Mục lục nỗi đau dan tôi

Tuesday, December 3, 2013

Dân chúng khổ sở vì lũ thủy điện


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-12-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9202223-305.jpg
Người dân di chuyển đồ đạc do lũ tràn về tại Qui Nhơn, Bình Định hôm 16/11/2013.
AFP photo
Tình trạng các nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ dẫn đến thiệt hại nhân mạng và tài sản lớn của người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão vừa qua khiến dư luận hết sức bất bình.

Lũ thủy điện, hiện tượng mới

Cơn bão Hải Yến sau khi mất hết sức mạnh của nó tại Philippines đã chạy dọc bờ biển miền Trung Việt Nam gây ra mưa to như thường lệ hàng năm ở vùng này. Những trận mưa hàng năm ấy trong khoảng mười năm trở lại đây mang tính chất tàn phá hơn khi rừng đầu nguồn ở vùng đất này bị tàn phá nhiều. Và gần hơn nữa, sự dữ dội của các cơn lũ được nhân lên bởi hàng hoạt các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn xả nước giữa lúc mưa to. Vì vậy cho nên trong cơn thoi thóp của mình Hải Yến cũng đã gây nên tai ương vào trung tuần tháng 11 vừa qua khi 15 nhà máy thủy điện ở miền Trung đồng loạt xả lũ.

Theo tin của truyền thông trong nước, hơn 40 người bị thiệt mạng do nước lũ về quá nhanh. Nhiều tài sản bị cuốn trôi ra biển Đông. Người dân miền Trung đã nghèo lại còn nghèo hơn.
Tại huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 1000 hộ nông dân chuyên trồng hoa cho dịp Tết nguyên đán đã trắng tay vì cơn lũ thủy điện vừa qua. Một người dân tại Tư Nghĩa cho chúng tôi biết:
“Khu của tôi làm hoa, thiệt hại rất là nhiều. Cơn lũ như thế này lớn rất là nhanh, người ta không kịp trở tay. Với cái lượng mưa như thế, dưới đây đâu có mưa nhiều lắm đâu, có thể là mưa nhiều trên nguồn, nhưng mà những người sống lâu ở đó nói là họ chưa bao giờ thấy trong lịch sử lũ lớn như vậy, kể cả so với hồi năm Thìn 1964. Những người già, người ta không hiểu nhưng người ta nói rằng nó rất là kỳ lạ vì nó lớn rất là nhanh, chỉ có hai tiếng đồng hồ mà lên cả thước nước.”
Chuyện lũ lụt mưa bão ở miền Trung thì mọi người dân Việt Nam đều biết qua cá bài học địa lý, chuyện phá rừng gây nên lũ lớn thì những người Việt nam nào quan tâm đến xã hội chính trị tại Việt Nam cũng biết, nhưng chết do bị thủy điện cuốn trôi thì quả là mới gần đây, và người dân thấy rằng nó kỳ lại cũng là điều dễ hiểu. Một người dân Quảng Nam sống tại huyện Đại Lộc, là nơi cũng ngập nặng do lũ thủy điện vừa rồi, cho biết:
Từ năm 99 đến giờ thì lụt này lớn nhất. Đặc điểm của lụt này là nó lớn rất nhanh. Dân miền Trung mình thì năm nào cũng bị bão lũ nên nó trở thành bình thường rồi. Tuy nhiên những năm gần đây thì lại có đặc điểm là những đập thủy điện người ta xây dựng lên; Ban đầu người ta nói là sẽ phát điện và sau đó vào mùa lũ thì người ta sẽ điều tiết nước lũ.
Người ta giải thích là khi lũ về người ta sẽ chứa nước lại bớt, người ta sẽ giảm thiểu nước trong cơn lũ. Qua thực tế thì những năm vừa rồi thì những điều người ta nói là không đúng. Lượng nước trong hồ luôn rất nhiều rồi vì vậy khi lũ về người ta sợ vỡ đập nên lại càng xả nước nhiều ra thêm nữa làm cho lũ càng trầm trọng hơn nữa. Nguy hiểm nữa là khi xả nước, người ta làm cho mực nước dâng lên rất là nhanh. Nhiều người dân trở tay không kịp.”
Phản ứng trước tình trạng của những cái chết vì thủy điện, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói rằng tất cả các hồ thủy điện vừa qua xả lũ đúng qui trình. Một vị giáo sư tại TP HCM là ông Nguyễn Bách Phúc thì lên tiếng rằng: “Thủy điện không sinh ra nước nên lũ đấy là lũ trời.”
Trước những trả lời này, kỹ sư Phạm Phan Long, thành viên sáng lập của Viet Ecology Foundation, và là người theo dõi rất sát các biến động về môi trường tại Việt nam có liên quan đến những dòng sông, ông Long cũng là người gởi bức thư ngõ lên Thủ tướng Lào đề nghị dừng đập thủy điện Don Sahong vì nó gây nguy hại cho hàng chục triệu người Việt, Campuchia và Lào, ông nói rằng"
“Theo tôi nghĩ nếu mà mình xả lũ mà có một người chết thì mình đã sai rồi, mà nay có nhiều người chết, hàng năm có nhiều người chết như vậy mà vẫn cho là đúng thì thật là ngu xuẩn.”

Kiện các nhà máy thủy điện!

Những cái chết theo sau qui trình xả lũ của các nhà máy thủy điện miền Trung đã thực sự làm rung động phòng họp của quốc hội vừa qua. Chính phủ Việt Nam đã cho dừng lại 400 dự án nhà máy thủy điện.
Tin mới nhất liên quan đến vụ xả lũ vừa rồi là ông Nguyễn Bá Thanh đương kim trưởng ban nội chính trung ương phát biểu với cử tri Đà Nẵng, nơi ông đã một thời tạo nên thanh thế của mình, rằng: "Nguyên tắc thủy điện gây thiệt hại là phải đền, không có nói vòng vo tam quốc gì hết. Anh ấy tham lam tích cho đầy nước để phát điện nhiều. Khi mưa đầy đập thì xả ào ào vì sợ vỡ đập."
Trước khi ông trưởng ban nội chính phát biểu như thế thì kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người có quê ở Bình Định nơi cơn lũ thủy điện vừa qua làm 11 người chết và hàng ngàn hộ dân trắng tay, đã quyết định chuẩn bị hồ sơ kiện những nhà máy thủy điện đã gây nên tai hoạ vừa qua.
Người dân ở Tư Nghĩa mà chúng tôi tiếp xúc ủng hộ việc làm này của kỹ sư Thạnh.
“Tôi tâm đắc ý kiến của anh Thạnh, ít nhất cũng phải như vậy, chứ nếu không người ta coi thường người dân quá, nếu mà không kiện thì nó tiếp tục xả, hàng năm ngày càng lớn. Mưa vừa rồi không lớn mà lũ thì quá lớn, cho nên không có nguyên nhân nào khác ngoài chuyện thủy điện xả lũ cả.”
Chúng tôi cũng tiếp xúc với kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, và anh có dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi về vấn đề này. Kính mời quí vị đón nghe trong bài kế tiếp.

No comments:

Post a Comment