Mục lục nỗi đau dan tôi

Friday, January 25, 2013

Bóng dáng Bảo Đại' ở Việt Nam



Cập nhật: 15:47 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013
Cựu hoàng Bảo Đại và Tổng thống Vincent Auriol ở Pháp năm 1953
Khi tôi ở Việt Nam tháng Sáu năm ngoái, tôi được đọc bài báo trên BBC hỏi vì sao di sản Hồ Chí Minh vẫn tồn tại ở Việt Nam.

Giống như nhiều nhà nghiên cứu, tôi ghi nhớ trong đầu để tìm cách trả lời kết luận của bài: “Với người Việt, dù họ nghĩ gì về cố lãnh tụ, thì cũng chẳng còn có ai khác có thể so sánh.” Lý do tôi ghi nhớ vì khi đó tôi đang đọc về một nhân vật lịch sử, Vua Bảo Đại.
Nhưng chỉ mãi gần đây tôi mới hiểu vì sao mình cứ nhìn lại di sản Bảo Đại, trong khi hình như chẳng có học giả Việt Nam nào định nghiên cứu về ông.
Có lẽ bạn không tin và có cả danh sách nguyên do vì sao Bảo Đại không còn quan trọng. Ví dụ, chẳng mấy ai còn tin Việt Nam hôm nay cần nền quân chủ lập hiến. Hay Bảo Đại không đủ dũng khí chống chế độ thực dân Pháp, không được dân chúng ủng hộ.
Mỗi khi được trao cơ hội lịch sử để định hình Việt Nam theo ý mình, ông đều thất bại.
Tôi đồng tình hết. Trớ trêu ở đây là “các thất bại” của Bảo Đại nói cho ta biết về tương lai Việt Nam không kém gì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh.

LÀM NGƯỜI VIỆT 'KIỂU TÂY'

Phỏng theo cách tiếp cận của cố sử gia Oliver Wolter, tôi nhìn lại quá khứ để “kể một câu chuyện” về Bảo Đại không đầy đủ qua thời gian và không gian, nhằm kích thích những lời thảo luận.
Luận đề của tôi là giống như cuộc Nam Tiến của Nguyễn Hoàng năm 1600, mở đầu cho Nhà Nguyễn cùng bản sắc Việt Nam “kiểu miền Nam”, một cách đọc di sản Bảo Đại cũng mang tính chất ẩn dụ.
Sự “Tây hóa” Việt Nam của Bảo Đại mở đường cho sự “khai sinh” của Việt Nam Cộng Hòa và kéo theo là cộng đồng hải ngoại phi cộng sản, cũng như lối sống “xa hoa” được xem là tốt đẹp.
Biểu ngữ ủng hộ Bảo Đại (ảnh chụp năm 1950)
Dưới đây là những quyết định mà theo tôi đại diện cho sự “Tây hóa” của Bảo Đại với Việt Nam:
  • Sau khi học ở Pháp, ông trở về và làm việc với chính phủ thực dân Pháp để hiện đại hóa chính quyền năm 1932, và gần dân hơn mọi hoàng đế trước đây, mặc dù ông nhanh chóng nhận ra người Pháp không hề muốn một chế độ quân chủ dân chủ ở Việt Nam.
  • Khi “hợp tác” với quân Nhật chiếm đóng, Bảo Đại hồi tháng Tư 1945 có cơ hội thành lập chính phủ quốc gia đầu tiên bằng việc đổi tên Liên bang Đông Dương thành Việt Nam; lấy chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính thức; và đổi tên ba khu vực thành Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Ông là "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng Tám 1945 để tránh nguy cơ xung đột trước sức mạnh gia tăng của Hồ Chí Minh, nhưng tách khỏi chính phủ của ông Hồ một năm sau đó khi họ bắt đầu thành lập nhà nước cộng sản.
  • Ông thương lượng với Pháp để có một “Nhà nước Việt Nam trong Liên hiệp Pháp” (1949-1954). Nhà nước này đủ mạnh để Hiệp định Geneva 1954 dẫn đến sự chia cắt cho phép thành lập một Nam Việt Nam phi cộng sản.
  • Ông tự bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng năm 1954 vì ông Diệm khi đó là nhà lãnh đạo có khả năng nhất để dẫn dắt Việt Nam Cộng Hòa, cho dù ông Diệm sau đó dùng trưng cầu dân ý để lật Bảo Đại. Ông Diệm muốn thực hiện phiên bản dân chủ của mình chỉ cho phép đối lập hạn chế, trong khi Bảo Đại nghĩ rằng “phương pháp cảnh sát” của ông Diệm có thể dẫn tới sụp đổ.
  • Mặc dù bị công kích vì “tuyên truyền” rằng ông là kẻ ham gái đẹp, lười biếng, phản bội, xa hoa, nhưng Bảo Đại không thấy có mâu thuẫn của việc sống xa hoa và là lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa.
Phải nói rằng tất cả những điều kể trên không thu hút quần chúng hay sánh kịp tính biểu tượng của chính phủ Hồ Chí Minh – niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn.
Nam Phương Hoàng hậu
Hoàng hậu Nam Phương trong hình chụp năm 1949
Nhưng chính phủ Bảo Đại năm 1952 đã cảnh báo trước rằng hy vọng cách mạng của Hồ Chí Minh sẽ chỉ dẫn đến thất vọng. Rằng người dân, thoát khỏi ách thực dân Pháp, sẽ rơi vào chế độ hà khắc của thể chế cộng sản, do một thiểu số cai trị.
Nhưng rốt cuộc sự “Tây hóa” của Bảo Đại ở Việt Nam không thể thắng lợi do quyết tâm cách mạng của Hồ Chí Minh muốn thống nhất đất nước bất chấp mọi giá.
Quan trọng không kém, sự can dự của Pháp và Mỹ đặt ra cho người Việt phi cộng sản mâu thuẫn không giải quyết được: họ không thể thắng trận mà không có phương Tây và cũng chẳng thắng trận nếu có phương Tây.

BẢO ĐẠI ‘TRỞ LẠI’

Cứ mỗi lần trở về, tôi lại cảm nhận sự trớ trêu đang xuất hiện ở Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đảng Cộng sản đối diện một mâu thuẫn không giải quyết nổi. Cho phép “Tây hóa” để cải tổ đất nước có thể dẫn đến “phi cộng sản” hệ thống kinh tế và chính trị.
Cuộc giao duyên 'cộng sản với tư bản' đem lại tham nhũng và bất ổn kinh tế có thể khiến Đảng mất tính chính danh.
"Tầng lớp trên thân Đảng không nên che giấu vị trí đặc quyền hay lối sống 'xa hoa' của họ. Nhưng họ nên biết rằng họ sẽ bị công chúng săm soi kỹ và cần chứng tỏ họ 'có ích' cho xã hội"
Theo một số nhà quan sát, Đảng Cộng sản đang cai trị theo kiểu “chủ nghĩa de Gaulle” ở Pháp. Tại đó, một tầng lớp tinh hoa được “tạo ra” để quản trị khu vực công và tư.
Nhưng như đã thấy trong vài năm qua, việc Đảng quản lý chính tầng lớp trên này cũng gặp thách thức.
Ví dụ như cảm giác rằng giới tinh hoa thân với Đảng đang trở nên rất giàu có, trong khi tham nhũng nảy nở và khoảng cách giàu nghèo giãn rộng. Liệu cách quản trị đất nước của Đảng có tuân theo lý tưởng Hồ Chí Minh không?
Khi đọc lại di sản Bảo Đại, tôi thấy có một sự thật hiển nhiên rằng Việt Nam chẳng thể phát triển nếu người dân không giàu có lên.
Đem cuộc đời Bảo Đại làm ví dụ cho hôm nay, tôi thấy tầng lớp trên thân Đảng không nên che giấu vị trí đặc quyền hay lối sống 'xa hoa' của họ.
Nhưng họ nên biết rằng họ sẽ bị công chúng săm soi kỹ và cần chứng tỏ họ 'có ích' cho xã hội
Sớm hay muộn, người dân sẽ trông đợi chính các thành viên của tầng lớp trên này cất tiếng chỉ trích “chủ nghĩa de Gaulle” của Đảng, tổ chức đang giám sát và vây bọc họ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

THÊM VỀ TIN NÀY

No comments:

Post a Comment