Mục lục nỗi đau dan tôi

Friday, March 29, 2013

Liên minh chống Mỹ, hay liên lập với Hoa Kỳ?


Chuyến đi lịch sử

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow hôm thứ sáu, mở đầu chuyến công du để cúng cố mối quan hệ ngoại giao mà Tổng thống Putin gọi là đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử mấy chục thế kỷ của cả hai nước.
Chủ tịch họ Tập tuyên bố tại Moscow rằng sự kiện ông chính thức công du Liên Bang Nga ngay sau ngày nhậm chức lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chứng tỏ tầm quan trọng của mối bang giao này.
Tầm quan trọng đó được chứng tỏ không phải vì đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập với cương vị chủ tịch Trung Quốc, mà qua sự ký kết trên 30 hiệp ước và sự đáp ứng nồng nhiệt của nhà lãnh đạo nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin.
Không phải chỉ có chủ tịch Tập Cận Bình mới đi Moscow trước tiên sau khi nhậm chức.  Người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào cũng đã hành động y hệt sau khi vừa trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

THỦ ĐOẠN HIỂM ĐỘC CỦA BỌN VIỆT CỘNG BIẾN CÔNG AN THÀNH TỘI PHẠM GIẾT DÂN



Từ mấy năm trở lại đây, những người dân vô tội, hoặc chỉ phạm luật vi cảnh như lái xe không đội mũ bảo hiểm…ở Việt Nam, không ít trường hợp, chẳng may bị mời về đồn Công An Cộng Sản Việt Nam,“khi vào thì khỏe mạnh, khi ra chỉ là xác chết đầy thương tích”, nhưng cơ quan hữu trách lại cứ xác nhận là “đương sự tự tử”.
Chỉ từ đầu năm tới nay đã có 2 trường hợp nạn nhân chết tại đồn công an là ông Trần Văn Tân 53 tuổi ở Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương vào ngày 02/01/13, và anh Hoàng Văn Ngài 29 tuổi ở Quảng Thành, Gia Nghĩa, Dak Nông vào ngày 16/03/13. Cả công an và giới chức thẩm quyền đều cho là nạn nhân tự tử. Nhưng nếu cái chết diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều nhân chứng, như trường hợp của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, cha của cháu Trịnh Kim Tiến thì Tòa Án Việt Cộng cũng chỉ tuyên cho can phạm một bản án tượng trưng, chứ không phải là tội giết người. Khiến cho dư luận  trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, đồng loạt lên án là Việt Cộng đã dung dưỡng cho công an của họ giết hại chính dân chúng của mình, để hù dọa toàn dân, trong khi tại Việt Nam đang có khuynh hướng trở mình, không còn sợ Việt Cộng nữa. Như trường hợp cái chết bất minh của thanh niên Nguyễn Tuấn Anh ở Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, có tới hàng ngàn người, vượt hàng rào dầy đặc của công an, đưa quan tài tới trụ sở tỉnh để đòi làm sáng tỏ cái chết.

Phạm Thị Hoài – Bao nhiêu ý dân thì đủ?



Từ khi tôi trở thành công dân Đức, Hiến pháp Đức đã có 10 bổ sung, sửa đổi mà tôi không hề được hỏi ý kiến. Nhưng không chỉ riêng tôi. Hàng xóm, bạn bè, người quen, đồng nghiệp, tất cả đều như vậy. Nhân dân CHLB Đức chưa bao giờ được trưng cầu ý kiến về văn bản tối thượng mang tênGrundgesetz (Luật Cơ bản) của mình.
Nó được soạn thảo bởi 65 vị trong Parlamentarischer Rat (Hội đồng Nghị viện), dưới sự ủy nhiệm và kèm cặp của chính quyền quân quản Anh, Pháp và Mỹ sau Thế chiến II. Sau khi được thông qua với 53 phiếu thuận và 12 phiếu chống trong Hội đồng Nghị viện, nó được trình cho ba chính quyền Đồng minh nêu trên xét duyệt. Sau khi được các Thống đốc Quân sự Anh, Pháp, Mỹ chấp nhận, nó được gửi đến các nghị viện tiểu bang để phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, ngày 23-5-1949 nó được Hội đồng Nghị viện chính thức tuyên bố là văn bản lập quốc. Nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức cũ) ra đời với bản Hiến pháp ấy. Người dân – bốn năm trước còn sống trong Đế chế Quốc xã với Quốc trưởng Hitler – không trực tiếp, nếu không muốn nói là không tham dự vào quy trình lập hiến đó. Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.

Vĩnh Yên: Phản ứng xã hội đã chạm vào “giới hạn sợ hãi”


Phản ứng xã hội sẽ không quá khó để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được nó. Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”, liệu tình hình và thế cuộc sẽ ra sao?

Sự khởi đầu

vy3-305.jpg
Người đem quan tài anh Nguyễn Tuấn Anh biểu tình vào ngày hôm 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Vụ việc “gây rối trật tự công cộng” ở Vĩnh Yên – một khu vực chỉ cách trung tâm của đảng cầm quyền sáu chục cây số – vẫn chưa có gì được coi là kết thúc.
Cho dù tới nay cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xem tin tức về một trong những thủ phạm giết người là con rể của vị chủ tịch tỉnh này có thể chỉ là loại “thông tin đồn thổi”, nhưng quá trình điều tra hình sự về nhân vật “người nhà” kia lại đang bắt đầu, thậm chí được khởi động một cách nhanh chóng đáng ngạc nhiên, song trùng và có vẻ logic với việc một cơ quan pháp y của Bộ Công an đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm tử thi chỉ một ngày sau khi xảy ra cơn chấn động “biểu tình quan tài” với ít nhất hàng ngàn người dân tham gia.
Tất cả chỉ mới là sự khởi đầu của một chủ đề xã hội

Thursday, March 28, 2013


Tại sao đảng lại bày trò "sửa hiến pháp"

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng: một lũ bầy đàn


Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng: một lũ bầy đàn


Vũ Đông Hà (danlambao) - Vào ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra vụ việc Tiên Lãng để báo cáo Thủ tướng. Mãi đến ngày 7/2/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng mới họp báo để công bố toàn văn kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Nhân dân "gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều vào thủ tướng" như ông "nguyên" Vũ Mão tha thiết, "uy tín của thủ tướng TIẾP TỤC được NÂNG cao"như "nguyên" Lê Đức Anh bơm.(1) Còn Thủ tướng thì sẽ dựa vào báo cáo, kết luận của Ban Thường Vụ Hải Phòng để hôm nay chỉ đạo giải quyết.

Vậy thì uy tín và mức độ tin tưởng vào cái tập thể Ban Thường Vụ Hải Phòng này ra sao?

Quả bom Đoàn Văn Vươn


Huy Đức - Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện

Chấp nhận mất để xã hội được!



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Nếu công luận không khó tính lắm thì chúng ta nên nghĩ: Đây có lẽ là lời nói “đẹp nhất”của một phụ nữ trong nước ở thời điểm đầu xuân Canh Thìn 2012 tại Việt Nam.

Sỡ dĩ nói là “đẹp”vì đây là lời của một “phụ nữ” mà gia đình lao động thuộc thành phần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Khi mà gần như mọi gia đình trong cả nước đang hân hoan đón xuân thì người phụ nữ ấy: Chồng đang bị công an giam giữ, nhà cửa bị đập phá tang hoang, đất đai, ao vườn công lao từ mồ hôi nước mắt bị phong tỏa, mấy mẹ con không còn phương tiện mưu sinh, đang tá túc nhà bà con láng giềng và hoàn toàn không có “Tết”. Là một trong hai gia đình nạn nhân bị cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng TP. Hải Phòng, đang là tâm điểm thời sự trong nước. Chúng ta thử đọc toàn văn lời nói này của người phụ nữ ấy: 

Truy tố ông Đoàn Văn Vươn: Bất ổn trong căn cứ pháp lý



Nguyễn Trang Nhung (Dân Luận) - Tháng Tư tới đây, ông Đoàn Văn Vươn, nhân vật trung tâm trong vụ án cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng sẽ bị đưa ra xét xử về tội giết người, cụ thể là giết người thi hành công vụ, theo điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự [1].

Đã có nhiều tranh cãi về căn cứ pháp lý này. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu có thỏa đáng hay không khi căn cứ này bất ổn ngay từ tiền đề 'người thi hành công vụ'?

Bất ổn thứ nhất: Không đúng 'người'

Trái tim Tự Do và Người làm thơ giận dữ



Square1 (Danlambao) - Xin gởi đến những Công Dân Tự Do bài hát nhỏ. Xin ca sĩ Nguyệt Ánh hát lên, xin các Công Dân Tự Do hát lớn lên, cho square1 nghe với, vì square1 không biết hát.



square1 xin gởi đến Ca sỹ Nguyệt Ánh, 
gởi đến những người làm thơ giận dữ, 
gởi đến những người chưa làm thơ giận dữ, 
và những người chưa giận dữ bao giờ. 

Người làm thơ giận dữ 

Cần phản ứng gì trước hành động ngang ngược của TQ?



Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-27
 
bd1-305.jpg
Hội thảo về biển Đông tại New York hôm 14-03-2013.
Courtesy Asia Society

Tình hình tại khu vực Biển Đông tiếp tục bị khuấy động bởi phía Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam đang là đối tượng bị phía Trung Quốc săn đuổi. Phía chính quyền Hà Nội có những phản ứng ra sao? Cần có những biện pháp gì để tránh tình trạng đó?

Thách thức dư luận

Gia Minh hỏi chuyện ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính Phủ. Trước hết ông nhắc lại một số diễn biến gần nhất tại khu vực Biển Đông:
Trần Công Trục: Những hoạt động của Trung Quốc gần đây chắc chắn là nhiều phương tiện thông tin đã cho dư luận biết rồi. Trung Quốc tăng cường hoạt động rất mạnh, rất là dồn dập. Đặc biệt họ sử dụng các lực lượng núp dưới danh nghĩa là các tàu chấp phát như hải giám, tuần ngư. Các tàu mang tính chất dân sự, hành chính và dưới hình thức đó họ tiến hành.
Chúng ta biết rằng các hoạt động đó ngày càng mạnh hơn lên. Hành động đó mang tính cách thách thức dư luận, bất chấp các luật pháp và công ước của quốc tế và đặc biệt gần đây thì tiếp theo những việc bắt bớ và đánh đuổi rồi ngăn cản.... và bây giờ họ sử dụng đến các vũ khí để mà đánh thẳng vào tàu đánh cá của Việt Nam mà như các bạn đã biết là một con tàu của Việt nam bị bắn cháy ở ca-bin mà suýt nữa là làm nổ tung con tàu. Điều đó rõ ràng là bước leo thang rất là mới, Trung Quốc đã sử dụng đến sức mạnh của mình, đến vũ khí để mà gây ra cái sự kiện đó. Tôi nghĩ đây là hành động rất là trắng trợn vi phạm đến luật pháp, công ước của quốc tế.
Điều thứ nhất là họ đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngư dân Việt Nam vẫn đến đây  đánh bắt và khai thác hải sản từ lâu đời rồi; từ đời cha,đời ông cho đến bây giờ họ vẫn làm trên vùng biển ,trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đấy là một sự vi phạm mà phía Việt Nam đã từng nói rất nhiều lần để phản đối những hành vi đó.

Vĩnh Yên: Phản ứng xã hội đã chạm vào “giới hạn sợ hãi”


Phản ứng xã hội sẽ không quá khó để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được nó. Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”, liệu tình hình và thế cuộc sẽ ra sao?

Sự khởi đầu

vy3-305.jpg
Người đem quan tài anh Nguyễn Tuấn Anh biểu tình vào ngày hôm 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Vụ việc “gây rối trật tự công cộng” ở Vĩnh Yên – một khu vực chỉ cách trung tâm của đảng cầm quyền sáu chục cây số – vẫn chưa có gì được coi là kết thúc.
Cho dù tới nay cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xem tin tức về một trong những thủ phạm giết người là con rể của vị chủ tịch tỉnh này có thể chỉ là loại “thông tin đồn thổi”, nhưng quá trình điều tra hình sự về nhân vật “người nhà” kia lại đang bắt đầu, thậm chí được khởi động một cách nhanh chóng đáng ngạc nhiên, song trùng và có vẻ logic với việc một cơ quan pháp y của Bộ Công an đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm tử thi chỉ một ngày sau khi xảy ra cơn chấn động “biểu tình quan tài” với ít nhất hàng ngàn người dân tham gia.
Tất cả chỉ mới là sự khởi đầu của một chủ đề xã hội học mà đã từng xảy ra nhiều tiền lệ cũng như biến diễn thật khó lường đối với chính quyền trong những năm gần đây – như một hiện tượng không thuần túy là cái thể hiện ra bên ngoài, mà sâu xa hơn nhiều là những nguồn cơn vừa ẩn giấu vừa lộ liễu.

Đầu tư trên xác chết…



TS Nguyễn Hưng Quốc
May quá, chính phủ Venezuela vừa quyết định bỏ ý đồ ướp và phơi bày vĩnh viễn xác của cố Tổng thống Hugo Chavez sau khi đoàn chuyên gia được mời từ Nga sang cho là công việc ướp xác, nếu có thể thực hiện được, cũng sẽ rất khó khăn, mất thời gian và tốn kém: Xác của ông phải để lại ở Nga ít nhất bảy tháng. Chính phủ Venezuela tuyên bố bỏ cuộc. Như vậy, trên bàn tiệc chính trị thế giới, sẽ đỡ được một món ăn trên tấm thực đơn độc tài: xác lãnh tụ.
Trong thế kỷ 20 và hơn mười năm đầu của thế kỷ 21, trên thế giới có chín lãnh tụ được ướp xác dài hạn (hoặc với ý định dài hạn), bao gồm, theo thứ tự thời gian:

Wednesday, March 27, 2013

Có phải công an chỉ đạo côn đồ đánh dân?



Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-03-26
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
congan-duongnoi1-305.jpg
Một số hung khí được để lại hiện trường sau khi công an phường Dương Nội bắt Anh Nguyễn Đình Hà hôm 22-03-2013.
Photo courtesy of ttxva

Vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, nông dân ở Dương Nội bị đánh hội đồng làm dấy lên thắc mắc trong dư luận có phải công an phối hợp với côn đồ sách nhiễu người dân bằng vũ lực?

Đánh người rồi ghép tội

Như đài chúng tôi đưa tin vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, 47 tuổi, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông bị đánh hội đồng vào chiều hôm 22/3 gây bức xúc cho người dân. Dư luận không biết nguyên nhân nào mà cả lực lượng công an, dân phòng cùng với côn đồ lại dùng vũ lực với ông Hà khi người nông dân này bị tấn công và bị ghép vào tội “chống người thi hành công vụ”?
Bà Vân, một nông dân có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc cho đài ACTD biết trong khi những nông dân tranh luận rằng dự án đang thi công là của nhà nước hay của nhà đầu tư thì họ bị xô ra để công việc thi công được tiếp tục trên mảnh đất của họ mà họ không được bồi thường thỏa đáng. Bà Vân cho biết trong lúc ông Hà đang còn đứng khi bị người ta đuổi ra thì bất thình lình ông Hà bị công an, dân phòng cùng côn đồ xúm vào đánh. Khi bị đánh, ông Hà vung tay lên và bị cho là “chống người thi hành công vụ”. Bà Vân kể lại:

Việt Nam làm gì để bảo vệ ngư dân?



Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-26
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
0-d70a6-305.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3.
Courtesy vneconomy

Dư luận trong nước tiếp tục phẫn uất trước việc tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực vùng biển Hoàng Sa, bị tàu Trung Quốc xua đuổi, cướp bóc và bắn cháy. Cơ quan chức năng đang làm gì để bảo vệ ngư dân Việt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam?

Cơ quan chức năng lên tiếng

Lên tiếng mới nhất của chính quyền Việt Nam đối với việc Trung Quốc sử dụng các tàu bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam được đưa ra vào ngày 25 tháng 3.
Cũng tương tự như những lần lên tiếng trước đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nói tại Hà Nội rằng hành động truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca bin tàu chiếc tàu QNg 96382TS của ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông, DOC.
Vào ngày 26 tháng 3, văn phòng Trung ương Hội Nghề Cá Việt Nam chính thức gửi công văn đến cho Văn phòng chính phủ, Bộ Nông nghiệp - PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương kiến nghị bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất của ngư dân.
Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký của Hội này xác nhận về việc làm đó như sau:

Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 26 & 27

Lịch sử cận đại vì lý do chính trị nên sự kiện ghi lại cũng không trung thực và theo cách nhìn của người Viết . Trang nhà http://ww.vietquoc.org nhận thấy cuốn Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965 của Linh Mục Cao Văn Luận , Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang được tính khách quan và trung thực, vậy xin đưa lên để độc giả thưởng thức. Sau đây là Chương 26 & 27…
Chương 26
Gặp lại cụ Diệm ở Ba-Lê
Tháng sáu năm 1953, nhờ sự can thiệp của văn phòng Nguyễn Đệ, tôi thu xếp xong giấy tờ xuất ngoại và sửa soạn sang Pháp.
Vào thời gian này, tình thế đã gần như suy sụp hoàn toàn. Trong nước, Việt Minh được sự giúp đỡ ồ ạt của Trung Cộng đã bước sang giai đoạn tổng phản công. Trong khi ấy, chính phủ Nguyễn Văn Tâm càng lúc càng lộ rõ bộ mặt bè phái, vơ vét, bất lực.
Trạng huống này làm những người quốc gia bất hợp tác với cả Cộng sản lẫn Bảo Đại càng thêm nóng lòng, và ông Ngô Đình Diệm, sau khi được chính giới Mỹ hỗ trợ, trở thành giải pháp được trông đợi.
Một số trí thức Việt Nam ở Pháp, hồi ấy, như Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương, Vũ Văn Thái, Nguyễn Văn Thoại, Ngô Đình Luyện v.v… quá nóng lòng với tình thế, đã tìm mọi cách đón được cụ Diệm từ Mỹ sang Ba-Lê để xúc tiến kế hoạch đưa cụ về nước nhưng hình như cụ Diệm vẫn còn ngần ngại.
Có lẽ thấu rõ thâm ý ông anh, trước ngày tôi rời Huế để sang Pháp, ông Ngô Đình Cẩn ngoài việc giao cho tôi một phong thư niêm kín, còn ân cần dặn dò:
- “Ông cụ” tính tình cẩn thận quá đáng lắm, dù bọn con có bảo đảm là mọi cơ sở trong nước đã chuẩn bị xong cũng chưa chắc ông cụ yên tâm. Vậy phải nhờ cha nói thêm vô. Có cha nói ông cụ mới tin. Cha cũng nên phân tích rõ cho ông cụ thấy là nước đã tới chân rồi, không thể chần chừ thêm nữa.

Trung Quốc và Châu Phi-Ân tình và oán hận…



Vừ mới lên ngôi “đại hoàng đế” Tập Cận Bình cùng vợ là Bành Lệ Viện đến Nga họp với Puttin để lập đồng minh chống Mỹ, sau đó bay qua Châu Phi để trấn an dư luận đang nỗi lên với dư luận: Thực Dân mới Trung Quốc và quyền lực mềm đối với các nước châu Phi… Báo chí Pháp bình luận như thế nào về sự việc trên…
Trung Quốc và Châu Phi : tuần trăng mật đã chấm dứt.
Liên quan đến chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Mục Địa-Chính trị của báo Le Monde có bài viết mang tựa đề khá sâu sắc :“Trung Quốc và Châu Phi: tuần trăng mật đã chấm dứt”.
Tập Cận Bình cùng vợ Lệ Viện thăm các nước Châu Phi 25/03/2013
Mới vừa nhận chức, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được chờ đợi tại châu Phi. Sau chuyến công du tại Nga, các quốc gia châu Phi là điểm đến của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tiến trình ngoại giao bởi vì từ lâu, châu Phi được Trung Quốc xem như một ưu tiên.
Đâu là nguồn gốc của sự lựa chọn ?
Từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc cũng như Đài Loan tranh nhau trên mặt trận ngoại giao nhằm nhận được sự công nhận từ thế giới. Từ năm 1970, sau các cuộc cải cách, Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa tư bản, kinh tế, thương mại và nhu cầu về tài nguyên là trên hết. Năm 2006, Trung Quốc gây bất ngờ bằng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên với châu Phi.