Thân nhân của các hành khách Trung Quốc trên máy bay Malaysia bị mất tích la hét phản đối trong cuộc tuần hành về phía Đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, ngày 25/3/2014.
Thời tiết xấu đã buộc Australia phải tạm ngưng những hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mà giới hữu trách nói đã rơi ở vùng biển phía nam của Ấn Độ dương. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết dựa theo các bài tường thuật của thông tín viên đài VOA gởi về từ Australia, Malaysia và Trung Quốc.
Cơ quan An toàn Hàng hải Australia hôm nay cho biết sóng to, gió lớn và mây mù đã khiến cho máy bay và tàu bè không thể tiếp tục những hoạt động tìm kiếm trong khu vực cách thành phố Perth khoảng 2.500 kilomét về hướng tây.
Họ nói rằng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay với 239 người, gồm hành khách và phi hành đoàn, sẽ tạm ngưng trong 24 giờ đồng hồ và sẽ được thực hiện lại vào ngày mai, nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Trước đó vào tối thứ hai, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng một cuộc phân tích mới về các dữ liệu vệ tinh cho thấy chuyến bay “đã kết thúc” trong vùng biển khơi, cách xa đất liền.
Tại cuộc họp báo hôm nay ở Kuala Lumpur, các giới chức Malaysia không cung cấp thêm chi tiết nào khác. Điều này gây thêm bất bình cho những người có người thân trên máy bay. Một số người đã biểu tình phản đối ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Tổng Giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya thừa nhận “chúng tôi không biết thảm kịch này tại sao lại xảy ra và đã xảy ra như thế nào”. Nhưng ông nói thêm rằng không có bằng chứng nào cho thấy có người sống sót.
"Có một điều rất rõ ràng là chiếc máy bay đã kết thúc chuyến bay ở giữa vùng biển phía nam của Ấn Độ dương. Chúng tôi chỉ dựa theo những bằng chứng đã được trình bày cho chúng tôi. Điều mà chúng tôi đã làm trong ngày hôm qua là chia sẻ điều đó với thân nhân của những người trên máy bay càng sớm càng tốt."
Giới hữu trách Malaysia không cho biết vị trí chính xác của nơi máy bay bị nghi đã rơi xuống; và xác máy bay vẫn chưa tìm ra, mặc dù có các hình ảnh từ vệ tinh và máy bay trinh sát đã trông thấy những mảnh vỡ có thể là mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston hôm nay nói rằng kết quả phân tích của Malaysia là “thông tin tốt nhất mà chúng tôi có được vào thời điểm này.” Nhưng ông lưu ý rằng chuyến bay mất tích vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn và “tất cả mọi thứ hầu như đều là suy đoán” cho tới khi nào các mảnh vỡ được thu hồi và xác định.
"Đây là một công việc hết sức khó khăn và tôi xin thưa với quí vị là những gì mà chúng tôi đang huy động - như quí vị có thể nhìn thấy ở phía sau tôi đây, và tất cả những máy bay mà tôi vừa nêu tên, là một trong những nỗ lực to lớn nhất trong lãnh vực trinh sát biển và những hoạt động tìm kiếm cứu nạn hỗn hợp giữa Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và nhiều nước khác."
Tại Bắc Kinh, khoảng 100 thân nhân của những người mất tích đã tụ tập bên ngoài tòa Đại sứ Malaysia để đòi được biết “sự thật.” Một số người tố cáo các giới chức Malaysia là “những kẻ nói láo” và “những kẻ sát nhân.”
Hơn 200 nhân viên cảnh sát đã phong tỏa con đường trước sứ quán, không cho các nhà báo đến khu vực này và ngăn không cho họ quan sát cảnh tượng của cuộc biểu tình hiếm khi diễn ra.
Một số người biểu tình đã xô xát với cảnh sát trong một thời gian ngắn sau khi bị ngăn không cho tiếp xúc với các nhà báo.
Hai phần ba hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc. Chính phủ ở Bắc Kinh đã tố cáo Malaysia không cung cấp đủ thông tin về cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Kết luận chiếc máy bay bị rơi được dựa trên một cuộc phân tích những tính hiệu tự động mà máy bay này đã gởi tới một chiếc vệ tinh của công ty Inmarsat của Anh.
Những tín hiệu này đã tiếp tục được phát đi nhiều tiếng đồng hồ sau khi những hệ thống liên lạc khác trên máy bay bị ngưng một cách bí ẩn. Các nhà điều tra đã dựa vào những tín hiệu đó để biết được một cách khái quát hướng bay của phi cơ Boeing này. Tuy nhiên, kết luận sau cùng về những gì đã xảy ra cho chuyến bay MH 370 có lẽ sẽ phải đợi cho tới khi tìm được máy thu dữ liệu phi hành, thường được gọi là chiếc hộp đen.
Hải quân Mỹ hôm thứ hai cho biết họ đang đưa tới khu vực này một máy dò tìm hộp đen để trợ giúp cho cuộc tìm kiếm. Họ nói rằng máy này có thể tìm ra hộp đen nằm dưới đáy biển sâu 6.100 mét.
Máy bay Malaysia mất tích hôm 8 tháng 3 trong chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Các nhà điều tra chưa loại bỏ khả năng nào trong các nguyên do có thể làm cho máy bay lâm nạn, kể cả những khả năng như máy móc bị hư nặng, bị phi công phá hoại hoặc bị khủng bố.
Cơ quan An toàn Hàng hải Australia hôm nay cho biết sóng to, gió lớn và mây mù đã khiến cho máy bay và tàu bè không thể tiếp tục những hoạt động tìm kiếm trong khu vực cách thành phố Perth khoảng 2.500 kilomét về hướng tây.
Họ nói rằng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay với 239 người, gồm hành khách và phi hành đoàn, sẽ tạm ngưng trong 24 giờ đồng hồ và sẽ được thực hiện lại vào ngày mai, nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Trước đó vào tối thứ hai, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng một cuộc phân tích mới về các dữ liệu vệ tinh cho thấy chuyến bay “đã kết thúc” trong vùng biển khơi, cách xa đất liền.
Tại cuộc họp báo hôm nay ở Kuala Lumpur, các giới chức Malaysia không cung cấp thêm chi tiết nào khác. Điều này gây thêm bất bình cho những người có người thân trên máy bay. Một số người đã biểu tình phản đối ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Tổng Giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya thừa nhận “chúng tôi không biết thảm kịch này tại sao lại xảy ra và đã xảy ra như thế nào”. Nhưng ông nói thêm rằng không có bằng chứng nào cho thấy có người sống sót.
"Có một điều rất rõ ràng là chiếc máy bay đã kết thúc chuyến bay ở giữa vùng biển phía nam của Ấn Độ dương. Chúng tôi chỉ dựa theo những bằng chứng đã được trình bày cho chúng tôi. Điều mà chúng tôi đã làm trong ngày hôm qua là chia sẻ điều đó với thân nhân của những người trên máy bay càng sớm càng tốt."
Giới hữu trách Malaysia không cho biết vị trí chính xác của nơi máy bay bị nghi đã rơi xuống; và xác máy bay vẫn chưa tìm ra, mặc dù có các hình ảnh từ vệ tinh và máy bay trinh sát đã trông thấy những mảnh vỡ có thể là mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston hôm nay nói rằng kết quả phân tích của Malaysia là “thông tin tốt nhất mà chúng tôi có được vào thời điểm này.” Nhưng ông lưu ý rằng chuyến bay mất tích vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn và “tất cả mọi thứ hầu như đều là suy đoán” cho tới khi nào các mảnh vỡ được thu hồi và xác định.
"Đây là một công việc hết sức khó khăn và tôi xin thưa với quí vị là những gì mà chúng tôi đang huy động - như quí vị có thể nhìn thấy ở phía sau tôi đây, và tất cả những máy bay mà tôi vừa nêu tên, là một trong những nỗ lực to lớn nhất trong lãnh vực trinh sát biển và những hoạt động tìm kiếm cứu nạn hỗn hợp giữa Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và nhiều nước khác."
Tại Bắc Kinh, khoảng 100 thân nhân của những người mất tích đã tụ tập bên ngoài tòa Đại sứ Malaysia để đòi được biết “sự thật.” Một số người tố cáo các giới chức Malaysia là “những kẻ nói láo” và “những kẻ sát nhân.”
Hơn 200 nhân viên cảnh sát đã phong tỏa con đường trước sứ quán, không cho các nhà báo đến khu vực này và ngăn không cho họ quan sát cảnh tượng của cuộc biểu tình hiếm khi diễn ra.
Một số người biểu tình đã xô xát với cảnh sát trong một thời gian ngắn sau khi bị ngăn không cho tiếp xúc với các nhà báo.
Hai phần ba hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc. Chính phủ ở Bắc Kinh đã tố cáo Malaysia không cung cấp đủ thông tin về cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Kết luận chiếc máy bay bị rơi được dựa trên một cuộc phân tích những tính hiệu tự động mà máy bay này đã gởi tới một chiếc vệ tinh của công ty Inmarsat của Anh.
Những tín hiệu này đã tiếp tục được phát đi nhiều tiếng đồng hồ sau khi những hệ thống liên lạc khác trên máy bay bị ngưng một cách bí ẩn. Các nhà điều tra đã dựa vào những tín hiệu đó để biết được một cách khái quát hướng bay của phi cơ Boeing này. Tuy nhiên, kết luận sau cùng về những gì đã xảy ra cho chuyến bay MH 370 có lẽ sẽ phải đợi cho tới khi tìm được máy thu dữ liệu phi hành, thường được gọi là chiếc hộp đen.
Hải quân Mỹ hôm thứ hai cho biết họ đang đưa tới khu vực này một máy dò tìm hộp đen để trợ giúp cho cuộc tìm kiếm. Họ nói rằng máy này có thể tìm ra hộp đen nằm dưới đáy biển sâu 6.100 mét.
Máy bay Malaysia mất tích hôm 8 tháng 3 trong chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Các nhà điều tra chưa loại bỏ khả năng nào trong các nguyên do có thể làm cho máy bay lâm nạn, kể cả những khả năng như máy móc bị hư nặng, bị phi công phá hoại hoặc bị khủng bố.
No comments:
Post a Comment