Mục lục nỗi đau dan tôi

Monday, January 27, 2014

Cảnh sát Campuchia đàn áp biểu tình dã man


Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2014-01-27
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
P-1-305.jpg
Anh Soc Ny bị đánh trọng thương tại nơi đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Phnom Penh sáng 27/01/2014.
Photo by Quốc Viêt

Cảnh sát chống bạo động Campuchia sáng ngày 27/1 đã bắn hơi cay, bom khói và dùng dùi cui trấn áp người ủng hộ Hiệp hội Dân chủ Campuchia tổ chức biểu tình yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia cho phép mở rộng trạm chuyển tiếp Đài phát thanh và thành lập Đài truyền hình.
Ít nhất 8 người biểu tình bị thương trong vụ đụng độ với cảnh sát chống bạo động khi khoảng 500 người biểu tình, gồm cả các nhà sư tập hợp ở phía trước trụ sở của Bộ Thông tin tại thủ đô Phnom Penh.
Hàng trăm lực lượng an ninh, cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và bom khói để giải tán người biểu tình. Phần khác sử dụng dùi cui, gậy đánh đập những người tham gia biểu tình với ông Mam Sonando, Giám đốc Đài phát thanh Tổ Ong, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ đến tụ tập trước trụ sở của Bộ Thông tin bất chấp lệnh cấm của chính quyền Phnom Penh.

Phóng viên của RFA có mặt tại chỗ thấy Cảnh sát không khoan nhượng bằng cách sử dụng dùi cui đánh vào đầu, đập vào mặt, bắn bom khói thẳng vào người tham gia biểu tình. Trong khi đó, các nhân viên an ninh của Quận Daun Penh cũng tấn công lẫn người đi đường và đập phá xe cổ đậu ở gần khu vực có bạo lực. Trong số 8 người bị thương, có 3 người nghiêm trọng.
Đây là một hành động dã man. Tôi đang chở khách trên đường, tôi không có vũ khí, không tham gia biểu tình. Xã hội Campuchia thật bất công…
- Ông Soc Ny
Ông Soc Ny, người dân tỉnh Kampong Cham bị nhân viên an ninh đánh trọng thương lúc cảnh sát nổ súng nói: “Đây là một hành động dã man. Tôi đang chở khách trên đường, tôi không có vũ khí, không tham gia biểu tình. Xã hội Campuchia thật bất công… ”
Ông Mam Sonando là một người hoạt động cho dân chủ, tự do, nhân quyền, được nhiều dân xứ chùa Tháp mến mộ. Ông điều hành một Đài phát thanh độc lập để truyền đi những tiếng nói đối lập với chính phủ. Ngoài chương trình tự ông biên soạn, Đài này còn tiếp vận các chương trình của Đài phát thanh quốc tế khác nói bằng tiếng Khmer như Đài RFA, VOA và Đài RFI.
Ông Mam Sonando, người đứng đầu đoàn biểu tình phát biểu với báo giới tại chỗ biểu tình: “Việc đến tụ tập hôm nay là nguyện vọng của tất cả mọi người dân thường nghe Đài và ủng hộ Đài Tổ Ong. Tôi làm đơn xin phép biểu tình nhưng chính phủ từ chối. Tôi đến đây để yêu cầu mở rộng trạm chuyển tiếp Đài phát thanh và thành lập Đài truyền hình một cách ôn hòa. Còn các hành động đàn áp thì trách nhiệm không thuộc vào tôi.”
Trong khi đó, người phát ngôn Quân cảnh Campuchia là ông Kheng Tito giải thích với RFA rằng nguyên nhân dẫn đến trấp áp do nhóm biểu tình vi phạm lệnh cấm biểu tình, chặn đường gây mất trật tự. Theo ông, cảnh sát không thể để người biểu tình gây ra tình trạng hỗn loạn trong xã hội.
Ông Kheng Tito cho biết thêm: “Trong tình trạng hỗn loạn như vậy, tôi không biết phía nào phải đứng ra gánh chịu trách nhiệm vì giải tán là có người bị thương. Người dân có quyền biểu tình nhưng phải tôn trọng lệnh cấm.”
Hôm Chủ nhật 26/1, khoảng 200 công nhân dệt may, các lãnh đạo công đoàn và nhiều nhà sư biểu tình tại Công viên Tự do ở thủ đô Phnom Penh đòi tăng lương tối thiểu cho công nhân may lên $160 một tháng và trả tự do cho 23 người bị bắt hồi ngày 2-3/1 nhưng bị cảnh sát đàn áp làm 10 người bị thương và bắt giữ 2 người.
Kể từ đầu tháng Giêng, sau đợt biểu tình của công nhân may mặc trong đó làm 5 người thiệt mạng, 37 người bị thương và 23 người bị bắt, Bộ Nội vụ Campuchia đã ra lệnh cấm biểu tình và tụ tập với lý do tình hình chính trị chưa ổn định.
Bộ này sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý đối với những người biểu tình vi phạm lệnh cấm của chính phủ. Nhưng gần 200 tổ chức dân sự cho rằng chính phủ đã và đang bịt miệng các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và đàn áp ngày càng nghiêm trọng tự do ngôn luận.

No comments:

Post a Comment