1. Từ Đảo Melos, 421 Trước Công Nguyên…
Cuộc Chiến Peloponnese giữa hai thành phố Hy Lạp là Athens và Sparta xảy ra vào các năm 421-404 Trước Công Nguyên, tức là 2451 năm về trước. Vào mùa hè năm thứ 16 của cuộc chiến này, tuớng Alcibiades của Athens chỉ huy một hạm đội gồm 36 chiến hạm trên đó có 300 lính bắn cung, 20 lính bắn cung cởi ngựa, và 1500 lính đánh bộ tiến đến và thả neo ngoài bờ biển Đảo Melos.
Đảo Melos (còn gọi là Milos) là một thành viên của Liên Minh Peloponnese do Sparta lảnh đạo (Hình 1, “Bản Đồ Vùng Biển Aegean Vào Thời Cuộc Chiến Pelopon”).
Khi Cuộc Chiến Peloponnese bắt đầu, vì biết mình là một nước nhỏ, Đảo Melos đã tự tuyên bố trung lập và không gởi quân hay tàu bè tham chiến như là một thành viên của Liên Minh Peloponnese. Về sau, khi bị Athens tấn công, Đảo Melos đã kháng cự chống lại và tiến công Athens tại nhiều nơi. Chính các hoạt động kháng cự này đã thúc đẩy Alcibiades tiến quân đến Đảo Melos vào năm 405 TCN.
Sự hiện diện của một lực lượng quân sự Athens hùng hậu ngay bờ biển Đảo Melos đã khiến các nhà lãnh đạo Đảo Melos nghĩ lại. Do đó, họ đã mời sứ giả của tướng Alcibiades đến đảo đối thoại và thương lượng kín, tức là không tại một buổi họp công cộng dưới sự quan sát cửa quần chúng như các nước vùng Hy Lạp vào thời đó vẫn thường làm.
Sử gia Hy Lạp Thucydides đã kể lại cho hậu thế cuộc các đối thoại kín giửa người đảo Melos và sứ giả của Athens trong “Lịch Sử Cuộc Chiến Peloponnese, Tập 5, Chương 17, Đối Thoại Tại Melos - Số Phận của Melos” (1). Trong các đối thoại đó, sứ giả của Athens có nói một câu mà cho đến đến ngày hôm này vẫn còn được các nhà ngoại giao tây phương đã được đào tạo chính thống nhắc đến như là một bài học cho những nước yếu.
Để mở đầu đối thoại, sứ giả Athens nói:
Về phía chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm phiền các ông bằng những lời nói hời hợt giả dối, - tức là nói về việc chúng tôi có quyền mở rộng đế quốc của chúng tôi vì đã lật đổ được nước Mede, hay nói về việc chúng tôi đang tấn công nước ông vì nước ông đã làm nhiều điều sai trái đối với nước chúng tôi - và đọc một bài diễn văn dài dòng mà sẽ không có ai tin. Chúng tôi chỉ hy vọng thế này, là các ông, thay vì nói đã không hùa theo nước Lacedaemon [tên khác của Sparta] dù rằng nước ông nay là một thuộc địa của nước đó, hay nói đã không làm gì phương hại đến chúng tôi, các ông chỉ nên nghĩ đến những gì có thể làm được vào lúc này sao cho phù hợp với chân tình của cả hai bên. Các ông, cũng như chúng tôi, cần hiểu là, trong sự vận hành của thế gian, quyền lợi phải trái chỉ có thể đề cập đến khi những kẽ đang đối thoại cân sức nhau; kẽ mạnh hơn sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm được, trong khi kẽ yếu hơn sẽ đau khổ vì họ phải chịu.
Sứ giả Athens còn nói thêm:
Những thượng đế mà chúng tôi tin tưởng, những người mà chúng tôi quen, tất cả đều biết rằng nếu có cơ hội, ai ai cũng muốn làm kẻ cai trị ở bất cứ nơi nào họ có thể làm được như thế. Đây là một quy luật thiên nhiên. Chúng tôi không phải là nhũng người đầu tiên nghĩ ra nó, hay là những người thi hành quy luật đó khi nó được hình thành. Chúng tôi chỉ đã phát hiện ra rằng quy luật đó đã có trước chúng tôi, sẽ tồn tại khi chúng tôi không còn nửa, và những gì chúng tôi làm chỉ là dùng quy luật đó mà thôi. Vì chúng tôi biết rằng, bất cứ ai khác, kể cả quý ông, nếu mạnh như chúng tôi, cũng sẽ chỉ hành xử như chúng tôi mà thôi. Và vì thế, trước mặt các thượng đế, chúng tôi không sợ, hay không có lý do nào để sợ, rằng chúng tôi sẽ ở một tư thế bất lợi. Nhưng mà chúng tôi muốn bàn thêm về một điều này nửa. Đó là ý kiến của quý ông tin và bám vào người Lacedaemon. Quý ông cho rằng người Lacedaemon sẽ giúp quý ông vì nếu không họ sẽ rất xấu hổ. Về ý kiến này của quý ông, chúng tôi chúc lành cho sự ngây thơ của quý ông nhưng không thèm muốn sự điên rồ của quý ông. Người Lacedaemon, khi quyền lợi hay pháp luật của họ bị vi phạm, sẽ là những kẽ xứng đáng nhất hơn bất cứ ai; thế nhưng, về cách họ hành xử với kẻ khác, có rất nhiều điều phải bàn đến. Để thấy rỏ hơn cách hành xử đó, hay nhất là nói ngắn gọn như thế này:trong tất cả những người chúng tôi biết, họ là những người minh bạch nhất khi xem xét và đánh giá vụ việc thông qua hai đặc tính: đồng thuận trong danh dự, và công bằng trong tiện lợi. Với một phương thức tư duy như thế, chúng tôi ngại rằng việc quý ông giao phó sự an toàn của chính quý ông cho họ một cách phi lý là một điều không có gì là hứa hẹn cả.”
Và sau cùng, sứ giả Athens đã kết luận như sau:
…Xin quý ông đừng nghĩ là quý ông sẽ đánh mất danh dự khi quý ông chịu thần phục thành phố vĩ đại nhất của Hy Lạp, khi quý ông chấp nhận làm một đồng minh có triều cống, khi quý ông sẽ không ngừng sống vui sướng ngay trong nước của quý ông, hay khi quý ông có cơ hội chọn lựa giữa chiến tranh và an toàn, quý ông đã không quá mù quáng đến mức sẽ chọn cái tồi tệ nhất. Có một điều chắc chắn là, những ai không nhún nhường trước những kẽ cân sức với mình, những ai biết tôn trọng các cam kết với những kẽ mạnh hơn, những ai biết hành xử hợp tình hợp nghĩa với những kẻ yếu kém hơn, nói chung chính là những kẽ thành công nhất. Do đó, xin quý ông hãy suy nghĩ thật kỷ sau khi chúng tôi trở về, hãy ghi nhớ thêm một lần nửa là quý ông đang tư vấn cho đất nước của chính quý ông, hãy đừng bao giờ quên là quý ông chỉ có một và một nước mà thôi, và chính các thảo luận về điểm cuối cùng này sẽ quyết định sự thịnh suy của quý quốc.”
Sau khi cân nhắc và trao đổi với nhau, các nhà lãnh đạo Đảo Melos đi đến quyết định không quy phục Athens. Họ nói với sứ giả Athens:
Quyết định của chúng tôi, hởi những người Athens, sẽ vẫn như trước. Chúng tôi không thể nào để một thành phố đã sống tự do bảy trăm năm qua mất tự do dù là trong phút giây; chúng tôi tin vào sự may mắn theo đó các thượng đế đã bảo vệ nền tự do đó cho đến ngày hôm nay, chúng tôi cũng tin vào sự giúp đở của đồng loại, tức là những người Lacedaemon, và do đó chúng tôi sẽ cố gắng và tìm cách tự cứu lấy mình. Đồng thời, chúng tôi mời quý ông hãy cho phép chúng tôi làm bạn với quý ông và không làm kẽ thù của cả hai phía, và rút ra khỏi nước chúng tôi sau khi đã ký kết một hiệp ước thích hợp cho quý ông và chúng tôi.”
Sử gia Thucydides kể tiếp những gì xảy ra sau đó sau khi các sứ giả Athens rời buổi họp.
“Hè qua. Vào mùa đông năm kế tiếp…Athens điều động một lực lượng viện binh đáng kể đến Đảo Melos…Bị vây hãm ráo riết, bị nội phản, Đảo Melos đầu hàng Athens vô điều kiện. Người Athens giết tất cả những người đàn ông đã trưởng thành của Đảo Melos mà họ bắt được, bán tất cả các đàn bà và trẻ em làm nô lệ, và sau đó gửi năm trăm người Athens di cư sang sinh sống tại Đảo Melos.”
2. …Đến Việt Nam, vào Thập kỷ thứ nhì của Thế kỷ thứ 21
Vào cuối mùa xuân đầu mùa hè năm 2014, Việt Nam đang ở trong một tình thế không khác gì lắm so với tình thế của Đảo Melos cũng vào một mùa hè 2541 năm về trước.
Các điểm tương đồng giữa Đảo Melos và Việt Nam có thể kể ra như sau.
Điểm tương đồng thứ nhất là, nếu Athens đã đưa một hạm đối với 30 chiến thuyền hạ neo sát bờ biển Đảo Melos, thì vào ngày 2 Tháng Năm 2014, một hạm đội trên 80 tàu đủ loại từ tuần dương hạm đến tàu hải giám của Trung Quốc cũng đang hạ neo ở ngoài khơi Biển Đông chỉ cách bờ biển Việt Nam có 120 hải lý. Theo nhà nước Trung Quốc, hạm đội này có nhiệm vụ mục bảo vệ một dàn khoan dầu khổng lồ đã được kéo vào hải phận của Việt Nam nhằm khai thác dầu hỏa trong khu vực Quần Đảo Hoàng Sa (2). Vì Hoàng Sa (và Trường Sa) tuy là của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc đánh chiếm hai lần vào các năm 1874 vá 1988, sự hiện diện của một lực lượng hải quân Trung Quốc tại đó dù muốn hay dù không còn mang hàm ý răn đe nhà nước và nhân dân Việt Nam đừng có vọng động.
Điểm tương đồng thứ hai là, nếu đã có những đối thoại giửa Athens và Đảo Melos như đã kể ở trên, thì chắc chắn cũng đã và đang có những đối thoại trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Báo New York Times ngày 12 Tháng Năm 2014 cho hay đã có 14 trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần qua, nhưng phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hua Chunying, không nói rỏ những trao đổi đó là gì và trên cơ sở nào. Bài báo trên cũng tiết lộ ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư ĐCSVN, đã xin sang Beijing gặp ông Tập Cận Bình, Tổng Thống kiêm Tổng Bí Thứ ĐCSTQ, nhưng đã bị từ chối (3).
Điểm tương đồng thứ ba là, nếu Đảo Melos có một đồng minh, Sparta, thì Việt Nam trên lý thuyết còn có nhiều đồng minh hơn. Lý do là Việt Nam là một thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nước thành viên của ASEAN là: Brunei Darussalam, Cam Bu Chia, Nam Dương, Cọng Hòa Nhân Dân Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Trong các nước này, Philippines cũng là một nước đang tranh chấp về biển đảo ở Biển Đông với Trung Quốc và đã kiện Trưng Quốc tại một tòa án quốc tế La Hague vào tháng 3 năm nay (4).
Tuy thế, cũng một số điểm dị biệt giữa tình thế Đảo Melos và Việt Nam.
Điểm dị biệt thứ nhất là truyền thống và khả năng chống Trung Quốc của Việt Nam. Về mặt truyền thống, là một nước đã kinh qua bốn thời kỳ Bắc Thuộc trong 4000 năm qua, ý chí chống Trung Quốc xâm lăng đã ngấm vào tâm hồn và nếp sống người Việt. Khác với người Việt, người Đảo Melos và các đồng minh trong Liên Minh Peloponnese cũng như người Athens đều cùng là con dân cùng một nước Hy Lạp cổ, do đó họ có thể đã không nghĩ là như người Việt, tức là thua trận này còn trận khác nhưng quyết sẽ làm bất cứ gì có thể làm được để đất nước sẽ không bao giờ bị diệt vong. Về mặt khả năng, tuy là một nước nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng với trên 90 triệu dân, một quân lực có kinh nghiệm chiến đấu, Việt Nam sẽ gây rất nhiều khó khăn cho bất cứ kẽ thù nào kể cả Trung Quốc một khi quân dân đã đồng lòng quyết bảo vệ tổ quốc.
Điểm dị biệt thứ nhì là, tuy các nước thành viên của ASEAN là đồng minh trên lý thuyết của Việt Nam, nhưng các nước này đã không, hay chưa có, làm gì để giúp Việt Nam. Tại Hội Nghị Nay Pyi Taw, Miến Điện, của ASEAN vào ngày 11 thánh 5, 2014, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhanh chóng lên tiếng tố cáo Trung Quốc ngang ngược vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, nhưng những lời ông kêu gọi các nhà nước thành viên của ASEAN chỉ được tiếp đón một cách rất hời hợt. Lý do có thể là, trong thông điệp dài 2001 chữ của ông, dù đã có đến 797 chữ, tức là gần 40% bài diễn văn, bàn đến vấn đề Biển Đông, nhưng ông Dũng đã chỉ tiếp cận vấn đề một cách yếu ớt, hay nói theo một cách nói khác nhẹ nhàng hơn, một cách rất “ngoại giao” khi yêu cầu (5):
* Các quốc gia ASEAN
- Tăng cường đoàn kết, thống nhất
- Khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông
- Đưa các nội dung về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này
* Trung Quốc
- Tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982
- Tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
- Cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Thông cáo chung của ASEAN khi hội nghị Nay Pyi Taw kết thúc vào ngày 12 Tháng 5 năm 2014 dài đến 1684 chữ và có 28 điểm hay khuyến cáo. Thế nhưng thông cáo chung này chỉ dành có 100 chữ trong khuyến cáo số 7 về vấn đề Biển Đông và lại không hề nhắc đến hai chữ “Trung Quốc. Cụ thể, Điều 7 này kêu gọi các nước ASEAN “tăng cường hợp tác nhằm thực thi hửu hiệu hơn Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sao cho phù hợp với các nguyên lý công pháp phổ quát đã được công nhận trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” và các phe phái “hãy tự kiềm chế không dùng vũ lực, tránh các động tác có thể gây thêm căng thẳng, và cùng làm việc để sớm hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) như đã phản ánh trong Các Nguyên Lý Sáu Điểm Về Biển Đông của ASEAN” (6). Một liên minh 10 nước mà không dám nhắc đến tên một nước đang ngang ngược cướp đất và biển của hai nước thành viên của mình thì thật sự chỉ là một “hội đồng chuột” vì quá nhát gan.
Tuy thế, vào ngày Thứ Sáu 5/16/2014, tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh, một người Việt Nam, trong một phỏng vấn với báo The Wall Street Journal, đã tuyên bố: “Bước kế tiếp, chúng ta phải tìm cách kéo Trung Quốc ra khỏi Biển Đông, đây là việc làm đầu tiên” vì “khi làm như thế, sẽ hồi phục được lòng tin.” (7). Vào ngày thứ năm 5/21/2014, tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III khi thảo luận với thủ tướng VIệt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đáng giá tình hình Biển Đông “rất nguy hiểm” vì Trung Quốc đã có những “động tác đe dọa trầm trọng hòa bình, ổ định, sự an ninh và an toàn và nền tự do hải hành. "Ông Aquino nhận định tiếp là Việt Nam và Phi Luật Tân cần “đối đầu với các thách đố chung như là những quốc gia hàng hải anh em" (8).
Điểm dị biệt thứ ba là, nếu tại Đảo Melos, người dân không có tiếng nói gì, thì tại Việt Nam, người dân đã mạnh mẽ lên tiến vàp tham gia xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Các cuộc biểu tình này đã xảy ra vào ngày Chủ Nhật 11/5/2014 sau khi 20 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam kêu gọi người dân hãy xuống đường phản đối Trung Quốc (9). Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bắt đầu từ ngày chủ nhật 11 tháng Năm 2014 các tỉnh lớn như Hà Nội, TP HCM. đã quy tụ được trên hàng chục ngàn người, kéo dài suốt ngày, và nay đã rộng ra tại 22 tỉnh khác trong đó có Hà Tỉnh và Bình Dương. Vào các ngày qua (5/11/2014-5/15/2014), trong một biến chuyển bất ngờ, một số các đoàn biểu tình đã trở thành bạo loạn khi có những nhóm người có lãnh đạo và có trang bị hung khí - tức là gậy gộc dùi búa tạ - đã tiến lên dẩn đầu đoàn người tham gia biểu tình và tiến công đập phá và đốt cháy một số công xưởng có bảng hiệu bằng tiếng Trung của Trung Quốc, Đài Loan, và Đại Hàn. Tại Bình Dương, đã có người thiệt mạng vì biểu tình, vài trăm người bị bắt. Vào lúc này (5/17-18/2014), nhà nước đang kêu gọi người dân hãy biểu tình ôn hòa và đã bắt đầu trấn áp các đoàn biểu tình có bạo động nhằm trấn an Trung Quốc các quốc gia khác đang đầu tư tại Việt Nam. Vào ngày 5/17/2014, Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa tàu đến Việt Nam nhằm sơ tản 3000-4000 kiều dân Trung Quốc về nước (10).
Trong việc người dân xuống đường biểu tình vừa kể trên, có một điều rất khó hiểu, tức là vai trò của công an. Họ đã làm ngơ hay biến mất khi bạo động xảy ra. Thông thường, họ rất đắc lực, hung hãn và tàn ác khi ngăn chặn biểu tình của dân oan hay của người dân chống Trung Quốc xăm lăng. Thế nhưng, khi hàng chục hay hàng trăm người có vũ trang bằng hung khí tiến công có lãnh đạo để đập phá và đốt từ trong ra ngoài tài sản các công ty ngoại quốc ngay giữa ban ngày, việc công an vắng bóng hay đứng yên không làm gì cả là một điều khó tin hay không thể tưởng tượng được trong một chế độ toàn trị.
Từ điều khó hiểu này đã nẩy sinh trên mạng nhiều lý thuyết âm mưu. Có người, như bình luận gia Vũ Đông Hà, cho rằng bạo động xảy là do đấu đá giữa những người theo “nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng muốn thoát vòng ảnh hưởng của Trung cộng”, tức là nhóm “đặt quyền lực lẫn quyền lợi của mình lên trên Tổ Quốc”, và những người theo “nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng nô lệ Bắc Kinh,” tức là nhóm “sẵn sàng bán hết mọi thứ để được nắm quyền cai trị.” Một trong hai nhóm trên, hay cả hai nhóm, đã chỉ đạo cho các thế lực đen, hay các tổ chức mật vụ chìm, hay các lực lượng công an mà họ kiểm soát, đánh phá các nhà máy của Trung Quốc và không của Trung Quốc (11). Vào lúc này, chưa có thể biết ai đứng sau các vụ biểu tinh có bạo động trên. Các trang mạng lề phải nhà nước cũng đã thừa gió bẻ măng chỉa ngón tay về các tổ chức chống đối như Việt Tân (12), và cả Trung Quốc (13). Vì các bằng chứng cụ thể nay rất ít, do đó khó đánh giá lý thuyết nào đúng hay sai. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Nhưng dù sao đi nửa, với người Việt, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một điều nên làm và phải làm. Vì tâm lý và hành vi của bất cứ đám đông lớn nào tự nó cũng không thuần lý, vì tại một biểu tình chống đối đông người bất cứ gì cũng có thể xảy ra kể cả bạo động, và vì các tranh cãi về cội nguồn của biểu tình có hay không có bạo động thực sự không quan trọng bằng cứ tiếp tục biểu tình, biểu tình cho nhiều, cho thật đông. Để cho tiếng nói đích thực của người dân về những vấn đề hệ trọng của đất ước được vang vọng lên, để biến khát vọng thành hành động. Mà với một đất nước, có gì quan trọng hơn là hành động, hay thúc đẩy những người có khả năng hành động, để biến khát vọng tụ do thành hiện thực, để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải và nền độc lập của đất nước?
3. Để thay lời Kết
Mùa hè năm nay, sẽ có nhiều người Việt, và vô số du khách từ rất nhiều quốc gia khác nhau đến viếng viện bảo tàng Louvres ở Paris. Những du khách đó sẽ đi bộ dọc theo trục dài của quãng trường chính của Viện Bảo Tàng, băng qua một kim tự tháp làm bằng kính và thép để tiến đến Khu Bảo Tàng Sully. Rất nhiều người trong các du khách đó sẽ bước xuống Cầu Thang Henry II để đến từng trệt dưới cùng của Khu đó, quẹo ngay về phía tay mặt, rồi đi tiếp xuyên qua một căn phòng rộng mang số 17, đến một căn phòng nhỏ mang số 7, và sau cùng dừng chân tại phòng số 16.
Tại đó, họ sẽ bàng hoàng và choáng ngợp khi có cơ hội nhìn thấy tận mắt một bức tượng cẩm thạch trắng ngà cao 202 cm gọi là “Vệ Nữ Milo”.
Đây là một bức tượng tìm được ra vào năm 1820 tại Đảo Melos, được tặng cho nhà vua Louis thứ 18 của Pháp Quốc và được đưa vào viện bảo tàng Louvres vào năm kế tiếp. Không ai biết chắc bức tượng này, một kiệt tác của nền văn minh Hy Lạp nói chung và nền văn minh Đảo Melos nói riêng, đã được tạc ra vào năm nào. Các nhà khảo cổ đã ước lượng bức tượng được tạc trong thời khoản từ trên năm 400 đến 100 năm TCN, tức là có thể vào cùng thời hay sau khi Đảo Melos - một quốc gia đã có trên 700 năm độc lập tự do - bị diệt vong. Nhà điêu khắc tài ba đã tạc lên bức tượng này chắc còn nhớ những gì đã xảy ra tại đảo Milos vào mùa hè năm 420 TCN.
Có ai trong những du khách đó, khi xem bức tượng trên, khi nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà trẻ ngực trần mím môi mắt đăm đăm nhìn về một chốn thật xa xăm, sẽ rơi một giọt nước mắt cho những người đàn bà Đảo Melos đã bị xua vào con đường nô lệ để mải mải chỉ còn có thể nhớ về quê hương, một mùa đông 2541 năm về trước, chỉ vì các nhà lãnh đạo Đảo Melos đã tính sai một nước cờ? Hay, có ai, nếu là người Việt, khi xem bức tượng trên và nhớ đến đất nước Việt, sẽ không ngăn được nước mắt uất nghẹn tràn dâng, xót xa cho hàng vạn phụ nữ Việt Nam đã bị lường gạt và bán đứng vào con đường nô lệ tình dục ở nước ngoài chỉ vì các nhà lãnh đạo đất nước đã không đếm xỉa đến và cũng không đủ bản lãnh để bảo vệ họ?
Và có ai, khi suy nghĩ rộng hơn về số phận của Đảo Melos và số phận của Việt Nam vào giờ ngoại bang đang ngang nhiên đưa dàn khoan vào tìm dầu hỏa ngay trên biển của đất nước, đã thấy được người dân phải làm gì khi những người lãnh đạo đất nước vào lúc dầu sôi lửa bỏng này vẫn chỉ biết bám víu lấy quyền lực và của cải?
Vùng lên, vùng lên, dành lấy lại biển đảo núi sông gấm vóc, hởi nhân dân Việt Nam anh hùng!
May 21, 2014
_________________________________
Chú Thích
1. Thucydides. 431 TCN. “History of the Peloponnese War”.Tập 5, Chương 17 (Sixteenth Year of the War—The Melian Conference—Fate of Melos). Bản dịch của Richard Crawley tại thư viện mạng Gutenberg.org. Internet:http://www.gutenberg.org/files/7142/7142-h/7142-h.htm#link2HCH0017
2. The Wall Street Journal – Review and Outlook (Asia). 5/8/2014. “China Answers Obama. An 80-ship flotilla plants a Chinese oil rig in Vietnamese Waters.” Internet:http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052702304431104579549783890027084
3. Bradsher, Keith. 5/12/2014. “China and Vietnam at Impasse Over Rig in South China Sea”. Internet:http://www.nytimes.com/2014/05/13/world/asia/china-and-vietnam-at-impasse-over-drilling-rig-in-south-china-sea.html?_r=2
4. Guinto, Joel và Aquino, Norman P. 3/30/2014. “Philippines Sues China to Assert Claim Over Gas-Rich Waters”. Internet: http://www.bloomberg.com/news/2014-03-30/philippines-calls-china-threat-to-security-over-isles-squabble.html
5. Báo Điện Tử Chính Phủ Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 5/12/2014. “Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24”. Internethttp://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Toan-van-phat-bieu-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tai-Hoi-nghi-Cap-cao-ASEAN-lan-thu-24/199019.vgp
6. Association of Southeast Asean Nations – News. 5/14/2014. “Nay Pyi Taw Declaration on Realisation of the ASEAN Community by 2015” http://www.asean.org/news/asean-statement-communiques/item/nay-pyi-taw-declaration-on-realisation-of-the-asean-community-by-2015. Nguyên văn tiếng Anh của Điều 7: “To strengthen cooperation for the full and effective implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), in accordance with universally recognized principles of international law including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), especially calling on all parties to exercise self-restraint and non-use of force, as well as refrain from taking actions that would further escalate tension and to work towards an early conclusion of the Code of Conduct in the South China Sea (COC) as reflected in the ASEAN’s Six-Point Principles on the South China Sea.”
7. Page, Jeremy. 5/16/2014. “China Backs Protecting Oil Rig at Center of Territorial Dispute With Vietnam.” Internet:http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052702304908304579565113556719786?KEYWORDS=Vietnam+oil+rig&mg=reno64-wsj
8. Larano, Chris. 5/21/2014. “Vietnam Says Chinese Oil Rig Poses 'Serious Threat' to Security” Internet:http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052702303749904579575620238135200?KEYWORDS=Vietnam+oil+rig&mg=reno64-wsj
9. Dân Làm Báo. 7/5/2014. “Lời Kêu Gọi Biểu tình Yêu Nước của 20 Tổ Chức Dân Sự Việt Nam” Internet:http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/loi-keu-goi-bieu-tinh-yeu-nuoc-cua-20.html
10. Vu, Trong Khanh; Nguyen, Anh Thu and Hutzler, Charles. 5/18/2014. “Vietnam Moves to Quell New Anti-China Protests - Security Forces Overcome Renewed Protests as China Evacuates Thousands” The Wall Street Journal Online. Internet:http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052702304422704579569151698934282
11. Hà, Vũ Đông. 16/5/2014 “Biểu tình. Bình Dương. Trò chơi nội bộ đảng. Và hành động của chúng ta”. Internet: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/bieu-tinh-binh-duong-tro-choi-noi-bo.html#more
12. nguyentandung.org. 5/17/2014. “Không được tham gia vào cuộc biểu tình trái pháp luật ngày 18/5!”. Internet:http://nguyentandung.org/khong-duoc-tham-gia-vao-cuoc-bieu-tinh-trai-phap-luat-ngay-185.htm
13. nguyentandung.org. 5/17/2014. “Trung Quốc thò bàn tay nhám nhúa, kích động công nhân”?”. Internet:http://nguyentandung.org/trung-quoc-tho-ban-tay-nham-nhua-kich-dong-cong-nhan-bao-dong.html
Phụ Đính – Nguyên Tác “Đối Thoại ở Melos - Số Phận Của Melos”
HISTORY OF THE PELOPONNESIAN WAR
by Thucydides
CHAPTER XVII.
Sixteenth Year of the War - The Melian Conference - Fate of Melos
THE next summer Alcibiades sailed with twenty ships to Argos and seized the suspected persons still left of the Lacedaemonian faction to the number of three hundred, whom the Athenians forthwith lodged in the neighbouring islands of their empire. The Athenians also made an expedition against the isle of Melos with thirty ships of their own, six Chian, and two Lesbian vessels, sixteen hundred heavy infantry, three hundred archers, and twenty mounted archers from Athens, and about fifteen hundred heavy infantry from the allies and the islanders. The Melians are a colony of Lacedaemon that would not submit to the Athenians like the other islanders, and at first remained neutral and took no part in the struggle, but afterwards upon the Athenians using violence and plundering their territory, assumed an attitude of open hostility. Cleomedes, son of Lycomedes, and Tisias, son of Tisimachus, the generals, encamping in their territory with the above armament, before doing any harm to their land, sent envoys to negotiate. These the Melians did not bring before the people, but bade them state the object of their mission to the magistrates and the few; upon which the Athenian envoys spoke as follows:
Athenians. Since the negotiations are not to go on before the people, in order that we may not be able to speak straight on without interruption, and deceive the ears of the multitude by seductive arguments which would pass without refutation (for we know that this is the meaning of our being brought before the few), what if you who sit there were to pursue a method more cautious still? Make no set speech yourselves, but take us up at whatever you do not like, and settle that before going any farther. And first tell us if this proposition of ours suits you.
The Melian commissioners answered:
Melians. To the fairness of quietly instructing each other as you propose there is nothing to object; but your military preparations are too far advanced to agree with what you say, as we see you are come to be judges in your own cause, and that all we can reasonably expect from this negotiation is war, if we prove to have right on our side and refuse to submit, and in the contrary case, slavery.
Athenians. If you have met to reason about presentiments of the future, or for anything else than to consult for the safety of your state upon the facts that you see before you, we will give over; otherwise we will go on.
Melians. It is natural and excusable for men in our position to turn more ways than one both in thought and utterance. However, the question in this conference is, as you say, the safety of our country; and the discussion, if you please, can proceed in the way which you propose.
Athenians. For ourselves, we shall not trouble you with specious pretences- either of how we have a right to our empire because we overthrew the Mede, or are now attacking you because of wrong that you have done us- and make a long speech which would not be believed; and in return we hope that you, instead of thinking to influence us by saying that you did not join the Lacedaemonians, although their colonists, or that you have done us no wrong, will aim at what is feasible, holding in view the real sentiments of us both; since you know as well as we do that right, as the world goes, is only in question between equals in power, while the strong do what they canand the weak suffer what they must.
Melians. As we think, at any rate, it is expedient- we speak as we are obliged, since you enjoin us to let right alone and talk only of interest- that you should not destroy what is our common protection, the privilege of being allowed in danger to invoke what is fair and right, and even to profit by arguments not strictly valid if they can be got to pass current. And you are as much interested in this as any, as your fall would be a signal for the heaviest vengeance and an example for the world to meditate upon.
Athenians. The end of our empire, if end it should, does not frighten us: a rival empire like Lacedaemon, even if Lacedaemon was our real antagonist, is not so terrible to the vanquished as subjects who by themselves attack and overpower their rulers. This, however, is a risk that we are content to take. We will now proceed to show you that we are come here in the interest of our empire, and that we shall say what we are now going to say, for the preservation of your country; as we would fain exercise that empire over you withouttrouble, and see you preserved for the good of us both.
Melians. And how, pray, could it turn out as good for us to serve as for you to rule?
Athenians. Because you would have the advantage of submitting before suffering the worst, and we should gain by not destroying you.
Melians. So that you would not consent to our being neutral, friends instead of enemies, but allies of neither side.
Athenians. No; for your hostility cannot so much hurt us as your friendship will be an argument to our subjects of our weakness, and your enmity of our power.
Melians. Is that your subjects' idea of equity, to put those who have nothing to do with you in the same category with peoples that are most of them your own colonists, and some conquered rebels?
Athenians. As far as right goes they think one has as much of it as the other, and that if any maintain their independence it is because they are strong, and that if we do not molest them it is because we are afraid; so that besides extending our empire we should gain in security by your subjection; the fact that you are islanders and weaker than others rendering it all the more important that you should not succeed in baffling the masters of the sea.
Melians. But do you consider that there is no security in the policy which we indicate? For here again if you debar us from talking about justice and invite us to obey your interest, we also must explain ours, and try to persuade you, if the two happen to coincide. How can you avoid making enemies of all existing neutrals who shall look at case from it that one day or another you will attack them? And what is this but to make greater the enemies that you have already, and to force others to become so who would otherwise have never thought of it?
Athenians. Why, the fact is that continentals generally give us but little alarm; the liberty which they enjoy will long prevent their taking precautions against us; it is rather islanders like yourselves, outside our empire, and subjects smarting under the yoke, who would be the most likely to take a rash step and lead themselves and us into obvious danger.
Melians. Well then, if you risk so much to retain your empire, and your subjects to get rid of it, it were surely great baseness and cowardice in us who are still free not to try everything that can be tried, before submitting to your yoke.
Athenians. Not if you are well advised, the contest not being an equal one, with honour as the prize and shame as the penalty, but a question of self-preservation and of not resisting those who are far stronger than you are.
Melians. But we know that the fortune of war is sometimes more impartial than the disproportion of numbers might lead one to suppose; to submit is to give ourselves over to despair, while action still preserves for us a hope that we may stand erect.
Athenians. Hope, danger's comforter, may be indulged in by those who have abundant resources, if not without loss at all events without ruin; but its nature is to be extravagant, and those who go so far as to put their all upon the venture see it in its true colours only when they are ruined; but so long as the discovery would enable them to guard against it, it is never found wanting. Let not this be the case with you, who are weak and hang on a single turn of the scale; nor be like the vulgar, who, abandoning such security as human means may still afford, when visible hopes fail them in extremity, turn to invisible, to prophecies and oracles, and other such inventions thatdelude men with hopes to their destruction.
Melians. You may be sure that we are as well aware as you of the difficulty of contending against your power and fortune, unless the terms be equal. But we trust that the gods may grant us fortune as good as yours, since we are just men fighting against unjust, and that what we want in power will be made up by the alliance of the Lacedaemonians, who are bound, if only for very shame, to come to the aid of their kindred. Our confidence, therefore, after all is not so utterly irrational.
Athenians. When you speak of the favour of the gods, we may as fairly hope for that as yourselves; neither our pretensions nor our conduct being in any way contrary to what men believe of the gods, or practise among themselves. Of the gods we believe, and of men we know, that by a necessary law of their nature they rule wherever they can. And it is not as if we were the first to make this law, or to act upon it when made: we found it existing before us, and shall leave it to exist for ever after us; all we do is to make use of it, knowing that you and everybody else, having the same power as we have, would do the same as we do. Thus, as far as the gods are concerned, we have no fear and no reason to fear that we shall be at a disadvantage. But when we come to your notion about the Lacedaemonians, which leads you to believe that shame will make them help you, here we bless your simplicity but do not envy your folly. The Lacedaemonians, when their own interests or their country's laws are in question, are the worthiest men alive; of their conduct towards others much might be said, but no clearer idea of it could be given than by shortly saying that of all the men we know they are most conspicuous in considering what is agreeable honourable, and what is expedient just. Such a way of thinking does not promise much for the safety which you now unreasonably count upon.
Melians. But it is for this very reason that we now trust to their respect for expediency to prevent them from betraying the Melians, their colonists, and thereby losing the confidence of their friends in Hellas and helping their enemies.
Athenians. Then you do not adopt the view that expediency goes with security, while justice and honour cannot be followed without danger; and danger the Lacedaemonians generally court as little as possible.
Melians. But we believe that they would be more likely to face even danger for our sake, and with more confidence than for others, as our nearness to Peloponnese makes it easier for them to act, and our common blood ensures our fidelity.
Athenians. Yes, but what an intending ally trusts to is not the goodwill of those who ask his aid, but a decided superiority of power for action; and the Lacedaemonians look to this even more than others. At least, such is their distrust of their home resources that it is only with numerous allies that they attack a neighbour; now is it likely that while we are masters of the sea they will cross over to an island?
Melians. But they would have others to send. The Cretan Sea is a wide one, and it is more difficult for those who command it to intercept others, than for those who wish to elude them to do so safely. And should the Lacedaemonians miscarry in this, they would fall upon your land, and upon those left of your allies whom Brasidas did not reach; and instead of places which are not yours, you will have to fight for your own country and your own confederacy.
Athenians. Some diversion of the kind you speak of you may one day experience, only to learn, as others have done, that the Athenians never once yet withdrew from a siege for fear of any. But we are struck by the fact that, after saying you would consult for the safety of your country, in all this discussion you have mentioned nothing which men might trust in and think to be saved by. Your strongest arguments depend upon hope and the future, and your actual resources are too scanty, as compared with those arrayed against you, for you to come out victorious. You will therefore show great blindness of judgment, unless, after allowing us to retire, you can find some counsel more prudent than this. You will surely not be caught by that idea of disgrace, which in dangers that are disgraceful, and at the same time too plain to be mistaken, proves so fatal to mankind; since in too many cases the very men that have their eyes perfectly open to what they are rushing into, let the thing called disgrace, by the mere influence of a seductive name, lead them on to a point at which they become so enslaved by the phrase as in fact to fall wilfully into hopeless disaster, and incur disgrace more disgraceful as the companion of error, than when it comes as the result of misfortune. This, if you are well advised, you will guard against; and you will not think it dishonourable to submit to the greatest city in Hellas, when it makes you the moderate offer of becoming its tributary ally, without ceasing to enjoy the country that belongs to you; nor when you have the choice given you between war and security, will you be so blinded as to choose the worse. And it is certain that those who do not yield to their equals, who keep terms with their superiors, and are moderate towards their inferiors, on the whole succeed best. Think over the matter, therefore, after our withdrawal, and reflect once and again that it is for your country that you are consulting, that you have not more than one, and that upon this one deliberation depends its prosperity or ruin.
The Athenians now withdrew from the conference; and the Melians, left to themselves, came to a decision corresponding with what they had maintained in the discussion, and answered: "Our resolution, Athenians, is the same as it was at first. We will not in a moment deprive of freedom a city that has been inhabited these seven hundred years; but we put our trust in the fortune by which the gods have preserved it until now, and in the help of men, that is, of the Lacedaemonians; and so we will try and save ourselves. Meanwhile we invite you to allow us to be friends to you and foes to neither party, and to retire from our country after making such a treaty as shall seem fit to us both."
Such was the answer of the Melians. The Athenians now departing from the conference said: "Well, you alone, as it seems to us, judging from these resolutions, regard what is future as more certain than what is before your eyes, and what is out of sight, in your eagerness, as already coming to pass; and as you have staked most on, and trusted most in, the Lacedaemonians, your fortune, and your hopes, so will you be most completely deceived."
The Athenian envoys now returned to the army; and the Melians showing no signs of yielding, the generals at once betook themselves to hostilities, and drew a line of circumvallation round the Melians, dividing the work among the different states. Subsequently the Athenians returned with most of their army, leaving behind them a certain number of their own citizens and of the allies to keep guard by land and sea. The force thus left stayed on and besieged the place. About the same time the Argives invaded the territory of Phlius and lost eighty men cut off in an ambush by the Phliasians and Argive exiles. Meanwhile the Athenians at Pylos took so much plunder from the Lacedaemonians that the latter, although they still refrained from breaking off the treaty and going to war with Athens, yet proclaimed that any of their people that chose might plunder the Athenians. The Corinthians also commenced hostilities with the Athenians for private quarrels of their own; but the rest of the Peloponnesians stayed quiet. Meanwhile the Melians attacked by night and took the part of the Athenian lines over against the market, and killed some of the men, and brought in corn and all else that they could find useful to them, and so returned and kept quiet, while the Athenians took measures to keep better guard in future.
Summer was now over. The next winter the Lacedaemonians intended to invade the Argive territory, but arriving at the frontier found the sacrifices for crossing unfavourable, and went back again. This intention of theirs gave the Argives suspicions of certain of their fellow citizens, some of whom they arrested; others, however, escaped them. About the same time the Melians again took another part of the Athenian lines which were but feebly garrisoned. Reinforcements afterwards arriving from Athens in consequence, under the command of Philocrates, son of Demeas, the siege was now pressed vigorously; and some treachery taking place inside, the Melians surrendered at discretion to the Athenians, who put to death all the grown men whom they took, and sold the women and children for slaves, and subsequently sent out five hundred colonists and inhabited the place themselves.
No comments:
Post a Comment