Mục lục nỗi đau dan tôi

Sunday, February 10, 2013

Đông Á chưa yên; Trung đông hy vọng



2013-02-08
Trong khi tình hình Đông Á và sự hung hãn của Bắc Hàn chưa có vẻ gì lắng dịu, thì tình hình Trung Đông và Iran lại đang có vẻ dễ thở hơn với viễn ảnh hòa dịu ở Iran, Syria có thể tiến tới đàm phán, và Tổng thống Mỹ chuẩn bị công du Trung Đông vào tháng 3.
ZumarPress.com photo
Dải Gaza bị Israel oanh kích

Vẫn xung khắc vì Điếu Ngư

Sau khi có tin một đặc sứ của Trung Quốc sẽ đi Bình Nhưỡng để nói chuyện với lãnh tụ Kim Jong Un về việc Bắc Hàn không nên thử nghiệm bom hạt nhân, hôm qua  Tổng thống Hàn quốc cảnh báo Bắc Hàn có thể thí nghiệm nhiều vụ nổ hạt nhân, và khả năng hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn là mối nguy thực sự cho toàn thế giới. Trong khi đó Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ hành động tiến xa hơn là thử nghiệm bom hạt nhân. Tình trạng tranh chấp ở đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong lúc  đang tạm lắng dịu, qua những lời tuyên bố của hai bên cùng khuyên nhau giải quyết vấn đề bằng những biện pháp hoà bình, thì lại xảy ra việc tàu chiến Trung Quốc quét tia radar hướng dẫn hỏa lực vào tàu chiến Nhật Bản, như để thực tập nhắm mục tiêu cho vũ khí. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Nhật, nhưng hai bên vẫn cùng bảo nhau giải quyết bằng biện pháp hoà bình.  

anti-china
Người Nhật biểu tình chống Trung Quốc - pbs.com photo
Giữa lúc đó thì hôm thứ năm Nhật phản đối Nga cho chiến đấu cơ xâm phạm không phận quần đảo Kuril ở cực bắc nước Nhật, là nơi hai nước cũng giành chủ quyền. Nhật nói cho chiến đấu cơ lên nghênh cản và phi cơ Nga lập tức rời vùng. Moskva bác bỏ điều này, nói có tập trận ở khu vực gần đó nhưng không có máy bay nào bay qua không phận ấy.

Bắc Hàn liệu có xuống thang?

Vể tình hình bán đảo Triều Tiên tuy Bắc Hàn hung hăng trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ bằng nhiều hành động thách thức, nhưng có ý kiến cho rằng đó chỉ là hành vi sốc nổi trong lúc “hưng phấn” do sự thành công của hỏa tiễn liên lục Unhab-3, dù sao thì Trung Quốc cũng sẽ khuyên nhủ được Bắc Hàn, với áp lực của chiếc đòn bẩy viện trợ kinh tế, vì Trung Quốc là nước duy nhất mà Bắc Hàn có thể trông cậy vào để nuôi sống được người dân của họ.
Tuy lớn tiếng đe dọa nhưng không phải lúc nào Bình Nhưỡng cũng thực hiện những lời đe dọa như vậy. Nhưng dù sao đồi với Bắc Hàn người ta khó lòng nói chắc chắn lãnh đạo và các tướng lãnh quân đội xứ này sẽ bảo nhau làm điều gì.
anti-japan
người Trung Quốc biểu tình chống Nhật- globalpost.com photo
Quả là hành động của Bắc Hàn khó đoán trước, nhưng về mối nguy cơ mà Tổng thống Hàn quốc cảnh báo thì, xem xét lại cho kỹ, ta có thể thấy là từ chỗ thí nghiệm thành công một hai trái nổ hạt nhân đến chỗ chế tạo được những đầu đạn hạt nhân vừa tầm cỡ để gắn vào đầu hỏa tiễn và phóng đi xa là cả một tiến trình công phu và nhiều khó khăn, ít nhất cũng chiếm rất nhiều thời gian. Một trong những lý do là không một ai muốn truyền thụ cho Bắc Hàn những kỹ thuật đó, vì an ninh của chính mình, kể cả các nước bạn như Trung Quốc, Liên Bang Nga. Vì vậy cũng không ai muốn Bình Nhưỡng có vũ khí hạt nhân, chưa nói đến chuyện chế được bom thành đầu nổ hạt nhân gắn lên hỏa tiễn. Tình hình tương lai ở bán đảo Triều Tiên vẫn phải chờ câu trả lời của thời gian.

Iran hòa dịu

Nhìn sang tình hình ở Israel, Palestines, Iran và Ai Cập, cả ở Mali của châu Phi, ta thấy nhiều điểm đáng chú ý.
Trước hết, Iran tuyên bố rằng đường lối tiếp cận của Hoa Kỳ ngày nay đem lại hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân của Tehran qua đàm phán hoà bình. Hôm thứ tư, thứ trưởng ngoại giao Liên Bang Nga tuyên bố Nga trông đợi cuộc đàm phán sắp tới giữa nhóm quốc gia 5 nước cộng một với Iran sẽ đạt tiến bộ thực sự, trong khi vào lúc này vẫn chưa tiến xa hơn mức đã đạt hồi tháng 6 năm ngoái. Hai sự kiện đó liệu có đem lại hy vọng nào hơn chuyện Bắc Hàn?
Khó nói bên nào nhiều hy vọng hơn bên nào, vì Bắc Hàn tuy hùng hổ nhưng đói nghèo, trong khi Iran hòa dịu hơn nhưng giàu tiềm năng hơn tuy đã bị mấy vòng cấm vận của Liên Hiệp Quốc và của Hoa Kỳ làm cho điêu đứng.
Hai sự kiện vừa nêu cho thấy rõ chính sách ngoại giao của tòa Bạch Ốc quả là đang trở nên mềm dẻo rất nhiều, sau khi Hoa Kỳ dường như đã đạt được những mục tiêu về an ninh cho Hoa Kỳ qua tình hình và thế cân bằng lực lượng ở Iraq và Afghanistan, tuy rằng vẫn còn những xung đột nội bộ về vấn đề giáo phái ở Iraq và đụng độ quân sự ở Afghanistan, nhưng rõ ràng quân đội Kabul đang tăng tiến khả năng để có thể tự đảm trách được nhiệm vụ an ninh sau khi người Mỹ rút quân trong năm nay.  
iran-navy
Hải quân Iran thao dượt- foreignpolicy.com photo
Tuy nhiên không chắc là tình hình ở Iraq và Afghanistan sẽ được ổn định, hay là sẽ bùng nổ tai hại hơn sau khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan. Dù sao người ta cũng thấy chính sách của Tòa Bạch Ốc rất mềm dẻo, nhất là khi có tin Tổng thống Barrack Obama sẽ làm một chuyến công du lịch sử sang Israel, Palestines, Jordan và có thể có một điểm đến khác nữa ở Trung Đông. Từ chỗ kềm chế Israel không cho tấn công đánh phủ đầu Iran, nay Tổng thống Mỹ lại còn dự định sang tận nơi để thúc đẩy Israel và Palestines tái tục cuộc đàm phán đã bị bỏ dở.

Nỗ lực cao nhất

Thực ra chính sách của Hoa Kỳ từ thời Tổng thống Clinton qua tới Tổng thống Bush vẫn là khuyến khích đàm phán giữa Israel với Palestines, đàm phán với chính quyền Arafat cũng như lực lượng cực đoan Hamas. Chính sách này còn được các nước trong nhóm Quartet được thành lập để giải quyết vấn đề Israel-Palestines theo đuổi, khuyến khích và dàn xếp, nhưng khổ nỗi lực lượng Hamas chiếm chính quyền ở dải Gaza, lôi kéo người dân Palestine phá vỡ hết mọi nỗ lực đó, lại còn phóng hỏa tiễn sang Israel khiến Tel Aviv trả đũa bằng các cuộc không kích giết hại nhiều cấp chỉ huy quân sự của Hamas. Nay chính sách của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục như vậy, nhưng chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Obama sắp tới đúng là chuyến đi lịch sử khi ông sang Israel và thăm cả vùng bờ Tây sông Jordan là lãnh thổ chính của Palestine thuộc chính quyền quốc gia Palestine của chủ tịch Mahmoud Abbas. Dải Gaza thuộc lực lượng Hamas. Sau Palestines Tổng thống Obama còn dự định đi Jordan.
palestine-flag-face
Khuôn mặt vẽ cờ Palestine- mondoweiss.net photo
Đây là một nỗ lực mới và nỗ lực cao nhất của Hoa Kỳ trong nhiều năm nay để cố gắng đem lại hoà bình cho Israel với Palestine, sau đó sẽ giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran bằng đường lối hoà bình. Chuyến đi của Tổng thống Barrack Obama sang Israel sẽ hòa giải và đem lại uy tín cho vị Thủ tướng diều hâu Netanyahu và bộ trưởng quốc phòng Ehud Barrack. Lần trước ông Netanyahu sang Mỹ trở về với nhiều điều bất mãn, hậm hực, vì ông đòi Mỹ đặt đèn đỏ giới hạn hoạt động tinh chế uranium của Iran nhưng không được.  Hôm chủ nhật Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện thoại nói chuyện với từng người trong hai nhà lãnh đạo, Netanyahu của Israel và Mahmoud Abbas của Palestine. Việc đó chứng tỏ Hoa Kỳ đang dàn xếp một hội nghị mới giữa hai bên, có thể có bốn thành phần của nhóm Quartet tham dự, gồm Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp châu Âu, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.
Có nhiều hy vọng thành công trong việc tái lập đàm phán giữa các bên liên quan, nhưng nền hoà bình cho Israel Palestines thì rất khó nói. Nếu Tổng thống Obama giải quyết được thì đúng là một thành đạt lịch sử, sau khi cả hai Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, phải kể cả những Tổng thống Mỹ trước đó nữa, đã hết sức nỗ lực nhưng không thành công.

No comments:

Post a Comment