo về gia đình cùng các di vật để cùng thực hiện nghi thức an táng.
Tại Việt Nam, JPAC và phía Việt Nam, đã hợp tác và hoàn thành được hơn 100 đợt, trong 25 năm qua. Có 4,241 lượt vụ đã được điều tra (42 lươt vụ ngoài biển), 685 lượt vụ khai quật (8 vụ ngoài biển), 53 đợt điều tra địa phương (gồm 818 lượt vụ)... cùng nhiều vụ được hợp tác với Lào, Kampuchia.
Đã có 945 bộ hài cốt được trao trả cho Hoa Kỳ và giúp họ nhận dạng 700 trường hợp...
Tóm lại về phía Hoa Kỳ, thì họ đã làm hết những gì họ có thể làm được một cách tốt nhất, khoa học nhất, đáng tin cậy nhất, để đưa thân xác các người con ưu tú của họ về với gia đình dù phải trả một cái giá rất đắt, và cũng phải chịu cúi mặt quỵ lụy, ve vãn CSVN để được phép thực hiện trách nhiệm của họ trong lúc CSVN ra rả tuyên truyền cho việc giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ là “việc làm thể hiện lòng nhân đạo” này.
Có thể nói chính phủ Hoa Kỳ đã làm hết nghĩa vụ của họ với người đã chết và gia đình của họ. Đó chính là điều ông bà ta thường nói: "Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận" vậy.
Có thể nói chính phủ Hoa Kỳ đã làm hết nghĩa vụ của họ với người đã chết và gia đình của họ. Đó chính là điều ông bà ta thường nói: "Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận" vậy.
No comments:
Post a Comment