Họ là những người tứ xứ lang bạt về Bình Dương để kiếm sống. Có người làm thuê đủ các công việc để kiếm cơm độ nhật, có người đi buôn rau hành dạo, trái cậy dạo, cũng có người đạp con ngựa sắt cũ kĩ dong ruổi khắp thị thành, ngoại ô để mua ve chai, đồng nát… Cuộc sống của họ khó khăn, bấp bênh, không có ngày mai. Và họ cũng chẳng biết bám víu vào đâu ngoài chút sức tàn lực kiệt lúc tuổi già.
Lang bạt không mảnh đất cắm dùi
Ông Hoan, một người quê gốc Thái Bình, di cư vào miền Nam sau năm 1975 kể với chúng tôi rằng ông di cư không theo diện nào cả, chỉ đơn thuần lúc đó miền Bắc quê hương của ông nghèo khổ quá, quanh năm suốt tháng chẳng biết làm gì ngoài mấy đám ruộng nhỏ, vài bao lúa mỗi năm cộng với vài chục ký sắn mỗi năm, không tài nào sống nổi, ông khăn gói lên đường hành phương Nam với hy vọng đổi đời. Ban đầu ông vào thành phố Đà Nẵng để lập nghiệp. Nhưng rồi đất Đà Nẵng lúc bấy giờ cũng chẳng có gì ngoài việc đi bốc vác ở ga xe lửa hoặc đi đánh cá thuê. Sống vất vưởng, không nhà, ông tiếp tục lên đường vào phương Nam.
Vào đất Bình Dương hai chục năm nay, ông đạt được chút thành tựu là nuôi hai đứa con học lên tới đại học, còn lại, hầu như ông chẳng có gì, nhà cũng ở thuê, xe máy không có, bà con ruột thịt không có nốt ở xứ sở xa lạ này. Gần 80 tuổi, ông Hoan vẫn luôn đối diện với nguy cơ đói khổ, bị đuổi ra khỏi phòng trọ nếu như không kiếm đủ tiền trả thuê phòng.
Cuộc đời bôn ba của ông Hoan chỉ toàn buồn và buồn, đến bây giờ, nghĩa là suốt ba mươi mấy năm xa quê, chưa một lần ông về thăm quê bởi không có tiền. Ông nói thêm rằng sở dĩ ông vẫn nghèo mãi vì hai lý do, thứ nhất là ông không có đảng, không theo bác Hồ mà lại dám bôn ba theo diện Bắc sau 1975, chính vì không theo đảng, theo bác Hồ nên khi vào Nam, ông chẳng có thế lực, chẳng được ai giúp đỡ một tí mảy may nào để làm ăn. Thứ hai, ông không có vốn liếng để làm ăn và lo mãi mê làm thuê mỗi ngày nuôi con ăn học nên không còn thời gian để nghĩ đến chuyện chiếm một miếng đất hoang nào đó khai phá, trồng cao su, đợi đến khi đất lên giá như nhiều người từng làm.
Nhà nước không bảo vệ người nghèo
Đồng số phận với ông Hoan, Bà Nga, trôi dạt từ Bến Tre lên thành phố Sài Gòn với nghề bán vé số, rửa chén bát thuê, làm việc phụ giúp ở các quán và giặt giũ thuê. Những công việc này chỉ đủ giúp bà mua gạo, muối, thức ăn cho gia đình hằng ngay. Một thân nuôi ba người con nhỏ, chồng bỏ đi. Uộc đời bà nghèo khổ, chật vật mãi chop đến khi con bà trưởng thành, đi làm công nhân, bà vẫn chưa hết khổ, vẫn phải đi bán vé số kiếm sống qua ngày.
Chính sách nhà nước không bảo vệ người nghèo Bà Nga nói với chúng tôi rằng sở dĩ bà khổ là một phần do nghèo, một phần do thất thế. Lẽ ra bây giờ bà đã có đất đai nhà cửa giống như mọi người. Cách đây mười năm, bà có dành dụm lên Bình Dương mua một mảnh đất để làm nhà, vì chưa đủ tiền, bà cất tạm bợ một ăn nhà lá để che mưa che nắng. Các con bà học hết lớp 12 thì xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, đứa don gái đầu lấy chồng làm công nhân cùng xí nghiệp. Những tưởng cuộc đời sẽ êm xuôi, không ngờ đất khu vực bà ở rơi vào diện tích qui hoạch. Lúc đó bà chẳng biết gì ngoài việc sợ mất nhà mặc dù bà cũng có bìa đỏ như ai. Khi qui hoạch, bà nhận được hai trăm triệu đồng đền bù và một suất tái định cư. Bà vui vẻ ký nhận, lặn lội lên các cơ quan hỏi mua suất tái định cư với giá 120 triệu đồng nhưng hỏi ra thì đã có người mua trước đó. Bà vác đơn đi kiện, kiện hoài, cuối cùng người ta giải quyết bán lại lô tái định cư đó cho bà nhưng với giá hiện tại là 700 triệu đồng. Nghe đến cái giá mới, bà muốn ngất xỉu.
Cuối cùng, đất đai không có, bệnh tim tái phát cộng với bệnh tai biến não cấp độ nhẹ đã đẩy bà Hoa từ một người đủ sức lực kiếm cơm trở thành người què quặt, đi phải chống gậy, lê chân khắp các con phố ở Thủ Dầu Một để bán vé số, bữa được bữa mất. Cộng thêm tình hình kinh tế gia đình suy sụp, đứa cháu ngoại bà Hoa bị bệnh liên miên, làm ăn không ra, anh con rể đổ bẩn rượu chè be bét, cuối cùng bị tai nạn xe rồi chết. Người con gái đầu lại ôm con về sống với mẹ và hai em ở một căn phòng trò chật hẹp, chưa đầy 20 mét vuông gồm cả toilet và bếp núc. Kể đến đây, bà Hoa khóc tức tưởi.
Ngoài bà Hoa và ông Hoan, còn rất nhiều người, nhiều mảnh đời trắc ẩn, bể khổ đang lang bạt khắp Bình Dương nói riêng và khắp các thành phố trên cả nước nói chung. Mặc dù họ vẫn rất siêng năng, chăm chỉ làm ăn, cố vượt thoát cái nghèo nhưng không tài nào thoát được bởi cơ chế nhà nước đã đẩy họ đi từ khốn khổ này sang khốn khổ khác.
Trường hợp anh Trần Văn Dưa, đi bán dưa ở Lái Thiêu, Bình Dương cũng là một điển hình cho nỗi khổ này. Anh Dưa kể rằng năm anh vào Bình Dương, vốn liếng của anh tương đối khá giả, anh mua một mảnh đất làm nhà, đi buôn dưa theo tuyến Bắc – Nam. Thế rồi con anh bị tai nạn xe trên đường đi học về, cháu bị một chiếc xe tải đâm chấn thương sọ não. Tuy lỗi hoàn toàn do tài xế nhưng họ đã bỏ trốn, cuối cùng, anh chị phải lo chạy vạy chữa trị cho cháu lành lặn, đến khi tìm ra kẻ gây tai nạn, anh vác đơn đi kiện. Kiện không tới đâu, vừa tốn tiền vừa mất thời gian mà công lý vẫn không thấy, cuối cùng, từ một gia đình làm ăn khá giả, anh lâm vào nợ nần, hơn nữa, do quá trình kiện tụng, nhà xe bắt đầu thù hận và hại anh bằng cách cho xã hội đen đến nhà quậy phá.
Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy tính bất minh.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment