Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Cho rằng nhà trường tự quyết định may đồng phục giá cao, không hợp với môi trường và túi tiền người nông dân, phụ huynh học sinh lên trường đòi gặp ban giám hiệu và báo tin cho Phòng giáo dục. (1)
Rất hài hước đáng xấu hổ, ví như những chuyện vặt vãnh hàng tôm hàng cá ngoài chợ, không đáng gõ vào Laptop. Tuy nhiên, không thể không nói lên để chúng ta cùng cười một thoáng cho vui với cái xã hội XHCN/CS (dù là ngành giáo dục) này để... xã “tress”.
Hơn mười ngày qua, người nông dân ba thôn, Bình Vọng, Văn Giáp và Văn Hội (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) bức xúc xoay quanh bộ đồng phục“kiểu mới”của học sinh trường tiểu học Văn Bình.
Sẽ chẳng có gì để bàn nếu như mẫu mã và giá cả đồng phục vẫn bình thường như các năm trước. Tuy nhiên, hội phụ huynh gồm 3 người của nhà trường, đại diện cho ba thôn cùng với ban giám hiệu đã tự ý quyết định "đột phá" thay đồng phục với thiết kế “hiện đại” gồm bộ quần áo mùa hè váy áo với nữ và áo veston nam nữ cho mùa đông. Mức giá đồng thời cũng nâng lên gấp đôi so với năm trước: (lớp 1, 2) giá 629.000 đồng, (lớp 3) giá 661.000 đồng và (lớp 4, 5) giá 693.000 đồng.
Bộ đồng phục mẫu mà đại diện cha mẹ học sinh
của
ba thôn đã ký hợp đồng với nhà may. Ảnh: Hoàng Thùy
Phụ huynh của một học sinh lớp 4 khi nghe những phụ huynh khác nói về chuyện này, vội vã đến gặp cô giáo chủ nhiệm lớp để nói rằng: Gia đình khó khăn không đồng ý cho con may bộ đồng phục ấy nữa, thì được thông báo, số đo đã được gửi xuống nhà may, gia đình "cố gắng mua cho con".!?
"Cô chủ nhiệm bảo đã thông báo đồng phục và giá tiền cho học sinh để về nói với bố mẹ, nếu trẻ không nói thì là do các cháu chưa hiểu”. Nhưng con tôi học lớp 4. Hỏi 10 đứa bạn thì cả 10 đều bảo rằng “cô giáo không nói gì về giá cả, chỉ biết là đi đo đồng phục theo lời cô giáo”, chị phụ huynh cho hay như vậy. (1)
Trường tiểu học Văn Bình. Ảnh: Hoàng Thuỳ
Một phụ huynh khác cho biết, cách đây nửa tháng chị có nghe nói về việc may đồng phục. Tưởng là vẫn may bình thường như đã thoả thuận vào cuối năm học trước nên chị không để ý. Tuy nhiên, đến khi con kể là quần áo đẹp, mặc thử trông như “cô dâu chú rể”, chị mới giật mình. Vội vàng đạp xe đạp lên nhà cô chủ nhiệm để hỏi thì được biết đồng phục học sinh năm nay đổi mới, giá cũng cao hơn. Cô giáo bảo “chị cố may cho con vì thằng bé rất thích”!?
"Tôi nhất quyết không đồng ý thì cô giáo bảo học sinh thích là được rồi. Tôi nói nếu đưa trẻ con ra chợ hỏi thích gì thì cái gì nó cũng thích", chị cho biết thêm, đồng phục năm trước vẫn còn dùng tốt vì mới mặc có vài lần, giờ lại may thêm bộ vest vừa đắt đỏ, vừa không phù hợp vì nó không đủ giữ ấm cho mùa đông.
Một phụ huynh có hai con đang học tại trường tâm sự, xã có khoảng 60-70% là nông dân, chỉ biết trông vào mấy sào ruộng nên lo tiền học đầu năm cho con đã rất khó khăn, thêm khoản đồng phục giá cao như thế này thì không biết xoay xở đường nào. Cuối năm học trước, phụ huynh lớp 3 còn không đồng ý may đồng phục mới vì đồ đã may năm trước vẫn còn dùng tốt, có những em mới mặc vài lần.
"Ngay cả may như cũ với giá 350.000 đồng chúng tôi còn không đồng ý. Cháu nào cần thì phụ huynh đăng ký thêm áo cộc tay thôi. Vậy mà đột nhiên các cháu về bảo đã đi đo quần áo, và khi chúng tôi hỏi cô giáo thì mới được biết giá là gần 700.000 đồng, tính ra là hơn 1 tạ thóc. Nhà trường có nghĩ đến phụ huynh khi đưa ra quyết định này không? Nếu hỏi ý kiến chúng tôi thì sẽ không bao giờ có sự đồng ý", vị phụ huynh này bức xúc.
Chị cho hay, ban đại diện hội phụ huynh gồm 3 người cũng không thể đại diện cho hơn 700 phụ huynh của toàn trường được. Nếu muốn thay đổi mẫu mã với giá cả tăng, cần phải họp công khai bàn bạc thông qua ý kiến của đông đảo phụ huynh. "Không thể có chuyện quần áo đã được may rồi thì nhà trường mới đưa thông tin tới cho phụ huynh và cho biết giá tiền. Như vậy là không tôn trọng phụ huynh", là đặt cái cày trước con trâu, chị nói và cho hay, hàng chục phụ huynh sau đó đã kéo đến trường để hỏi hiệu trưởng cho rõ ràng nhưng được nhà trường thông báo hiệu trưởng đi vắng.!?
"Ai cũng muốn con mặc đẹp, nhưng điều kiện của chúng tôi chưa có nên chúng tôi không thể đồng ý được. Thế nhưng nói chuyện với cô giáo các cô đều thuyết phục cố gắng thu xếp, vì nhà may đã may rồi. “Có người than vãn là 200.000 đồng tiền học còn chưa nộp được, lấy đâu tiền mua quần áo thì được cô chủ nhiệm doạ nếu không có đồng phục thì hôm khai giảng phải đứng ra ngoài hàng", một phụ huynh cho hay như vậy.
Dù không có con học ở trường nhưng một người dân trong xã cũng bức xúc. Bà cho rằng, nếu thiếu sách, vở thì học sinh sẽ không học được, nhưng nếu không có bộ quần áo đẹp thì các cháu vẫn có quần áo khác mặc. "May một bộ vest thì người nông dân không đủ sức, tại sao không cho các cháu dùng những bộ đồng phục của năm trước? Tôi thấy nếu nhà nào có nhu cầu, có điều kiện cho con ăn mặc đẹp thì cho đăng ký may, nhà nào đồng phục các cháu vẫn còn mặc được thì chưa cần may, để tiền mua sách vở cho con", bà nói. (1)
Tới đây thì chắc không khó lắm để chúng ta hiểu được tại sao ban giám hiệu nhà trường tiểu học Văn Bình lại “biến tấu” một bộ đồng phục “kỳ quái” cho học sinh cấp 1 trường mình như vậy, bởi: Đồng Phục “hiện đại” giá mới cao và “hoa hồng lại quả” từ nhà may cho ban giám hiệu mới nhiều.
Họ bất chấp nỗi cơ cực của đại bộ phận người nông dân còn rất nghèo đồng bào với họ, mà hột cơm còn dính trong kẻ răng họ là từ mồ hôi nước mắt của những người nông dân lam lũ này!
Thật hài hước càng học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chính... Mi, bao nhiêu thì sự thể hiện vô liêm sỉ, thiếu đạo đức bấy nhiêu từ đám “học trò” của ông, ngay cả là thành phần “mô phạm, giáo dục” - họ không biết xấu hổ là gì khi thốt lên lời hăm dọa với phụ huynh và học sinh nghèo: “nếu không có đồng phục thì hôm khai giảng phải đứng ra ngoài hàng"!?
___________________________________
No comments:
Post a Comment