Mục lục nỗi đau dan tôi

Thursday, August 29, 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 18) - Tội ác của Phạm Văn Đồng


Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Phạm Văn Đồng là một nhân vật cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của cộng sản. Phạm Văn Đồng cũng như nhiều đan em của Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội ác như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, thảm sát Mậu Thân... Tuy nhiên nổi bật hơn cả là hai tội ác: Bán nước và tàn ác với quân dân cán chính VNCH.

Xin giới thiệu với bạn đọc tóm tắt tiểu sử của ông Phạm Văn Đồng lấy từ ngôi trường cộng sản mang tên của “đồng chí”: 

Phạm Văn Đồng bí danh là Tô, sinh ngày 01/3/1906 tại làng Thi Phổ Nhất, nay thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; là nhà hoạt động chính trị, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Những năm 1925- 1926, khi đang học tại Hà Nội, ông tham gia phong trào học sinh đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và để tang cụ Phan Chu Trinh (1926). Sau đó, ông đi Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1926).

Cuối năm 1927, ông về nước, tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn, đến đầu năm 1929, được cử vào Kỳ bộ thanh niên Nam kỳ. Tháng 5/1929, ông đi Hồng Kông (Trung Quốc) dự đại hội của tổ chức này và được bầu vào Tổng bộ và Ban trù bị thành lập Đảng Cộng sản. Tháng 7/1929, Phạm Văn Đồng trở về Sài Gòn hoạt động cách mạng và bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo. Tháng 7/1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải trả tự do cho Phạm Văn Đồng nhưng lại đưa ông về quê quản thúc. Trở về Quảng Ngãi một thời gian, ông bí mật liên lạc với tổ chức Đảng ở Quảng Ngãi, tiếp tục hoạt động cách mạng, sau đó ra Hà Nội tham gia hoạt động công khai.

Tháng 5/1940, Phạm Văn Đồng đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau đó, ông được cử đi hoạt động cách mạng ở Liễu Châu, Tĩnh Tây (Trung Quốc). Đầu năm 1942, ông được cử về Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Tháng 8/1945, Phạm Văn Đồng dự Đại hội Quốc dân Tân Trào và được vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 5/1946, ông đảm nhận nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Chính phủ Cộng hòa Pháp tại Hội nghị Fôngtenơblô (Fontainnebleau).

Trước ngày kháng chiến toàn quốc (19/12/1946), Phạm Văn Đồng được cử vào Quảng Ngãi làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung bộ, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở đây. Đầu năm 1949, ông được điều về chiến khu Việt Bắc. Tháng 8/1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Tháng 5/1954, ông là Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ (Genève) về Đông Dương. Từ tháng 9/1954, ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại của Trung ương Đảng. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I (1946- 1960) đến khóa VII (1981- 1987). Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1986 (31 năm), ông liên tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Trong nhiều năm ông đảm đương nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng chi viện cho tiền tuyến.

Năm 1947 ông được bầu bổ sung ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, năm 1949 chuyển thành ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), lần thứ III (9/1960), lần thứ IV (12/1976), lần thứ V (3/1982), Phạm Văn Đồng đều được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), lần thứ VII (6/1991) và lần thứ VIII (6/1996), ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương; đến tháng 12/1997 được kết thúc nhiệm vụ theo yêu cầu của ông.

Phạm Văn Đồng qua đời tại Hà Nội ngày 29/4/2000. (1)

Đọc qua tiểu sử của Phạm Văn Đồng đã cho thấy đây là một trong những tay lãnh đạo gạo cội và là một “học trò của Bác” như chính ông ta thừa nhận. Vậy thử xem tội ác của Phạm Văn Đồng như thế nào sau cả cuộc đời làm lãnh tụ của đảng CSVN? Những điều đó sẽ được phác họa trong bài viết này. 

I. Cùng Hồ Chí Minh bán nước: 

Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh được biết đến như là hai kẻ tội đồ trong công hàm bán nước năm 1958. Tuy nhiên cũng phải sơ qua để thấy những lối chối tội quanh co của chính Phạm Văn Đồng và đảng CSVN để chúng ta thấy họ là những kẻ bán nước nhưng hết sức man trá. 

Chối tội quanh co: 

Thứ nhất, việc bán nước bằng công hàm 1958 đã rõ ràng. Đảng cộng sản viện cớ là để thống nhất đất nước, nhưng thực sự đảng cộng sản quyết tâm đánh chiếm miền Nam vừa vì tham vọng bành trướng cố hửu của cộng sản, vừa làm tay sai quốc tế cho Liên Xô và Trung Quốc. Lê Duẩn bí thư thứ nhất đảng Lao Động (Tên gọi khác của CS), đã từng nói: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)

Liên Xô và Trung cộng đều mang đặc tính chung của các nước cộng sản là luôn luôn chủ trương bành trướng, bá quyền. Tại Liên Xô, ngày 15-10-1964, Leonid Brezhnev đảo chính và lên làm thư ký thứ nhất đảng cộng sản Liên Xô thay Nikita Khrushchev. Brezhnev, tăng cường viện trợ cộng sản Việt Nam, gửi quân và chuyên viên sang giúp cộng sản Việt Nam. Đây là khởi đầu chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà về sau các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó. “Nguyên lý Xô viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản.” (The New Lexicon Webster’s Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục “Brezhnev Doctrine”.)

Trung cộng ở sát ngay phía bắc của Việt Nam. Từ năm 1950, Trung cộng giúp cộng sản Việt Nam vừa vì sự cầu viện của cộng sản Việt Nam và của Hồ Chí Minh, vừa vì lợi ích an ninh bản địa Trung cộng và đặc biệt là để đổi lấy Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.” (Trích La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.)

Trung cộng đã giúp đỡ từ vật dụng nhỏ nhất cho đến tàu chiến, xe tăng để quân đội VNDCCH có thể tiến hành cuộc chiến tranh gây đau thương cho dân tộc. Chúng ta không lạ gì các khẩu 12,7, kim khâu, đá lửa, mũ cối, xe tăng K63, T59... là của Trung cộng viện trợ. Sau đây là lời kể của ông Dương Danh Dy, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng với tờ báo mới (của đảng cộng sản): (2)

“Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mươi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ..., không sao kể hết.

Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời.

... Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực (nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.”

Hồ Chí Minh nghe chỉ thị của Trung cộng 

Thứ hai, Trung cộng coi cuộc chiến với người Pháp sẽ giúp họ lấy lại được đất đai mà họ đã xâm lấn bất hợp pháp tại Việt Nam đã bị người Pháp phát hiện, lấy lại cho Việt Nam thông qua hiệp ước Pháp-Thanh. Đây là một trong những lý do mà người Pháp dân chủ cũng là “kẻ thù” trong chiến lược bành trướng, chiếm đất Việt Nam của Trung cộng. Vì vậy họ cần Việt Minh-Cộng Sản thân Trung cộng chiến đấu với Pháp, chiến thắng hay thất bại của Việt Minh không quan trọng bằng việc Trung cộng sẽ chiếm lại được phần đất xâm lấn Việt Nam. Bằng chứng là trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn với tiêu đề “Mao Chủ tịch của tôi” được tôi giới thiệu ở“Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 9” đề cập đến vấn đề này như sau tại trang 157:“Người Pháp đã giúp An Nam chiếm đất đai của Trung Hoa. Việt Minh là đồng minh của Trung Hoa. Trung Hoa đã độc lập, Việt Minh chiến tranh với Người Pháp sẽ giúp Trung Hoa đòi lại những phần đất này...

Thực chất thì Việt Nam của chúng ta đâu có chiếm đất của Trung cộng. Người Pháp chỉ muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp về lãnh thổ Việt Nam qua hiệp ước Pháp-Thanh. Trung cộng rất muốn Việt Minh chống Pháp để có được đồng minh lấy cắp đất nước ta dễ dàng hơn. Đến đây chúng ta nhận ra một điều là: Người Pháp tuy đô hộ nước ta nhưng không lấy một tấc đất của Việt Nam, ngược lại họ đã giúp Việt Nam giữ đất giống như Pháp làm với Thái và Campuchia, Lào. Còn ngược lại người cộng sản luôn tự xưng là “Kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc” lại là kẻ tiếp tay cho Trung cộng ăn cắp đất đai của chúng ta. Đây là một hành động cho thấy bản chất bán nước, làm gián điệp cho Trung cộng của Hồ Chí Minh và đàn em cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, để khẳng định thêm cho bàn tay của Trung cộng tham gia chiến tranh Việt Nam để đổi lại Hoàng Sa - Trường Sa thông qua công hàm 1958, chúng ta nhận thấy trong cuộc chiến tại Điện Biên Phủ, chính tướng Vi Quốc Thanh của Trung cộng tham gia chỉ huy các trận đánh đó. Để minh chứng cho việc Vi Quốc Thanh tham gia chiến tranh với Pháp, xin gửi tới bạn đọc bằng chứng được chính quyền cộng sản công bố. Ví dụ như trong bài viết về Vi Quốc Thanh trên website của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa Bác Hồ với Vi Quốc Thanh được thiết lập từ hồi kháng chiến chống Pháp đầu những năm 50 của thế kỷ XX - khi mà Vi Quốc Thanh sang làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam theo sự phân công của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.” (3)

Trường Chinh, Hồ Chí Minh và cố vấn Trung cộng

Ngoài ra còn có bằng chứng sau đây cho thấy sự xuất hiện của quân Trung cộng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Trên tờ nhật báo tại Hongkong đăng theo Reuter (tờ báo uy tín) có viết về sự xuất hiện của 320.000 quân Trung cộng tại Việt Nam chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản:

Trung cộng thú nhận có 320000 lính tham trận tại Việt Nam

Thêm vào đó, theo sử gia Chen Jian, tác giả quyển “Mao’s China and the Cold War”, vào năm 1965, Bắc Kinh đã gửi 320.000 quân sang tham chiến tại VN. Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong quyển “Đêm Giữa Ban Ngày” trong trang 229 đã trích dẫn một đoạn từ cuốn “Giọt Mưa Trong Biển Cả” của ông Hoàng Văn Hoan (tr.345) về “sự kiện Hoa quân nhập Việt”: 

“Từ năm 1965 đến năm 1970, theo yêu cầu của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phái hơn ba mươi vạn bộ đội vào Việt Nam”.

Vi Quốc Thanh (phải) cùng Hồ Chí Minh 
tham quan công viên TP Nam Ninh (tháng 2-1959)

Xét về thực tiễn, Trung cộng thu lợi nhiều mặt thông qua chiến tranh Việt Nam. Trước hết, thông qua chiến tranh Việt Nam, Trung cộng bắt tay được với Mỹ năm 1972, được Mỹ thừa nhận chỉ có một nước Trung cộng, công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung cộng, công nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng này(ý ám chỉ Liên Xô). Đó là những điều Trung cộng mong muốn nhất.

Về biển Đông, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng để Trung cộng viện trợ cho cộng sản vũ khí, trang bị và quân lính đánh chiếm VNCH. Vì vậy năm 1974, nhân cơ hội VNCH bị Mỹ bỏ rơi, bị cộng sản Miền Bắc tấn công dồn dập thì Trung cộng ra tay cướp đoạt Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Sau năm 1975, khi cộng sản Việt Nam chạy theo Liên Xô, muốn trốn nợ Trung cộng. Trung cộng liền đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979 với câu khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình “dạy cho CSVN một bài học”. Vì vậy, khi Đông Âu lung lay, cộng sản Việt Nam qua Thành Đô xin đầu hàng Trung cộng năm 1990, đưa đến hai hiệp ước 1999 và 2000. Trung cộng chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Như vậy, tuy không được tiếng là bên thắng cuộc, nhưng Trung cộng là kẻ thu hoạch nhiều nhất sau chiến tranh Việt Nam. Và để biện minh cho những hành động bán nước của mình bằng công hàm 1958, cộng sản Việt Nam đã cho những tên cán bộ trả lời một cách gượng ép.

Thứ nhất, trong cuộc phỏng vấn GS Hà Văn Thịnh - giảng dạy môn lịch sử tại trường Đại học Huế của RFA có nói: Hồi đó tôi học năm thứ nhất Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Nói thực là ông Hoàng Tùng khi đó, tôi không nhớ rõ thầy giới thiệu như thế nào, nhưng mà thầy giới thiệu là các em hôm nay - 180 sinh viên Khoa Sử - Đại Học Tổng Hợp Hà Nội nghe ông Hoàng Tùng - Ủy viên Trung Ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, hay là Ban tư tưởng Trung ương gì đó, chức vụ tôi không nhớ, nhưng mà ông Hoàng Tùng nói chuyện về lịch sử thì ông có nói chuyện Hoàng Sa. Ông nói nguyên văn thế này: "Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình."(4)

Như vậy đây chính là cách chạy tội của cộng sản vòng vo trong việc bán Hoàng Sa- Trường Sa cho Trung cộng.

Thứ hai, Hội nghị về COC - DOC tại Indonesia ngày 4/9/2010 với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía cộng sản Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ năm 1974, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, cộng sản Việt Nam nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Đây thực chất cũng chỉ là một hình thức ngụy biện mà thôi!

Thứ ba, Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 nói như sau: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.”

Đây là một câu nói ngụy biện của cộng sản hiện nay để biện minh cho hành động bán nước của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.

Thứ tư, không khó để thấy thêm những bằng chứng cho thấy cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn theo gương Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tiếp tục bán nước bởi những phát biểu tri ân giặc:

Đầu tiên là bản tuyên bố chung 10 điểm “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam” ký kết ngày 21/06/2013 giữa Tập Cận Bình tổng bí thư đảng cộng sản Trung cộng và Trương Tấn Sang.

Tiếp sau đó, để đền đáp “công ơn” hiểm độc trên của Trung cộng, Phùng Quang Thanh đại tướng ủy viên BCT / TW đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt đảng, quân đội Nhân Dân Việt Nam khẳng định tại buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam ngày 28/7/2012 như sau: “... Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam...” 

Thay mặt cho nhà nước Cộng Hòa Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân - phó Thủ Tướng chính phủ, trong lần chủ trì “Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc - Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” tại Hà Nội ngày 10/07/2012 đã chỉ thị: “Hội hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này...”

Tiêu biểu cho tư tưởng chiến lược của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trần Đăng Thanh đại tá phó giáo sư - tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc học viện Chính trị Quốc Gia Bộ Quốc Phòng trong một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ngày 19/12/2012 đã phân tích:“...Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên...”

Nghĩa trang liệt sỹ Trung cộng trên đất Việt Nam

Trong khi, bia mộ liệt sỹ Việt Nam bị đục bỏ 
những hàng chữ về quân xâm lược Trung cộng.

Năm 1977, bản thân Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông ta về công hàm này như sau: "đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi". Vậy sự thật về việc bán nước của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng thế nào? Chúng ta cùng nhìn lại đôi nét ở phần dưới.

II. Bán nước có văn bản:

Về tội ác bán nước của Hồ Chí Minh xin bạn đọc quay lại “Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 2” để tìm hiểu kỹ hơn. Hồ Chí Minh là người chỉ đạo Phạm Văn Đồng ra công hàm 1958 bán Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung công. Bài viết này xin điểm lại một số nét chính của sự việc bán nước của Phạm Văn Đồng.

II.a. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN: 

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân. Bạn đọc có thể tìm hiểu tại links sau: (5) (Những links cũ trong “Những sự thật không thể chối bỏ” - phần 2 đã bị xóa). Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:

1. Trước hết là bản dịch của dịch giả Trần Đồng Đức: 

Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958

Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)

Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)

Quyết nghị

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa 

Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa,quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc. 

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp. 

(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam) 

2. Bản dịch của báo Đất Việt (Cộng sản Việt Nam):

Nội dung bản dịch này là chính xác bản thân chúng ta có thể kiểm chứng. Tôi xin nêu ra đây một minh chứng bản dịch của Trần Đông Đức là chính xác vì vấn đề chính trong tuyên bố Trung cộng tuyên bố về chủ quyền HS-TS đã được tờ Đất Việt (Báo của đảng cộng sản Việt Nam công nhận) (6). 

Trong bài viết của báo Đất Việt (6) có đoạn: “Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)”

Như vậy: Trung cộng rõ ràng đã tuyên bố HS-TS là của họ trong tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai. Cả dư luận lẫn đảng cộng sản Trung quốc, cộng sản Việt Nam công nhận. 

II.b. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng: 

Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS- TS là của họ thì Phạm Văn Đồng lúc đó là Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958. Công hàm này như sau: 


Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này: 


Và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung cộng, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của Phạm Văn Đồng đến Chu Ân Lai.


Trước đó, năm 1956, Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao Trung cộng, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Lý Chí Dân (Li Zhimin), tham tán sứ quán Trung cộng tại Việt Nam: “chiếu theo tài liệu Việt Nam thì HS và TS thuộc về Trung Quốc”.

Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống”Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa”.

Sau này, khi trả lời Xuân Hồng BBC thì Bà Bảy Vân vợ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn nói: “Phạm Văn Đồng có ký văn bản: Ngụy nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho TQ quản lý Hoàng Sa... Phạm Văn Đồng có ký tên...” (7). Điều này càng xác nhận cho việc bán nước của Phạm Văn Đồng là không thể chối cãi. 

III. Cùng với Lê Duẩn trả thù man rợ quân dân cán chính VNCH: 

Cùng với tội ác bán nước, Phạm Văn Đồng còn cùng với Lê Duẩn thực hiện hành động trả thù đối với quân dân cán chính VNCH. Tội ác của Lê Duẩn đã được gửi tới trong“Những sự thật cần phải biết - Phần 7”. Để minh chứng thêm tội ác đồng mưu của Phạm Văn Đồng xin bạn đọc tìm hiểu một số bẳng chứng dưới đây.

Thứ nhất, ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Điều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp đối phó. Từ đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ và cho vay lên tới nhiều tỷ USD. Bù lại, Việt Nam sẽ để cho Liên Xô sử dụng hải cảng Cam Ranh và có thể Đà Nẵng làm đầu cầu quân sự để kiềm chế Trung Hoa và đối đầu với hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc gặp với Brezhnev, ngoài báo cáo tình hình quan hệ với Trung cộng, Campuchia thì Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đã báo cáo: “Cơ bản tình hình trong nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí trong bộ chính trị không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi lên bằng việc áp dụng mô hình nhà tù như thời đồng chí Xtalin. Chúng tôi chỉ lo lắng là Campuchia đang leo thang khủng bố...” (Trích: “Văn thư lưu trữ của đảng cộng sản Liên Xô trang 422”).


Vậy không ai khác mà chính Lê Duẩn cùng cộng sản Việt Nam đã đẩy quân dân cán chính VNCH vào lao tù khắc nghiệt. Và cùng với Lê Duẩn không ai khác chính là Phạm Văn Đồng.

Thứ hai, cuốn sách: “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã giới thiệu ở phần trên cũng viết tại trang 83: “Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị...”

Tuy nhiên cuốn sách này cũng cho biết thêm tại trang 84: “Lúc ban đầu, chính quyền và ban bí thư đảng Lao Động lo sợ áp lực của Liên Hợp Quốc mà đứng đầu là Mỹ sẽ lên án và tăng cường cấm vận kinh tế. Nhưng do được sự hậu thuẫn và cổ vũ của những đồng chi trong bộ chính trị như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... thì chính sách đã được thực hiện...”

Qua hai đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Lê Duẩn đã có sự “cổ vũ, hậu thuẫn” của nhiều lãnh đạo đảng CSVN, trong đó có Phạm Văn Đồng trong việc bỏ tù và trả thù quân dân cán chính VNCH. Vậy thì Đồng cũng chính là một trong những kẻ chủ mưu việc này. Tội ác đó là không thể chối bỏ.


Thứ ba, chế độ học tập cải tạo rập theo khuôn mẫu của Trung cộng đã được áp dụng tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ năm 1954 với tội phạm, tù binh và tù nhân bị kết án chống đối chính quyền. Một số nhà văn liên quan đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm... phải đi cải tạo lao động vì tư tưởng của họ.

Đến thời kỳ Phạm Văn Đồng làm thủ tướng thì luật trừng phạt tù nhân nhất là “phản động” theo định nghĩa của cộng sản cảng nặng nề hơn. Theo văn bản luật pháp thì quy chế bắt giam vào trại cải tạo chiếu theo nghị quyết 49 (49-NQTVQH) của Hội đồng Bộ trưởng (Phạm Văn Đồng là chủ tịch HĐBT) thông qua ngày 20 tháng 6, 1961 và bắt đầu áp dụng kể từ 8 tháng 9 năm 1961. Đối tượng là "thành phần phản cách mạng" và đe dọa an ninh công chúng sẽ bị trừng trị nghiêm minh trong giam giữ. Căn cứ vào nghị quyết này mà cộng sản đẻ ra nhiều chính sách đối với quân dân cán chính VNCH dưới thời Đồng làm thủ tướng. Nội dung chính là: 

“Tất cả những gián điệp nguy hiểm, những biệt động; tất cả những quân nhân và viên chức hành chánh của chính quyền quốc gia trước đây.

Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chức và đảng phái đối lập.

Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.

Tất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.

Bốn thành phần trên đây đều có một đặc điểm chung mà cộng sản gọi là "những thành phần ngoan cố, chống phá cách mạng.". Thời gian "cải tạo" được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa "tiến bộ" thì "cải tạo" thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa... cho đến khi nào "học tập tốt, cải tạo tốt" thì về...”

Chính vì vậy Phạm Văn Đồng khi làm thủ tướng đã ra thêm nhiều nghị quyết trừng trị quân dân cán chính VNC mà họ gọi là “Phản động”. Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, cộng sản áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 để đưa một triệu quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia chống cộng đi "học tập cải tạo," thực chất là đưa đi tù để trả thù. Có thể xem thêm một trong những quy định đó tại thư viện pháp luật của cộng sản (8).

Thứ tư“Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam”(Trích: “Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont”, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần IV về Á Châu).

Theo Aurora Foundation thì việc bị giam giữ dài hạn thường bị chuyển từ trại này sang trại khác có dụng ý ly gián để tù nhân không liên kết với nhau được và đường dây liên lạc với gia đình thêm khó khăn.

Người tù học tập, cải tạo (Ảnh Hon-Viet.uk)

Như vậy tội ác của Phạm Văn Đồng đối với quân dân cán chính VNCH cũng là không thể nào chối cãi. 

IV. Kết luận: 

Ngoài những tội ác cùng với Hồ Chí Minh như gây chiến tranh phi nghĩa, giết người dân vô tội thì Phạm Văn Đồng còn nổi lên hai tội đó là bán nước và tàn ác với quân dân cán chính VNCH. Tội ác đó thời xưa sẽ phải “tru di cửu tộc”. Tuy nhiên ngày nay không còn điều đó, nhưng nhất định sau khi có dân chủ tự do, người dân Việt Nam sẽ phải lên tiếng để trả lại công đạo cho những người đã khuất. Đồng thời vạch tội bán nước cho Trung cộng của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng để thấy bộ mặt thật của cộng sản chỉ là: Bán nước, độc tài và lừa đảo mà thôi!

28/8/2013.


__________________________________

Chú thích:

(1) http://thpt-phamvandong-phuyen.edu.vn/about/).

(2) http://www.baomoi.com/Chuyen-it-biet-ve-quan-he-Viet--Trung-thoi-chong-My/122/3269339. epi 

(3) http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1367_Gia_dinh_Vi_Quoc_Thanh_voi_ba_lan_sinh_nhat_Bac_Ho_o_Quang_Tay,Trung_Quoc.aspx 

(4) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-39th-anniv-of-theloss-of-hoangsa-mlam-01192013092838.html

(5) http://lunwen2.com/New-190.html 

(6) http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/201107/Su-that-ve-cong-ham-cua-Thu-tuong-Pham-Van-dong-2256218/ 

(7) http://www.youtube.com/watch?v=z8jX8YrRiG4

Chia sẻ bài viết:

No comments:

Post a Comment