Hội Bảo tồn Lịch sử Văn hóa hiện đã cho khởi quay bộ phim có tựa đề là “Hành Trình Tìm Tự Do”, khởi quay từ tháng 5 năm 2012.
Hòa Ái phỏng vấn nhà báo Triều Giang-Hội trưởng cùng đồng thời là nhà sản xuất phim, và ông Nguyễn Minh Diễm , cựu Giám đốc ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do.
Hòa Ái: Xin chào bà Triều Giang và xin chào ông Nguyễn Minh Diễm. Xin phép được hỏi cô là lần trước cô đến đây để chia sẻ với quí khán thính giả là bộ phim đã khởi quay từ tháng 5 năm 2012. Đến bây giờ thì bộ phim đã quay được đến đâu và khi nào thì sẽ hoàn thành ạ?
Bà Triều Giang: Trước hết xin được cảm ơn Đài RFA đã cho tôi cơ hội để chia sẻ với quí vị khán thính ngoài kia để biết về thông tin của vấn đề này. Bộ phim đã quay từ tháng 5 năm ngoái và bây giờ thì coi như chúng tôi đã xong phần ngoại cảnh, cũng như phỏng vấn một số các nhân vật quan trọng sẽ có mặt trong phim. Phần edit phim cũng đã làm được một phần và hội cũng đã làm được một trailer, tức là một phim ngắn để giới thiệu về hội.
Hòa Ái: Như vậy thể loại phim là thể loại phim gì và nội dung thông điệp chuyển tải của bộ phim thì khán thính giả chờ đợi được xem là như thế nào ạ?
Bà Triều Giang: Nó được gọi là documentary film tức là phim tài liệu. Do đó công việc của hội ngoài vấn đề đi quay ngoại cảnh thì phải quay rất nhiều, ví dụ như tả về trại tị nạn chẳng hạn thì phải sang đến tận Á châu, sang Indonesia ở những trại tị nạn cũ để mà quay những ngoại cảnh đó. Cũng có những cái cảnh, phải nói là rất may mắn mình phải đi tìm những người trước đây đã quay mà lúc đó đã xảy ra rồi.
Hội có những may mắn có được một số người ủng hộ, trong đó có những người làm phim Mỹ trước đây họ có dự trù làm nhưng vì một lý do này hay lý do khác họ không thể thực hiện được. Nói chung về tiến trình nếu hỏi là bao giờ xong thì đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người đã đặt ra. Hội cũng cố gắng làm xong vào cuối năm nay. Còn nếu có những gì cần làm thêm thì vào khoảng, chậm lắm là 30 tháng 4 năm 2014 sẽ ra mắt nhân cái dịp 39 năm miền Nam thất thủ.
Hội cũng cố gắng làm xong vào cuối năm nay. Còn nếu có những gì cần làm thêm thì vào khoảng, chậm lắm là 30 tháng 4 năm 2014 sẽ ra mắt nhân cái dịp 39 năm miền Nam thất thủ.
- Bà Triều Giang
Hòa Ái : Bên cạnh kỹ thuật quay phim giống như bà vừa chia sẻ thì trong quá trình làm một bộ phim như vậy, hiện giờ đoàn làm phim có gặp cái trở ngại nào khác không ạ?
Bà Triều Giang: Cũng có rất nhiều trở ngại bởi vì phần mình tính trình bày trong phim tương đối có một thời gian rất là rộng. Ở đây mình nói là Hành Trình Tìm Tư Do thì đâu phải năm 1945 người Việt mình mới đi tìm tự do đâu. Chúng ta đã ra đi làm nhiều đợt, ví dụ từ năm 1954 có khoảng một triệu người miền Bắc đã đi vào miền Nam , bỏ quê hương của mình dù cái nơi mình đến cũng là con trong nước Việt Nam; Nhưng dẫu sao thì chúng ta cũng đã bỏ quê hương của mình để đi đến một cái vùng rất lạ. Do đó cái hành trình đó nó bắt đầu của cái phiên luân là năm 1954.
Nói lên tiếng nói của mình
Hòa Ái: Thưa ông Nguyễn Minh Diễm, được biết ông là một trong số những ủng hộ viện của bộ phim này và theo như cái kinh nghiệm làm truyền thông lâu năm của ông thì ông có thể chia sẻ một chút những cái khó khăn hiện giờ như bà Triều Giang vừa chia sẻ; Bên truyền thông hay những người quan tâm đến bộ phim có thể làm những gì để hỗ trợ thêm?
Ông Nguyễn Minh Diễm: Xin cảm ơn cô Hòa Ái. Thật ra những khó khăn thì bà Triều Giang tức là người trực tiếp phụ trách về bộ phim đã nêu lên khá đầy đủ. Còn tôi cũng như một số các người khác khi nhìn thấy cái công việc tốt, công việc hay, cái công việc đáng lẽ ai cũng phải làm để nói lên tiếng nói của mình. Ai chọn tự do ? Chính mình. Ai đau khổ ở trong đất nước cũ của mình? Chính mình. Ai muốn bỏ Quê hương mà đi? Cũng chính mình. Rồi biết bao nhiêu đồng bào bị chết trên con đường đi tìm tự do. Cho nên giờ mình thấy công việc làm bộ phim là “Hành Trình Đi Tìm Tự Do” để nói lên tiếng nói của mình cho người khác biết. Công việc đó hay, công việc đó tốt không phải ai cũng làm được.
Bây giờ Hội của bà Triều Giang và chính bản thân bà và những người khác làm được thì việc đầu tiên của tất cả mọi người đó là ủng hộ công việc này. Ủng hộ theo khả năng của mình, ủng hộ theo cái sức của mình và ủng hộ theo những gì mình có thể làm được. Đó là cái quan trọng nhất. Và tôi đã ủng hộ, bạn tôi đã ủng hộ và tôi cũng xin tất cả mọi người, những người Việt Nam, những người từ miền Nam ra đi, những người thấy rằng mình đến đây trong hành trình tìm tự do thì xin hãy ủng hộ phim “Hành Trình Tìm Tư Do”.
Tôi đã ủng hộ, bạn tôi đã ủng hộ và tôi cũng xin tất cả mọi người, những người Việt Nam, những người từ miền Nam ra đi, những người thấy rằng mình đến đây trong hành trình tìm tự do thì xin hãy ủng hộ phim “Hành Trình Tìm Tư Do”.
- Ông Nguyễn Minh Diễm
Hòa Ái: Trước đây cũng được biết theo như những chia sẻ của ông Nguyễn Minh Diễm thì bà có thể cho quí khán thính giả biết những người mà họ quan tâm và muốn đóng góp thì họ phải liên lạc như thế nào?
Bà Triều Giang: Dạ vâng, xin cảm ơn cô Hòa Ái. Bộ phim mà cô nói đó, thật sự nói đúng hơn nó là một cái Akai, một thư khối nhỏ, truyền khẩu tức là mình đi phỏng vấn bằng phim và người ngồi kể lại chừng 2 tiếng đồng hồ về những kinh nghiệm của họ ra sao. Chúng ta ở đây không có một Bộ Thông tin hay một Bộ Gíao dục gì cả, chúng ta chỉ là một nhóm người tị nạn.
Bây giờ chúng ta không budget, không có gì cả, chỉ có căn cứ vào một số người volunteer , những người đã cố gắng bỏ thì giờ cũng như là công sức vào. Do đó mà việc này cần được sự hỗ trợ của tất cả quí vị ngoài kia từ vấn đề tài chánh cho đến vấn đề tài liệu, vấn đề ý kiến, cần tất cả. Đây là một bộ phim, bộ thư khối mà chúng ta muốn hoàn thành là công sức của tất cả mọi người trong công đồng của chúng ta , của những người tự do của chúng ta . Do đó sự tiếp tay, sự tiếp tục giúp đỡ của quí vị là một điều rất là cần thiết. Nếu không có quí vị thì bộ sử này hay phim này không có hoàn thành, hoàn chỉnh và tốt đẹp được .
Theo như bà Triều Giang thì hy vọng rằng là bộ phim sẽ được hoàn thành trước cái thời điểm lịch sử 30 tháng 4 năm 2014. Để liên lạc thông tin với nhà làm phim , quí vị có thể lia6n lạc qua số điện thoại là 512-844-9417 hoặc là quí vị cũng có thể gởi email về nancy@vietnameseamerican.org.
No comments:
Post a Comment