Mục lục nỗi đau dan tôi

Sunday, March 30, 2014

Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử


Cập nhật: 14:56 GMT - chủ nhật, 30 tháng 3, 2014
Kinh thành Huế
Quan chế trong truyền thống có nhiều điều đáng học hỏi, theo một nhà nghiên cứu.
Tìm kiếm, tuyển chọn, bồi dưỡng đúng được người có tài, đức để ra làm quan phò dân, giúp nước, luôn là một ưu tiên trong lịch sử truyền thống Việt Nam, theo nhà nghiên cứu văn hóa từ Việt Nam.

Tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực 'con ông cháu cha' gây lũng đoạn hệ thống nhà nước, giúp tư lợi cá nhân, trên thực tế đã luôn được nhiều triều đại trong quá khứ của Việt Nam tìm cách hạn chế, như ở thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Hôm 30/3/2014, nhà nghiên cứu điểm lại một số quan chế trong quá khứ từ hình thức 'tập ấm', 'hội trị' cho tới 'hậu bổ' sau này ở cuối thời Nguyễn, để chỉ ra những gì mà theo ông Việt Nam hiện nay có thể tham khảo.
Theo ông Xuân, không phải cứ được một xuất xứ thuận lợi nào đó về mặt quan quyền từ gia đình, dòng họ, mà một người nào đó theo dạng vẫn được gọi là 'con ông cháu cha' có thể dễ dàng ra làm quan khi thiếu các phẩm chất được yêu cầu, kỳ vọng.
Ông Xuân nói: “Không phải có chuyện do tập ấm mà các con ông quan lớn ra làm quan, cái đó trong Triều Nguyễn không có, không có cái đó.
“Còn trường hợp con mà giỏi, thi cử đậu, đạt, thì họ ra làm quan thì chuyện đó bình thường, không phải vì do tập ấm mà họ ra làm quan. Còn mấy ông phò mã, con của Vua cũng không có ra làm quan, phần lớn họ được lương hưởng, không có ra làm quan,
So sánh với chế độ tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quan chức cao cấp lớp kế cận ngày nay, nhà nghiên cứu nói:
“Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệm mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau.”

'Phải đi chỗ khác'

Theo nhà nghiên cứu, riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.
Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh không được đứng đầu tỉnh của anh, ở huyện của anh, mà anh phải đi chỗ khác.
“Thứ hai là anh tới chỗ đó anh làm mà có một người bà con nội ngoại của anh rồi, thì nếu người đó không quan trọng thì đổi người đó đi và anh được làm quan.
"Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệm mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau"
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
“Còn nếu người đó quan trọng không thay đổi được thì anh phải đi chỗ khác, chứ anh không được về địa phương đó.
Nhà nghiên cứu còn cho hay có những quy định mà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông nói: “Đó là những cấm kỵ, hay là họ ngoại, họ ngoại của Vua, con cháu họ hàng của mấy bà vợ, không được ra làm quan, không được làm quan.
“Và cái đó ghi rất rõ ở trên Văn Thánh, là một cái bia ghi rõ là họ ngoại không được làm quan.
“Thí dụ con cháu bà Từ Dũ giỏi cỡ mấy, không ai được làm quan, cho tiền rồi về nhà ở nhà thôi, chứ không ra làm quan.
“Tập ấm là lương và vinh dự thôi, chứ không hoàn toàn tập ấp là ra làm quan.”

'Đổi trác quyền lực'

Theo nhà nghiên cứu, Triều Nguyễn cũng đã có những quy định nghiêm nhằm răn đe, nghiêm cấm việc quan lại đổi trác quyền lực với nhau, chẳng hạn như người này nhờ người khác giúp đỡ, bao bọc quyền lực, tạo điều kiện biệt đãi cho con cháu mình được làm quan ở nơi người quen của mình.
Và ngược lại, để đổi lại, quan chức nhờ vả đó sẽ bao bọc, biệt đãi con cái của quan chức khác để con cháu hai bên cùng được làm quan lại ở các vị trí, vị thế cao trọng, với điều kiện thuận lợi, dễ dàng.
Ông Xuân nói:
“Cái đó Triều Đình không biết thì thôi, chứ Triều Đình biết là chết, nói chung là rất sòng phẳng, không có cái chuyện đổi trác lẫn nhau, không có cái đó, hồi xưa không có cái đó.
“Nhưng vào cuối Triều Nguyễn, không còn có (mạnh) nữa, thì cũng có thể xảy ra một vài trường hợp họ hàng, chứ không có nhiều đâu.
“Triều Đình biết là coi như kỷ luật ngay lập tức, đuổi anh về liền, là cách chức anh liền lập tức chứ không có chuyện gia đình trị, hay họ hàng, con ông cháu cha như bây giờ là không có, hoàn toàn không có.”

'Phễu lọc khoa cử'

Theo nhà nghiên cứu, chế độ khoa cử ngặt nghèo cũng giúp bảo đảm người chân tài, thực học, có đạo đức và các phẩm chất theo yêu cầu có thể được tuyển vào bồi dưỡng, học tập để sau ra làm quan, trong khi những ai dù là 'con ông, cháu cha' nhưng không có tài, đức, cũng có thể bị gạt ra ngoài.
Năm 1911, trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở hệ thống trường đào tạo giới chức hành chính ở Việt Nam, về Trường hậu bổ, ông Nguyễn Đắc Xuân bình luận:
"Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm. Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả"
Nguyễn Đắc Xuân
“Trường hậu bổ là anh đã học hành rồi, anh đã đỗ đạt rồi, nhưng anh không trực tiếp ra làm quan được, mà anh phải học. Anh học hành chánh, anh học đạo đức, anh học về nguyên tắc làm quan...
“Rồi sau anh đi ra làm quan, anh không phải từ Hậu Bổ ra đi làm quan liền đâu, mà anh phải về thực tập ở những nơi mà người ta sẽ cử anh tới. Cho nên anh phải thực tập mấy năm đó, một thời gian ngắn hay dài rồi anh mới được bổ, anh mới được chính thức ra làm quan, chứ không được ra làm quan.
Về việc tiến cử quan lại, theo nhà nghiên cứu, có những quy định mà tới nhà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông Xuân nói: “Theo tôi cho đến thời gian độc lập của Triều Nguyễn, có hai loại là ông Vua cũng không có quyền cử người, mà nó phải qua khoa cử. Anh thi đỗ rồi, anh ra, người ta chọn anh, rồi anh mới ra làm quan.
“Cái thứ hai những người tài ở các địa phương, rồi địa phương đó đưa từ xã lên huyện, rồi lên tỉnh, rồi Triều đình mới biết giỏi, thì kêu vào thử lại.”

'Phải chịu trách nhiệm'

Triều đình phong kiến cũng có quy định nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng của việc tiến cử quan lại, mà theo ông Xuân, trong trường hợp người nào tiến cử quan lại sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ông Xuân nói: "Anh làm quan, anh giới thiệu một người ra làm quan, sau đó người đó tỏ ra là quan lại không tốt, thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm.
“Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm.
“Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả.
“Cũng như bây giờ một ông Ủy viên Trung ương giới thiệu một ông Trung ương, ông Trung ương sau tham nhũng này kia, mà người giới thiệu ông lên Trung ương không có trách nhiệm.
“Hoàn toàn bây giờ người ta không có hiểu những cái hay của Triều Nguyễn ngày xưa, hiện nay không có thực hiện bất cứ một thứ gì cả.
“Mà bởi vậy Triều Nguyễn khó khăn vô cùng, nó nghèo nàn, nó bị Trung Quốc, nó bị các nước, đặc biệt là Pháp áp lực, mà vẫn giữ cho được 143 năm là vì nó nhờ luật lệ rất nghiêm, mà nghiêm nhất là trong vấn đề dùng người.”

'Luân chuyển ngày nay'

Gần đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đợt một luân chuyển cán bộ cao cấp, kế cận, với 44 quan chức thế hệ trẻ được cử về các địa phương, ban ngành khác nhau ở nhiều tỉnh ngành tham gia lãnh đạo.
Trong số này, khoảng 50% được giới thiệu là nằm trong diện sẽ trở thành các Ủy viên Trung ương Đảng và nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền từ Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến tổ chức trong năm năm 2016.
"Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác. Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế"
Nguyễn Đắc Xuân
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Đắc Xuân nói: “Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác.
“Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế. Toàn bộ Triều Nguyễn không có một người tôn thất nào ở tại Thừa Thiên Huế, đứng đầu Thừa Thiên Huế hết.
“Cho nên chuyện này là một ‎ý kiến, một chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cái đó tôi chưa hiểu hiệu quả sẽ như thế nào. Tôi chưa biết là nó hay, hay nó dở, nên tôi chưa dám nói, nhưng mà triều Nguyễn thì họ cấm việc đó."

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

No comments:

Post a Comment