Mục lục nỗi đau dan tôi

Saturday, November 30, 2013

Thái Lan: Người biểu tình tuyên bố sẽ lật đổ chính phủ ngày 01/12


Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-30
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9237931-305.jpg
Những người biểu tình chống chính phủ rời Bộ Tư Lệnh Quân Đội Hoàng Gia tại Bangkok hôm 29/11/2013.
AFP

Khủng hoảng chính trị Thái Lan đang tiến tới cực điểm, khi phe biểu tình chống chính phủ tuyên bố sẽ lật đổ chính phủ của Thủ tường Yingluck Shinnawatra vào đầu giờ chiều ngày 01/12/2013.

Tình hình căng thẳng

Không khí căng thẳng đang bao trùm toàn bộ nền chính trị Thái lan sau khi lãnh tụ biểu tình ông Suthep Thugsuban, cựu phó Thủ tướng tuyên bố sẽ dùng khoảng 2 triệu người xuống đường để chiếm toàn bộ các trụ sở nhà nước quan trọng.
Tối ngày 29/12/2013, tại cuộc biểu tình ở trung tâm Hành chính Quốc gia Cheangwathna, với sự ra mắt của ban lãnh đạo lâm thời của tổ chức Mặt trận nhân dân vì sự thay đổi Dân chủ hoàn thiện (KPPS). Ông Suthep Thugsuban, lãnh tụ cuộc biểu tình dưới danh nghĩa Tổng Thư Ký của mặt trận đã công khai tuyên bố rằng KPPS sẽ hoàn tất việc lật đổ chính phủ hiện tại để mở đường cho một cuộc cải cách chính trị mạnh mẽ.

VN xây chùa Khmer ở HN vì tôn trọng tự do tín ngưỡng?


Quốc Việt, thông tín viên RFA
2013-11-30
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
img_8748-305.jpg
Ngôi chùa Khmer tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Courtesy cinet.gov.vn

Chính phủ Việt Nam vừa làm lễ khánh thành một ngôi chùa Khmer tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, nơi mà chẳng có đồng bào Khmer sinh sống. Người dân và sư sãi Khmer ở miền Nam cho rằng chính phủ Việt Nam đã và đang lợi dụng nền văn hóa thiêng liêng của họ để kiếm thêm thu nhập từ làng văn hóa này.

Che giấu sự thật

Sau gần 4 năm khởi công, Việt Nam có một ngôi chùa Khmer thứ 454 của cả nước, lần đầu tiên xây dựng tại Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng trong khuôn viên Làng văn hóa tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, với mô hình là bản sao của chùa Khleang, tỉnh Sóc Trăng, trong một khu đất rộng khoảng 0,8ha.

Quốc Tế Phản ứng Về Việc Việt Nam Vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ


 
November 16, 2013
One Bình Luận
Quốc Tế Phản ứng Về Việc Việt Nam Vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam ngày 12/11 thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những tai tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội không ngừng leo thang.

Văn Hoá Hà Nội 2013: Dấu Ấn Xã Hội Chủ Nghĩa



Một quán bên lề đường phố Hà Nội…
Hết lời — Ngả mũ chào thua 
[Khi dân quen ăn quịt...theo thói Đảng Ta]
Người Việt Buồn

Trạng Thái Hai Mang: Vu Khống Hay Đùa Cợt Vô Trách Nhiệm của Một Nhà Giáo Hà Nội



ông ”Toàn Phạm”

Chắc trong và ngoài nước, những ai còn để ý tới thời cuộc và lịch trình tiến hoá của dân tộc, nhất là qua sinh hoạt của giới trí thức và thế hệ trẻ đều biết tới hồ sơ tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ của nữ anh thư Huỳnh Thục Vy, đất Tam Kỳ.

Hiến Pháp 2013! - Nỗi nhục ngàn năm


Lịch sử sẽ ghi nỗi nhục này
Một bầy nghị gật thò cánh tay
Hùa theo hung bạo vì cơm áo!
Chồn cáo... thú hoang tụ một bầy!.

Phượng Yêu (Tập 26)


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hôm rồi thấy hình Thanh Phượng “đẹp quý phái với chiếc đầm trắng bướm đen của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường” trên bờ- lốc nguyentandung.org,

Ducme.TV - Blogger Hoàng Vi và Thục Vy: Phụ Nữ Nhân Quyền VN

Có phải là dân Việt?


Dân Việt tôi tệ hại đến thế sao?
Những con người tham vọng ngút trời cao
Nhưng lương tâm mịt mờ hơn đêm tối
Bả vinh hoa, lộc, quyền che khuất lối
Miếng đỉnh chung mờ lấp nẻo lương tri
Giết hại anh em đồng loại chỉ vì
Tranh vương bá, đoạt ngôi cao quyền chức
Phản bội tổ tiên, coi thường tổ quốc
Buôn dân đen, bán biển, đất, non sông
Vơ vét túi tham của cải chật phồng
Xây cơ nghiệp trên xương cùng máu

Bao giờ hoa Tự Do đơm nụ?


Tôi viết bài thơ về chuyện nước non
Qua bao đời Nguyễn, Trần, Đinh, Lê, Lý, đến gần đây, đất Việt vẫn còn
Vẫn bảo vệ được non sông với niềm tin son sắt
Một ngàn năm chống ngoại xâm phương Bắc
Một trăm năm chống giặc Tây
Ba mươi năm nội chiến từng ngày
Dân Việt vẫn thoát được vòng vây nô lệ.

Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 7) - Với cộng sản đừng nói xin cho


Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Bài viết này không có ý chỉ trích những người được coi là nhân sỹ trí thức. Nó chỉ là một lời đề nghị của một người mong muốn Việt Nam được độc lập và dân chủ thực sự. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến chụp hình để xác nhận cái tôi cá nhân, thành lập nhiều quá những hội đoàn mà trên thực tế đã quá nhiều nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu và cũng càng làm cho sự thống nhất phối hợp bị giảm đi. Chúng ta chưa độc lập vì còn cái đuôi Trung cộng đàng sau nên đừng hòng mơ về dân chủ với kiểu xin cho vẫn thấy đối với cộng sản hoặc đấu tranh thiên về hình thức. Nếu cộng sản có thể thay đổi và chấp nhận ý kiến của trí thức, của người dân thì đã không có thảm cảnh mấy chục năm qua. Chính vì vậy những việc chúng ta cần phải làm ngay đó chính là phải dứt khoát vứt bỏ cộng sản và tố cáo cộng sản ra dư luận quốc tế, tìm cách tạo ra sự đối đầu trực diện với đảng cộng sản. Chọn cho mình con đường đối đầu chứ không van xin cộng sản thay đổi chính là con đường hợp lý nhất mà chúng ta phải đi. Đừng nên mong chờ cộng sản thay đổi vì chưa có nhà nước cộng sản nào thay đổi nếu không có người dân đứng lên giật sập nó cả.”...

Jonathan London: Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!


Jonathan London - Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.

Gửi giáo sư Jonathan London: Xin lỗi ông, chúng tôi không tuyệt vọng!


Trần An Lộc (Danlambao) - Kính thưa ông Jonathan

Bài viết này thoạt đầu chỉ là một góp ý nhỏ sau khi tôi đọc bài “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!”của ông, đăng ngày 29/11 trên trang Blog “Xin lỗi ông”. Nhưng vì cái góp ý hơi dài, lại thêm vấn đề không còn gói gọn giữa cá nhân ông và tôi, nên tôi chuyển thành bài viết này, nhờ “Dân Làm Báo” gửi đến ông và quí bạn đọc xa gần, để chúng ta cùng bàn luận, chia sẻ về vấn đề ông đã đề cập trong bài viết nêu trên, đặc biệt về tấm lòng của ông với đất nước và dân tộc chúng tôi.

Ali Ahmed - Hiến pháp đại diện cho chúng ta ở đâu?



Trần Quốc Việt (Danlambao) - Ali Ahmed mười hai tuổi là học sinh lớp bảy ở Ai Cập. Những lời phát biểu của em khi trả lời phỏng vấn trên đường phố Cairo đã lan truyền khắp thế giới. Em nói tự tin, đĩnh đạc và thể hiện sự chín chắn đáng kinh ngạc và khâm phục ở vào độ tuổi như thế. Video về em đã lan truyền rất nhanh trên khắp các trang mạng xã hội ở Trung Quốc khiến nhà cầm quyền quyết kiểm duyệt vì sợ ảnh hưởng từ những lời nói của em. Khi được hỏi nhờ đâu em có một kiến thức và sự chín chắn chính trị sâu sắc đến như thế, em cho biết em đã lắng nghe rất nhiều người quanh em, em "dùng đầu" của em, và em đọc báo, xem truyền hình, và tìm kiếm thông tin trên mạng.

Tuyên Quang: CA tiếp tục bắt giam người H'Mông theo đạo Dương Văn Mình


Ảnh tư liệu Danlambao: Người H'Mông treo biểu ngữ trước một nhà tang lễ (nhà đòn) nhằm phản đối nhà cầm quyền vu khống đạo Dương Văn Mình
Danlambao - Hôm 19/11/2013, một người H'Mông tên Lý Văn Dinh đã bị cơ quan CA Tuyên Quang khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" theo điều 258 bộ luật hình sự.

Thursday, November 28, 2013

Quốc hội VN thông qua hiến pháp sửa đổi với tỷ lệ 'tán thành' cao kỷ lục


CTV Danlambao - Với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối, sáng nay, 28/11/2013, quốc hội VN với toàn đảng viên CS đã bỏ phiếu 'tán thành' việc thông qua bản hiến pháp sửa đổi.  Kết quả này cũng đã chính thức hạ màn vở kịch sửa đổi hiến pháp thông qua các vai diễn tại quốc hội. Con số cao ngất ngưởng lên đến 99,6% đại biểu bỏ phiếu tán thành là một kỷ lục chỉ có ở những chế độ độc tài. 

Hiến pháp 2013: Ai vui, ai buồn?


Trần An Lộc (Danlambao) - Theo tin mới nhất ngày 28/11/2013, báo điện tử VNEpress cho biết: “10h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến Pháp sửa đổi đã được quốc hội thông qua”. Bản tin viết tiếp: “Sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày toàn văn Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo này, với 486 đại biểu tán thành trong tổng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết.”.

Wednesday, November 27, 2013

Những sự thật cần phải biết - (Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam


Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cộng sản Việt Nam đã bán nước cho Tàu? Câu hỏi đó là sự thật rất nhiều người biết. Nhưng thực chất cộng sản bán nước từ bao giờ? Nhằm hệ thống lại một lần nữa cả một quá trình bán nước của cộng sản Việt Nam mà đứng đầu bắt nguồn từ Hồ Chí Minh. Để từ đó, mỗi chúng ta cần phải thấy rằng: Không còn cơ hội cho chúng ta vô cảm với dân tộc nữa. Phải đứng lên lật đổ bọn bán nước cộng sản để cứu dân tộc càng nhanh càng tốt!

I. Những bằng chứng thực tế:

Nhân quyền "kiểu Việt Nam" qua hành vi tự tiện chặn điện thoại

Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải

Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải

Danlambao - Ngày 26/11/2013, theo giờ New York, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã tổ chức buổi lễ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Sunday, November 24, 2013

Cực điểm của bất công


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-20
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
hai-yen-hai-phong-2-305.jpg
Công trình xây dựng khách sạn Hải Yến ở Hải Phòng, ảnh chụp năm 2009.
File photo

Bà Bùi Thị Đóa, 76 tuổi có căn nhà tại số 550 đường Tôn Đức Thắng, Hải Phòng bị khách sạn Hải Yến xây lên trái phép và chèn lấn căn nhà của bà đến nỗi bị sụp đổ hoàn toàn. Thế nhưng sau tám năm lặn lội thưa kiện khắp nơi với 1606 đơn thư gia đình bà vẫn không được chính quyền địa phương giải quyết.

Chèn ép dân

Chồng bà Bùi Thị Đóa, là ông Phạm Văn Trung cho Mặc Lâm biết thêm chi tiết về câu chuyện hy hữu này, trước tiên ông Trung nói:
Phạm Văn Trung: Tôi là Phạm Văn Trung, chồng của bà Bùi Thị Đóa. Hiện nay nhà chúng tôi đổ nên phải đi ở nhờ nhà cháu ở trong Sài Gòn. Cả cuộc đời vợ chồng chúng tôi xây được cái nhà. Từ năm 2006 ông Giám đốc sở Xây dựng thành phố Hải Phòng ký phép khi khách sạn Hải Yến đã xây đến tầng thứ 8. Theo pháp luật thì phải ký phép từ lúc chưa khởi công. Tôi lên gặp trực tiếp giám đốc sở kêu khóc xin giám đốc đừng ký nữa nhưng khi nhà đã xây 8 tầng rồi giám đốc vẫn ký.

Công an lại dùng roi điện cưỡng chế đất ở Bắc Giang


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-11-23
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
DSC06973-305.jpg
Một vụ cưỡng chế đất ở Bắc Giang trước đây, ảnh minh họa.
Courtesy bacgiang.gov.vn

Sáng thứ Sáu ngày 22/11, hàng chục công an đã dùng roi điện và máy ủi đến trấn áp sáu hộ dân sống lâu đời trên một khu đất ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, mà chính quyền địa phương muốn giải tỏa nhưng không đền bù thỏa đáng. Tranh cãi thưa kiện hơn hai năm từ địa phương lên tỉnh rồi từ tỉnh xuống thị trấn mà không nơi nào chịu giải quyết cho dân.

Đàn áp dân

Đó là khu đất Ba Cống ở huyện Việt Yên, giáp ranh thị trấn Lếnh, nơi có 6 hộ gia đình sinh sống đời này qua đời khác, điển hình như cụ ông Đỗ Văn Tuyển và ông Bùi Huy Đại, 56 tuổi:
“Tôi là Đỗ Văn Tuyển, ở Việt Yên, Bắc Giang, gia đình tôi nói riêng có một miếng đất 1 sào 12 thước ở khu Ba Cống giáp ranh thị trấn Lếnh. Trong lịch sử gia đình tôi để lại là 4 đời, được đảng, chính quyền, dân làng, các đoàn thể chứng nhận là nguồn gốc của gia tộc tôi.

Friday, November 22, 2013

Số phận của các thuyền nhân khi về Việt Nam


Tường An, thông tín viên RFA
2013-11-20
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg7903450-305.jpg
Cảnh sát Indonesia canh gác những thuyền nhân người Pakistan và Afghanistan đang trên đường đến đảo Christmas hôm 09/10/2012, ảnh minh họa.
AFP photo

Thông tin từ Viet Boat People (VietBP) cho biết đã có hơn 80 thuyền nhân Việt Nam tại Úc  bị cưỡng ép và trục xuất về Việt Nam trong thời gian qua. Tình trạng của những thuyền nhân này ra sao khi họ về đến Việt Nam?
Để ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền nhân  bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10. Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10.  Số phận của những người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết: